K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

ai kb trước thì k trước

31 tháng 7 2018

Bạn gì thân mến ! Có lẽ bạn ngạc nhiên khi nhận được bức thư này của mình phải không ? Mình đọc thấy trên mục " Kết bạn bốn phương". Mình thấy lời giới thiệu của bạn gì rất giống với mình ,nên mình viết thư làm quen bạn đây.

Mình là Đức Anh ,học sinh lớp 6 học trường THCS Nam Trung . Trường của mình rất rộng và thoáng mát .Cô giáo của mình hiền và nhiệt tình dạy dỗ ,nên cả lớp mình ai cũng học tập tốt .Quê hương mình đẹp lắm ! Những con đường rộng thênh thang ,người và xe cộ qua lại tấp nập .Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát nhau .Đà Lạt quê hương của bạn chắc cũng rất đẹp phải không ?Bạn vẫn khỏe và học tốt đó chứ ?

Mình rất mong thư hồi âm của bạn . Hãy gửi thư cho tớ theo địa chỉ trên bạn nhé ! Chúc bạn sức khỏe và thành công

27 tháng 10 2021

?

Tại sao vậy ác ???

4 tháng 4 2020

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

4 tháng 4 2020

mình ví dụ cho hơi dài đấy

bài văn là

Sơn Tây ngày 20 tháng 06 năm 2014

Ngọc Dung thân mến!

Thế là bạn xa cái thị xã nhỏ bé cùng ngôi trường Tiểu học Hồng Hà đã được gần một năm rồi đấy nhỉ! Ở phương Nam chan hòa ánh nắng, bạn có còn nhớ đến mùa đông giá lạnh của phương Bắc xa xôi? Mấy hôm nay, ngoài này rét lắm! Gió mùa đông bắc tràn về, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên các trường phổ thông cho học sinh nghỉ học. Ở nhà buồn, mình nhớ bạn quá nên viết thư cho bạn.

Đầu tiên, mình gửi đến Dung cùng toàn thể gia đình lời thăm hỏi chân tình nhất. Sau đây, mình sẽ kể cho Dung nghe về khung cảnh quê hương trong những ngày đông giá lạnh để giúp bạn phần nào vơi đi nỗi nhớ.

Gần một tuần nay, mặt trời hầu như không xuất hiện. Vắng ánh nắng nên vắng cả tiếng chim. Bầu trời bao phủ một màu mây xám xịt. Mưa phùn giăng giăng. Không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Những cây bàng rụng hết lá chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, run rẩy trong mưa.

Trời rét đậm. Người nào cũng mặc tới vài ba lớp áo. Áo bông, áo len, áo khoác... Rồi mũ che tai, khăn quấn cổ, bít tất, găng tay... Toàn thân được che kín để chống chọi với cái lạnh như cắt da, cắt thịt.

Nhà hai bên phố đóng cửa kín mít. Trên đường vắng hẳn người qua lại. Ai có việc phải ra ngoài cũng cố đi cho thật nhanh để mau chóng trở về ngôi nhà ấm áp.

Dung có nhớ bé Trung - em trai mình không? Hiếu động là thế mà giờ đây cu cậu cũng đành loanh quanh trong nhà, chẳng dám ra đường đùa nghịch với lũ bạn của nó. Bà nội mình nhóm bếp lửa ở gian giữa, đặt vào đấy mấy gốc củi lớn cho cháy âm ỉ. Hơi nóng lan tỏa khắp nhà, dễ chịu vô cùng! Buổi tối, hai chị em mình ngồi hai bên, nghe bà kể những câu chuyện cổ tích thật hay, quên cả tiếng gió bấc đang réo ù ù bên ngoài cửa sổ.

Tuy được nghỉ học nhưng mình vẫn lấy sách vở ra ôn lại bài và làm hết những bài tập cô giáo cho về nhà. Mình rất thích chui vào chăn bông, chỉ thò đầu ra ngoài thôi, để đọc sách, đọc truyện. Ước gì Dung có mặt ở đấy để chúng mình chơi oẳn tù tì hay đánh tam cúc. Ai thua bị búng tai hoặc bôi râu như ngày nào thì vui biết mấy!

