K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các tư liệu laà

+ tư liệu chữ viết

+ tư liệu truyền miệng

19 tháng 1 2023

(*) Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 để thờ các bậc tiên tổ của Nho học. Đến năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh Văn miếu và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta.

- Ban đầu, Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con cái của vua quan trong Triều đình. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và dành cho cả con các nhà thường dân có khả năng học tập tốt. Từ đây, Quốc Tử Giám mới thực sự trở thành trường học cho nhân dân

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích rộng đến 54331m^2 được chia làm 5 khu chính. Được xây dựng ở phía Nam của kinh thành Thăng Long. Nhìn về tổng thể, kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào bao gồm cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học

- Hiện nay, nơi đây là nơi dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ tiến sĩ từ năm 1442 trở đi. Có thể thấy Quốc Tử Giám chính là minh chứng sống cho chặng đường phát triển giáo dục của nước ta.

- Vào năm 2012, nơi đây đã chính thức trở thành Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

- Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất khi nhắc về Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn, một di tích lịch sử hàng đầu, mà còn là đại diện cho nền giáo dục nước ta từ bao đời nay 

Câu 6. Vì sao nói, nhận thức lịch sử có tính chủ quan? A. Do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận. B. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo thời gian. C. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo sự thay đổi của thời đại. D. Do sự kiện lịch sử không chịu tác động của yếu tố khách quan. Câu 7. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan,...
Đọc tiếp

Câu 6. Vì sao nói, nhận thức lịch sử có tính chủ quan? A. Do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận. B. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo thời gian. C. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo sự thay đổi của thời đại. D. Do sự kiện lịch sử không chịu tác động của yếu tố khách quan. Câu 7. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là A. quy luật của lịch sử. B. hiện thực lịch sử. C. nhận thức lịch sử. D. bản chất của lịch sử. Câu 8. Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. Đó là chức năng gì của Sử học? A. Chức năng khách quan của sử học. B. Chức năng thực tiễn của sử học. C. Chức năng khoa học của sử học. D. Chức năng sáng tạo của Sử học. Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện khi A. con người biết ghi chép lịch sử. B. con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất. C. con người biết ghi chép những hoạt động của vua chúa. D. con người biết ghi chép những hoạt động về kinh tế. Câu 10. Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. Đó là chức năng A. nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử. B. sáng tạo của Sử học. C. xã hội của Sử học. D. khoa học của sử học. Câu 11. Một trong các nhiệm vụ của Sử học là gì? A. Giúp học sinh say mê học tập môn lịch sử. B. Trang bị tri thức khoa học đã được khoa học lịch sử thừa nhận. C. Trang bị đầy đủ các nguồn sử liệu đã diễn ra trong quá khứ. D. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tốt môn lịch sử dân tộc. Câu 12. Hiện thực lịch sử là tất cả những A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người. B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập. C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người. D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại. Câu 13. Hiện thực lịch sử được hiểu là A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ. B. những hiểu biết của con người về quá khứ. C. những nghiên cứu về quá khứ loài người. D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử? A. Là nhận thức của con người về quá khứ. B. Tồn tại hoàn toàn khách quan. C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người. D. Có thể thay đổi theo thời gian. Câu 15. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử. B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử. D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử. Câu 16. Nhận thức lịch sử được hiểu là A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử. B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ. C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người. D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử. Câu 17. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử. B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử. D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử. Câu 18. Sử học là A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người. B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại. D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật. Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học? A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người. D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người. Câu 20. Các chức năng của Sử học bao gồm A. khoa học, xã hội và giáo dục. B. khách quan, trung thực và khoa học. C. xã hội, văn hóa và giáo dục. D. trung thực, khoa học và giáo dục.

1
10 tháng 10 2023

Câu 6. Vì sao nói, nhận thức lịch sử có tính chủ quan?

A. Do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận.

B. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo thời gian.

C. Do sự kiện lịch sử luôn thay đổi theo sự thay đổi của thời đại.

D. Do sự kiện lịch sử không chịu tác động của yếu tố khách quan.

Câu 7. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là

A. quy luật của lịch sử.

B. hiện thực lịch sử.

C. nhận thức lịch sử.

D. bản chất của lịch sử.

Câu 8. Khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. Đó là chức năng gì của Sử học?

A. Chức năng khách quan của sử học.

B. Chức năng thực tiễn của sử học.

C. Chức năng khoa học của sử học.

D. Chức năng sáng tạo của Sử học.

Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện khi

A. con người biết ghi chép lịch sử.

B. con người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.

C. con người biết ghi chép những hoạt động của vua chúa.

D. con người biết ghi chép những hoạt động về kinh tế.

Câu 10. Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. Đó là chức năng

A. nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

B. sáng tạo của Sử học.

C. xã hội của Sử học.

D. khoa học của sử học.

Câu 11. Một trong các nhiệm vụ của Sử học là gì?

