K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2019

cac em thi thi dang ki xuong duoi.

Bạn nên trực tiếp hỏi qua tin nhắn với thầy @phynit nhé, không nên đăng bài như này đâu, vì phải đc sự cho phéo của thầy mới đc tổ chức.

24 tháng 8 2019

ko đăng linh tinh lên diễn đạt

24 tháng 8 2019

CUOC THI NAY KHO LAM DO

19 tháng 12 2016

a) Thể tích của hòn đá là :

100-55=45(cm^3)

b) 120g=0,12kg

45cm^3=0,000045m^3

Khối lượng riêng của đá là :

\(D=\frac{m}{V}=\frac{0,12}{0,000045}=2666.6\)(kg/m^3)

c) Khối lượng của hòn đá thứ hai là :

0,12x2=0.24 ( kg)

Thể tích của hòn đá thứ 2 là :

\(V=\frac{m}{D}=\frac{0,24}{2666.6}=\frac{6}{66665}\left(m^3\right)\)

Vậy khi thả hòn đá thứ 2 vào bình thì nước trong bình sũ dâng lên đến vạch :

\(55+\frac{6}{66665}=\)

 

 

 

20 tháng 12 2016

ban lam gan dung roi

 

 

Tham khảo :

Cứ mỗi dịp xuân về, họ nhà hoa chúng tôi lại đua nhau khoe sắc rực rỡ nhất, chẳng những thế mà con người thường hay nói, mùa xuân là mùa của hoa cỏ sinh sôi, phát triển. Mùa xuân năm nay với tôi đặc biệt hơn những năm khác, họ nhà hoa tổ chức cuộc thi "sắc hoa"- một cuộc thi vô cùng lớn của họ nhà hoa chúng tôi. Tôi rất vui mừng và tự hào khi tôi là một trong những đại diện cho họ nhà hoa ly tham gia vào cuộc thi ấy.

Họ nhà ly chúng tôi cũng rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, có ly trắng, ly hồng phấn, ly xanh….Mỗi loại hoa lại mang những vẻ đẹp rất riêng, mang đến những cảm xúc, cảm nhận khác nhau cho con người: ly trắng thuần khiết, tinh khôi; ly hồng dịu dàng, nữ tính; ly xanh cá tính, mới lạ. Điều đó làm nên sự phong phú, tạo ra những giá trị riêng biệt cho họ nhà hoa chúng tôi.Tuy có sự khác nhau về màu sắc, ý nghĩa, biểu tượng nhưng chúng tôi lại giống nhau về hình dạng, cách sinh trưởng, nuôi dưỡng, mùi hương, kích thước bông hoa cũng tương đương nhau.

Tôi là một cây ly trắng, vì tuổi đang thời nở rộ, lại lúc nào cũng năng động, vui tươi nên tôi được mọi người tin tưởng và cử tôi đại diện cho họ nhà ly đi thi cuộc thi " sắc hoa" . Tôi rất vui và tự hào, tôi sẽ cố gắng hết sức để thể hiện được hết tài năng, và vẻ đẹp của mình, tôi cũng mong muốn đạt được thành tích tốt nhất trong cuộc thi này.

Cuộc thi " sắc hoa" được tổ chức thường niên năm năm một lần, vì vậy, cuộc thi năm nay đã rất được mong chờ. Họ nhà hoa, ai cũng háo hức, mong chờ và chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho nó.Tham gia cuộc thi năm nay có rất nhiều loài hoa, họ là đại diện tiêu biểu nhất của mỗi họ, mỗi tộc hoa như : hồng nhung, cúc vàng, hoa violet, hoa lay ơn, hoa thược dược hay hoa cẩm chướng, huệ trắng…. Họ đều là những ứng cử viên sáng giá, tiềm năng nhất của cuộc thi ngày hôm nay, không chỉ ở sự rực rỡ, đằm thắm của sắc hoa mà còn ở sức sống căng tràn, dạt dào mà họ mang lại cho cuộc thi nữa.Những ứng cử viên của cuộc thi cùng nhau trình diễn, khoe sắc làm cho hội thi thực sự bùng nổ, mọi người ai cũng vui vẻ, mong chờ.Bên ngoài là rất nhiều cổ động viên hò reo hưởng ứng.