Chiều nay, Hạnh sang nhà mình chơi. Hai đứa nhắc nhiều đến Dung và ao ước có một dịp nào đó được vào thăm Dung, thăm Sài Gòn - xứ sở không có mùa đông để xem, để biết những điều khác lạ. Điều mong ước trước mắt của chúng mình là tiết trời ấm lên để đi học, gặp lại thầy cô và các bạn.

Thôi, thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn cùng gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc! Mong thư bạn!

Thân ái!

Thu Nga

4 tháng 1 2020

k tôi => k lại 

nhứ là tôi có nik khác

4 tháng 1 2020

ko đăng linh tinh

đây là trang để học

10 tháng 5 2018

Sai . Vì Trang chưa cho phép mà Hằng đã lấy lên mà đọc cho các bạn khác cùng nghe

Tuy không còn là bí mật nhưng cần phải được chủ của lá thư cho phép mới đọc được

10 tháng 5 2018

sai vì đó là thư của trang

4 tháng 2 2017

Gửi Khôi

Khôi ơi, không biết cậu còn nhớ tớ không, nhưng tớ nghĩ là có chứ. Tớ là Phúc, bạn thân của cậu hồi lớp 5 này. 40 năm là một chặng đường dài đúng không, không biết cậu đã có nghề nghiệp gì chưa, nhưng mà mình mong bạn đang có một công việc tốt và một gia đình sung túc, hạnh phúc. Còn mình, mình đã là một lập trình viên của Samsung rồi và có một người vợ tuyệt vời và hai đứa con. Cậu còn nhớ lúc chúng ta ném đá lên tôn nhà hàng xóm và bị chửi te tua không nhỉ ? Chúng ta còn có nhiều kỉ niệm đẹp nhưng mà mình nhớ nhất là kỉ niệm đó thôi. Chúng ta đã sắp đến tuổi già rồi, sắp gây gánh nặng cho gia đình nữa rồi. Nên cậu phải sống tốt, trẻ trung và sống tốt hơn. Mà nếu nhận được bức thư này, cậu sẽ không khỏi ngỡ ngàng đâu. Bởi vì đang là thời kì hiện đại, một bức thư tay mà bây giờ người ta rất ít sử dụng. Sức khỏe tốt, công việc thuận lợi nhé Chiến hữu.

Người bạn thân nhất

Phúc

Mai Dũng Phúc

nhớ ticknha

“Thiên đàng, ngày 1/1/2016.

Xin gửi lời chào tới anh bạn tương lai của tôi!

Vậy là đã gần bốn tháng kể từ ngày tôi rời xa dương thế. Có lẽ sự từ giã trần thế quá sớm khiến tôi trưởng thành hơn để hôm nay tôi viết bức thư này cho anh. Tôi – bé Aylan Kurdi 3 tuổi người Syria – được cả thế giới biết đến với giấc ngủ vĩnh hằng trên bờ biển Bodrum Thổ Nhĩ Kỳ, viết cho anh – là tôi của tuổi 45 còn sống nơi trần thế.

Nghe có vẻ vô lý anh nhỉ? Tôi đã chết thì làm gì có anh! Nhưng tại sao lại không thể khi mọi thứ đều trong một giấc mơ – cả tôi và anh. Những thiên thần sẽ giúp tôi gửi bức thư này đến anh.

Anh bạn thân yêu! Giờ đây tôi đang ở trên thiên đàng – một thế giới kì diệu lung linh biết mấy. Nơi này chẳng có ngày hay đêm. Mặt trời, vầng trăng và cả những vì sao lấp lánh cùng nhau tỏa sáng, không gian lúc nào cũng trong veo như pha lê. Mẹ và anh trai tôi đang mỉm cười cùng những linh hồn khác. Chúng tôi không có quốc gia, không phải di cư, không phân biệt tôn giáo, không có khủng bố hay bạo lực… Tất cả đều như nhau – những linh hồn bay nhẹ nhõm, thanh thản và bình yên.

Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bung nở trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu… Chao ôi, cuộc sống nơi trần thế! Giờ thì tất cả đã quá xa vời.

Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về “miền đất hứa” ở trời Âu. Vậy mà, giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã hét lên: “Bố ơi, xin đừng chết!”. Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé ba tuổi thì có thể làm gì được giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi... biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên nền cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm yên trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.