A. Giúp học sinh say mê học tập môn lịch sử.

B. Trang bị tri thức khoa học đã được khoa học lịch sử thừa nhận.

C. Trang bị đầy đủ các nguồn sử liệu đã diễn ra trong quá khứ.

D. Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tốt môn lịch sử dân tộc.

Câu 12. Hiện thực lịch sử là tất cả những

A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.

B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.

D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.

Câu 13. Hiện thực lịch sử được hiểu là

A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.

B. những hiểu biết của con người về quá khứ.

C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.

D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

A. Là nhận thức của con người về quá khứ.

B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.

C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.

D. Có thể thay đổi theo thời gian.

Câu 15. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Câu 16. Nhận thức lịch sử được hiểu là

A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.

C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.

D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Câu 17. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Câu 18. Sử học là

A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.

D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.

D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.

Câu 20. Các chức năng của Sử học bao gồm

A. khoa học, xã hội và giáo dục.

B. khách quan, trung thực và khoa học.

C. xã hội, văn hóa và giáo dục.

D. trung thực, khoa học và giáo dục.

8 tháng 3 2022

Tham khảo nhé

-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

- Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.


 

1 tháng 11 2023

D

1 tháng 11 2023

d

Bài 2Câu 1. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?A.Khoa học.                                                            B. Tư liệu lịch sử.C. Tư liệu truyền miệng.                                          D. Tư liệu hiện vật.Câu 2: Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" thuộc loại tư liệu gì?A. Tư liệu hiện vật.                                                  B. Tư liệu chữ viết.C. Tư liệu truyền...
Đọc tiếp

Bài 2

Câu 1. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

A.Khoa học.                                                            B. Tư liệu lịch sử.

C. Tư liệu truyền miệng.                                          D. Tư liệu hiện vật.

Câu 2: Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật.                                                  B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu truyền miệng.                                          D. Tư liệu gốc.

Câu 3: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

A. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác.

B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.

C. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.

Câu 4: Cung đình Huế được xếp vào loại tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng.                                         B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu gốc.                                                         D. Tư liệu chữ viết.

Câu 5: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật.                                                  B. Tư liệu truyền miệng.

C Tư liệu chữ viết.                                                   D. Tư liệu gốc.

Câu 6: Tư liệu chữ viết gồm

A. những bản ghi chép của người xưa để lại.

B. những tác phẩm sử học của người xưa để lại.

C. những bút tích được lưu lại trên giấy.

D. những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

Câu 7: Để dựng lại lịch sử đúng như nó đã diễn ra, người ta

A. phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo trình tự thời gian.

B. phải tìm kiếm các tài liệu lịch sử.

C. phải đối chứng các tài liệu lịch sử.

D. phải có nhân chứng lịch sử.

Câu 8: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

A. Truyện dã sử.                                            B. Truyền thuyết.

C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử.       D. Ca dao, dân ca.

Câu 9: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc loại

A. tư liệu chữ viết.                               B. tư liệu hiện vật.

C. tư liệu truyền miệng.                       D. tư liệu gốc.

 

4
26 tháng 10 2021

rep đi tao làm cho đang rảnh

 

26 tháng 10 2021

:V

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tham khảo: Tư liệu về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

♦ Hoàn cảnh:

- Cuối tháng 7/1784, dưới danh nghĩa “cứu giúp Nguyễn Ánh, đánh Tây Sơn khôi phục cơ đồ của dòng họ”, vua Xiêm điều động 2 vạn thủy quân với hơn 300 chiến thuyền; cùng 3 vạn bộ binh tiến sang xâm lược Đại Việt theo 2 đường thủy bộ:

+ Thủy quân Xiêm do Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy phối hợp với quân của Nguyễn Ánh và Chu Văn Tiếp đổ bộ lên đất Gia Định.

+ Bộ binh của Xiêm do Chiêu Thùy Biện chỉ huy tiến sang đóng quân ở Chân Lạp, với âm mưu: từ Chân Lạp tiến về Gia Định, kết hợp với thủy quân để tấn công Tây Sơn.

- Cuối năm 1784, quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang); sau đó gấp rút chuẩn bị lực lượng để tiến đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. 

♦ Diễn biến chính

- Được tin quân Xiêm đang hoành hành tại Gia Định, các thủ lĩnh Tây Sơn quyết định tổ chức phản công. Nguyễn Huệ được cử làm tổng chi huy cuộc phản công này.

- Tháng 1/1785, thủy quân Tây Sơn tiến vào đóng quân tại Mĩ Tho. Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ  quân Xiêm - Nguyễn.

- Sau khi nắm vững tình hình bố phòng của địch, Nguyến Huệ chọn khúc sông Mĩ Tho đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. 

- Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, dụ chiến thuyền của quân Xiêm vào trận địa mai phục. Khi thấy đoàn thuyền của quân Xiêm đã vào hết trong khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ ra lệnh tổng công kích. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực của quân Tây Sơn áp đảo, quân Xiêm hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn, vô số quân địch bị giết chết tại trận.

♦ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

♦ Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.