K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2017

Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.”

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh như thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.”

Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.”

26 tháng 3 2017
Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.”

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh như thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.”

Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.”
20 tháng 1 2021

Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.

Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:

"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹGánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹMây trời lồng lộng không phủ kín công chaTần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớnMang cả tấm thân gầy cha che chở đời conAi còn mẹ xin đừng làm mẹ khócĐừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không."

Hoặc:

"Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh mất thức đủ năm canh.""Công cha như núi Thái sơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình. Tình cha, nghĩa mẹ chẳng bao giờ đong đếm được, dẫu có so sánh với núi với sông, hay bất kỳ một sự thể nào khác thì cũng chẳng thể diễn đạt hết tấm lòng và sự hy sinh mà cha mẹ đã dành cho những đứa con mãi mãi bé bỏng trong tầm mắt cha mẹ. Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. Tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận, người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ thế mới phải đạo làm con.

Còn về tình cảm anh em cũng được biểu hiện qua những câu ca dao hết sức giản dị mà sâu sắc như:

"Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Đó là nói về tình cảm giữa anh em ruột thịt trong một gia đình, có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, tựa như tay như chân, thiếu cái nào cũng dẫn tới việc đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Chính vì thế, giữa anh em trong gia đình với nhau cần phải có sự bao dung, đỡ đần chăm sóc, bảo bọc lẫn nhau, giữa anh em không chỉ là tình thân mà đó còn là tình đoàn kết, thương yêu. Người này đói rách, bần hàn thì người kia cũng thấy đau xót, không nỡ, phải tìm mọi cách mà giúp đỡ, em sai thì anh phải có trách nhiệm uốn nắn chỉ bảo tận tình, chứ không được bỏ mặc làm ngơ, đó mới là tình cảm anh em ruột thịt chân chính.

Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:

"Râu tôm nấu với ruột bầuChồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền""Thương chồng phải lụy cùng chồngĐắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."

"Tay bưng chén muối chén gừngGừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"

Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.

Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao khác đề cập đến tình cảm gia đình như tình cảm ông bà với con cháu, tình cảm giữa họ hàng với nhau,... Tất cả đều có những giá trị riêng biệt, toát lên từ cái chất mộc mạc, giản đơn của con người Việt Nam.

Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.

"Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ."

"Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"

Hay:

"Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Hoặc là:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng"

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, Tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này?"

Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình. Một số câu ca dao còn khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương suốt mấy ngàn năm văn hiến trải dài trong bề dày lịch sử. Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.

Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. Đặc biệt, ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

8 tháng 4 2022

Ko có phần trích dẫn nhận định ak 

Cho mình hỏi đó là bài nào vậy ạ

14 tháng 1 2022

tình thần yêu nước của nhân dân ta nha bn

 

14 tháng 9 2018

2.nhan đề là do tác giả đặt nhưng tuy người mẹ ko xuất hiện trong văn bản người mẹ là tiêu điểm là trung tâm để các nhân vật hương tới và làm sáng tỏ.

3.hôm nay là ngày buồn nhất trong cuộc đời của tôi. ngỳ mà tôi rời xa mãi mãi người mẹ kính yêu. hai bờ mi tôi đã sưng híp vì khóc nhiều. cứ nhớ lại là tôi cứ thấy ăn năn và thấy mk thật là tội lỗi.tôi nhớ ngày tôi còn mẹ, sao mà tôi khờ dại đến thế, khi còn mệ tôi đã vô lễ với mẹ bố đã cảnh cáo tôi, dù đã được mẹ tha thữ nhưng nó vẫn trắc ẩn trong lòng tôi.nhớ ngày mà mẹ dắt tay tôi tới trường, ngày mà tôi được mẹ vỗ về trong vòng tay ấm áp.tôi rất đau lòng khi nhớ lại những điều đó.tôi thấy tim mk sao mà trống trải quá, mẹ mất rồi, tôi cứ thấy xung quanh mk thật là trống trải. đôi lúc nhìn những đúa trẻ có mè âu yếm, tôi lại thấy buồn. chao ôi giá mà ngày hôm đó, tôi ko vô lễ với mẹ thì bây giờ tôi dã ko như thế này!

14 tháng 9 2018

đợi mk tí

15 tháng 4 2019

Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......

- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

- Bàn luận vấn đề:

* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)

* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ..

14 tháng 4 2019

++ Giải thích:

+++ Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương đất nước và tinh thần đem hết tài năng, trí tuệ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

+++ Truyền thống yêu nước: những phẩm chất, giá trị…được hình thành, phát triển, duy trì trong một thời gian dài thể hiện mối quan hệ tình cảm, nghĩa vụ tích cực của mỗi công dân đối với đất nước…

-> Yêu nước là truyền thống quý báu, thiêng liêng của dân tộc ta.

++ Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam qua những trang sử dựng nước và giữ nước oanh liệt hào hùng: Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là căm thù giặc sâu sắc, đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù; Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc yêu thiên nhiên, tự hào về đất nước, chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

++ Bình luận: Lí giải sức mạnh của truyền thống yêu nước (vấn đề trọng tâm)

+++ Truyền thống yêu nước luôn là yếu tố tinh thần của quá khứ có khả năng làm hiện hữu và tạo ra sức mạnh tinh thần hoặc vật chất, có khả năng nêu gương, động viên, khơi gợi…những phẩm chất, giá trị tốt đẹp trong mỗi con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

+++ Truyền thống yêu nước là sự nhắc nhở thiêng liêng và nghiêm khắc đối với trách nhiệm của hậu thế trong việc nối tiếp, duy trì, phát huy những phẩm chất, giá trị tốt đẹp đã được hình thành từ những thế hệ trước để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

+++ Truyền thống yêu nước giúp con người có niềm tự hào, niềm tin về những phẩm chất, giá trị đang nối tiếp từ quá khứ; cung cấp những bài học kinh nghiệm cho hiện tại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bổ sung:

Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

12 tháng 8 2016

                              Xi-xin-li-a

Ngày 12 tháng 8 năm 2016 (ngày mình viết bài)

Bố kính mến! 

Con là En-ri-cô, con trai của bố đây, bố ạ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

 Thưa bố! Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ, và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật quá nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thứ vị làm sao! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm… Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán. Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày… và cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con! Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ ra vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ. Bố ơi! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ. Vậy mà con đã…! Vâng! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy. Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích! Bố kính yêu!