Hình ảnh tôi được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Họ đã nói những gì? “Thảm họa nhân đạo mang tính toàn cầu”, “Biểu tượng của nỗi đau mà người dân Syria phải hứng chịu cũng như nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau ấy” rồi “khiến thế giới câm lặng” hay “thức tỉnh lương tri”.

Và người ta còn vẽ lên bức hình tôi đôi cánh của thiên thần. Đây, dĩ nhiên không phải là cách người ta “cường điệu hóa” hay “thi vị hóa” một cái chết. Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Đứa trẻ mãi mãi tuổi lên ba. Tôi và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Cái chết quá sức đau đớn và quá sức vô lý.

Chao ôi, 3 năm – một cuộc đời! Giá không có chiến tranh và bạo lực; giá tôi được đi trên chiếc thuyền chắc chắn hơn; giá bố mua được cho tôi chiếc áo phao; giá các nước châu Âu mở rộng đường biên giới; giá như... thì có lẽ tôi đã không phải chết!

Giờ thì thân xác tôi đã được trở về nơi quê nhà. Một hành trình trở về đất mẹ gian truân, nhọc nhằn. Nhưng là trở về sau khi đã chết. Trở về cái nơi tôi đã tháo chạy. Trở về chỉ đề nằm dưới lòng đất. Đúng là một kiếp người dạt trôi, một phận người bèo bọt!

Nhưng anh ạ, dù sao thì tôi cũng được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác thì sao? Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chết vì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được. Một người đồng hương Syria của tôi đã viết thế này trước khi chết chìm anh ạ “Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa... mà không hỏi tôn giáo của tôi là gì...”. Thế đấy, có những cái chết được người ta xoa dịu. Có những cái chết được người ta tưởng nhớ. Nhưng cũng có cái chết bị bỏ rơi, quên lãng. Chao ôi, chỉ có chết mới hết bất công sao? Hay đến chết cũng chưa hết bất công?

Và từ nơi đây, từ trong đau đớn, tột cùng của một đứa trẻ đã chết, từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh – là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh – tuổi 45 – là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống – là anh – ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới?

Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là con một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời Âu? Thế giới khi ấy sẽ ra sao? Có như thiên đàng tôi đang sống không? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi – thưa anh!

4 tháng 5 2020

Đan thân mến! Thế là chúng mình đã xa nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về nhà mình chơi. Bây giờ đang tháng 4 nóng nực nhưng Hà Nội vẫn đẹp lắm.

. Dù sao, khi những bông phượng bắt đầu khoe sắc đỏ, mình lại nhớ đến Đan rất nhiều. Không biết cậu có còn nhớ cây phượng trước sân của khu phố không? Dưới cây phượng ấy, chúng mình thường ngồi dưới nói chuyện vui vẻ, chơi đồ hàng. Những khi chị gió thổi mát trong trời hè oai bức giúp chúng mình và chị lay nhẹ cây phượng thì những lá phượng li ti rắc lên đầu hai đứa .  Bây giờ có thêm cây dâu da xoan. Còn cây bàng vẫn đứng vững chãi, già nua mà chắc chắn. 

. Cứ mỗi sáng, các bác trong khu tập thể dậy sớm, xuống sân tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Những buổi sáng mùa hè, không khí trong lành và mát mẻ của buổi sáng khiến cho ai cũng thoải mái, dễ chịu. Nó xua tan cái cảm giác oi bức, nóng nực. Họ hít căng lồng ngực và khoan khoái hưởng thụ cảm giác rất dễ chịu đó.

Mùa hè cũng có nhiều hoạt động sôi nổi. Đan ơi, cứ mỗi khi hè đến, mình lại thấy nhớ cậu nhiều lắm, nhớ đến những kế hoạch thám hiểu táo bạo của hai đứa trong dịp hè. Mình không biết bao giờ mới được gặp lại Đan và đi chơi với Nhi

Ở thành phố xa xôi ấy, không biết Đan đón mùa hè như thế nào? Đã quen được nhiều bạn mới hay chưa? Nơi cậu sống có vui không? Thư sau,hãy kể cho mình nghe về khu phố nơi Đan đang sống nhé. Mình chờ thư của Đan.

Bạn thân của cậu

Tiến

học tốt 

5 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn Tiến nhiều nha!

30 tháng 1 2018

dung nghi to lam thu ho cau. day la de bai cuoc thi viet thu UPU 2018 cho tre em dung KHONG?