Những người thân của chúng tôi luôn theo dõi mọi hoạt động, cổ vũ nhiệt tình không chỉ cho thí sinh của họ mình mà còn ủng hộ cho tất cả các thí sinh khác nữa. Họ chính là động lực để tôi cũng như tất cả các thí sinh khác thể hiện hết mình trong cuộc thi.Chúng tôi đã lần lượt lên sân khấu biểu diễn, phô diễn vẻ đẹp của mình trước hàng nghìn khán giả bên dưới. Trình diễn xong chúng tôi sẽ ở lại sân khấu để giới thiệu về bản thân, lí do tham gia và tự nhận xét về những ưu điểm của bản thân cũng như họ hoa của mình.Sau khi có những màn trình diễn ấn tượng, ban giám khảo và tất cả những hoa có mặt ở cuộc thi đã thống nhất chọn ra top năm loài hoa rực rỡ nhất, có những màn biểu diễn, ứng xử xuất sắc nhất trong hội thi hôm nay, đó là: hồng nhung, hoa đào, mai vàng, violet và tôi đã vỡ òa trong hạnh phúc khi tên mình được xướng lên trong top năm này. Bên dưới, khán giả hò reo vang trời.Ai cũng tán thưởng, nhất trí với kết quả này.
Mỗi loài hoa chúng tôi lại mang một nét đẹp, ý nghĩa và những biểu tượng riêng. Và để tìm ra người chiến thắng cuối cùng quả thực rất khó khăn cho ban giám khảo.

​Nếu hồng nhung mang vẻ đằm thắm, sắc sảo tượng trưng cho tình yêu nóng bỏng và da diết; hoa đào nhẹ nhàng, rực rỡ mang ý nghĩa đoàn viên; mai vàng tinh khôi tượng trưng cho nguồn sống dạt dào, bất tận; violet mong manh, tươi tắn đại diện cho sự thủy chung, son sắc thì ly trắng chúng tôi lại mang vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi tượng trưng cho sắc đẹp, sự thanh cao, quý phái…

Mỗi đại diện trong top năm đều rất xứng đáng với danh hiệu hoa hậu hoa, khi ban giám khảo chuẩn bị công bố kết quả chung cuộc tôi và các thí sinh đã rất hồi hộp và mong chờ giây phút mình được xướng tên. Chúng tôi đã đứng sát bên nhau, nắm chặt tay nhau để chia sẻ giờ phút thiêng liêng, và vô cùng quan trọng này. Khán giả bên dưới dường như cũng nín thở trong giây phút công bố.

Kết quả cuối cùng, danh hiệu hoa hậu hoa thuộc về mai vàng vì nguồn sống dạt dào mà mai vàng mang đến cuộc thi làm cho mọi người cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, thêm tin vào những điều tốt đẹp trong năm tới.

Cả khán đài và những người bên dưới sân khấu đều lên tiếng chúc mừng hoa mai đã đăng quang cuộc thi năm nay.Tôi thấy danh hiệu này là hoàn toàn xứng đáng với tài năng và sắc đẹp của mai vàng.

Tuy không giành được danh hiệu cao quý nhất của cuộc thi "sắc hoa" nhưng tôi cũng rất vui và hạnh phúc, một chút tự hào vì tôi đã hết mình khoe sắc, mang được vẻ đẹp của họ nhà ly đến với cuộc thi.

3 tháng 8 2019

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.

Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.

Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.

Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.

Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.

Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...

Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...

Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

18 tháng 3 2019

Hỏi đáp Lịch sử

18 tháng 3 2019

Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Trong những năm 1883-885, tại đây có phong trào kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.

Dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Từ đây, nghĩa quân tỏa ra hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến đường giao thông đường bộ Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Nam Định, Hà Nội-Bắc Ninh và đường thủy trên sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống…

Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) phụ trách.

Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những đội quân nhỏ khoảng từ 20 đến 25 người, trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.

Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đấy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả ba vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Có trận, quân ta tiêu diệt tới 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.

Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách “ dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy. Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bao vây, cô lập. Cuối cùng, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) và mất tại đó vào năm 1926.

Cuối tháng 7-1889, căn cứ Hai Sông cũng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn. Trong thế cùng, ông phải ra hàng giặc (12-8-1889), sau bị chúng đày sang An-giê-ri.

Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.

2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.

Tịa đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.

Được sự ủng hộ của nhân dân địa phương, cứ điểm Ba Đình được xây dựng và hoàn thành chỉ trong 1 tháng.

Ngoài Ba Đình là căn cứ chính, còn có một số căn cứ hỗ trợ ngoại vi như Phi Lại, Quảng Hóa, Mã Cao…do Cao Điển, Trấn Xuân Soạn, Hà Văn Mao đứng đầu; trong đó căn cứ Mã Cao có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nghĩa quân rút về đóng giữ khi căn cứ Ba Đình bị phá vỡ.

Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người, bao gồm cả người Kinh, người Thái, người Mường. Họ tự trang bị các loại vũ khí thông thường như: súng hỏa mai, gươm, giáo, cung, nỏ. Đông đảo nhân dân địa phương tham gia vào các đội vận chuyển lương thực, nuôi quân, tải thương…Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

Để đối phó lại, tháng 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại ta Brít-xô, có pháo binh yểm trợ, bao vây căn cứ, rồi lấn dần từng bước.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Cả hai đều bị thương vong rất nhiều. Quân Pháp dùng vòi rồng phun dầu đốt cháy các lũy tre, cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Trước sức mạnh áp đảo của giặc, lực lượng nghĩa quân bị tiêu hao rất nhiều.Đêm 20-1-1887, họ phải mở đường rút lên Mã Cao. Sáng 21-1, chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ , Mậu Thịnh, Mĩ Khê trên bản đồ hành chính.

Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gain, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh như Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt; người phải chạy sang Trung Quốc như Trần Xuân Soạn; người phải tự sát như Phạm Bành, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại. Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896.

Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng

Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đồng Thái (nay thuộc xã Tùng Anh), Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1877, ông thi đỗ Đinh nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa làm vua, vì vậy đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, ông vẫn đến yết kiến và được giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ngay tại quê nhà.

Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Ông đã cùng các thợ rèn làng Trung Lương và Vân Chàng (Đức Thọ) nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.

Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

Sau một thời gian ra Bắc, tìm cách liên lạc với các sĩ phu, văn thân, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Nghĩa quân Hương Khê được chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba. Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang.

Từ đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lui cuộc hành quân càn quét của địch.

Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5-1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8-1892) giải phóng 700 tù chính trị,…Nhưng trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi. Đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân.

Trước sức mạnh áp đảo của giặc, nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu. Ngày 17-10-1894, họ giành được thắng lợi lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc đã bị tiêu diệt.

Sau trận đánh này, đội quân tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường kế tiếp, quân số giảm sút nhiều. Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ngày 28-12-1895. Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt rơi vào tay Pháp.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê sau hơn 10 năm tồn tại đến đây kết thúc. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.

4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Ngoài các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, vào những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Yên Thế là vùng bán sơ địa ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. Vào giữa thế kỉ XIX, do tình trạng suy sụp của nền nông nghiệp nước ta, tại đây đã hình thành những xóm làng của nông dân nghèo từ các nơi tụ họp về. Họ nương tựa vào nhau để sinh sống và chống lại các thế lực từ bên ngoài đe dọa.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

8 tháng 2 2017

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

268 lượt thích66 bình luận57 lượt chia sẻ
20 tháng 4 2018

- Ứng dụng nở vì nhiệt của chất rắn nhé !

23 tháng 10 2016

2 số đó là 36 và 47