K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
8 tháng 5

Nửa quãng đường AB dài là:

\(180:2=90\left(km\right)\)

Thời gian ô tô đi hết nửa quãng đường đầu là:

\(90:40=2,25\) (giờ)

Thời gian ô tô đi hết nửa quãng đường sau là:

\(90:\left(40+10\right)=1,8\) (giờ)

Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là:

\(2,25+1,8=4,05\) (giờ)

Vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường AB là:

\(180:40,5=44,4\) (km/h)

4
456
CTVHS
8 tháng 5

\(\dfrac{2}{3};\dfrac{3}{5}=TBC=\left(\dfrac{2}{3}+\dfrac{3}{5}\right):2=\dfrac{19}{30}\)

Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương...
Đọc tiếp
Hai mẹ con Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! (Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm) Phương thương mẹ quá! Nó quyết định……. cách ký tên. Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm) A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)   A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận m C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm) - Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai” Thông tin Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm) Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm): ………………………… Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa…………………cách ký tên” )? (0,5 điểm) A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ…….thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm) A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm) Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm) /////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// Đề 2 NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ        Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc  Cắt cỏ trong vườn 5 đô la Dọn dẹp phòng của con 1 đô la Đi chợ cùng với mẹ 50 xu Trông em giúp mẹ 25 xu Đổ rác 1 đô la Kết quả học tập tốt 5 đô la Quét dọn sân 2 đô la Mẹ nợ con tổng cộng 14,75 đô la          Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết :        – Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ : Miễn phí.        – Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau : Miễn phí.        – Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua : Miễn phí.        – Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con : Miễn phí.        – Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua : Miễn phí.        – Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con : Cũng miễn phí luôn con trai ạ.        Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói : “Con yêu mẹ nhiều lắm !”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn : “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN.” (M. A-đam) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1.Những điều vô giá có nghĩa là gì ? a. Những điều không có giá trị. b. Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghĩa to lớn, không gì sánh được. c. Những điều chưa xác định được giá trị. 2.Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm được và ghi lại để tính công ? a. Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân. b. Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà, đổ rác, rửa bát, học tập tốt. c. Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trồng cây trong vườn. 3.Những gì mà người mẹ đã làm cho con được kể ra trong bài ? a. Cho con nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày, chăm sóc cầu nguyện mỗi khi con ốm đau. b. Những giọt nước mắt mẹ khóc khi thấy con buồn phiền, những đêm lo lắng không ngủ. c. Đưa con đi chơi, dạy con học. 4.Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con nghĩa là gì ? a. Tình yêu của người mẹ dành cho con phải mua bằng rất nhiều tiền. b. Tình yêu của người mẹ dành cho con là vô giá, không gì sánh được. c. Tình yêu của người mẹ dành cho con được bán đắt hơn tất cả mọi thứ. 5.Em hiểu cậu bé muốn nói điều gì khi viết : “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”. a. Mẹ sẽ nhận được từ con tất cả lòng biết ơn và tình yêu xứng đáng với công ơn và tình yêu thương mà mẹ đã dành cho con. b. Con sẽ tính toán để trả lại tiền cho mẹ đầy đủ. 6.Các vế câu trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào ? Chúng có thể nối với nhau bằng một từ nào khác ?       Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mấu giấy nhỏ. 7.Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp : a) Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì… b) Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì… 8.Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có câu ghép : …cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá… cậu bé vô cùng xúc động. … cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình… cậu đã không tính công những việc mình làm cho mẹ. 9.Dấu hai chấm trong những câu sau có tác dụng gì ? – Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ : Miễn phí. – Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau : Miễn phí. – Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua : Miễn phí. – Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con : Miễn phí. – Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua : Miễn phí. – Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con : Cũng miễn phí luôn11 ////////////////////////////////////////////////////////////////////////////// Đề 3  Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. Phạm Đình Ân II. Đọc thầm và làm bài tập  Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 5, 7, hoàn thành yêu cầu bài tập câu 3, 4, 6, 8, 9, 10. Câu 1: (0,5 điểm). Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ? a. Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. b. Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. c. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn: “Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.” cho ta biết đó là: a. Cây chuối con b. Cây chuối mẹ c. Cây chuối trưởng thành Câu 3: (0,5 điểm). Chi tiết nào cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ? Câu 4: (0,5 điểm) Hoa chuối được tác giả tả như thế nào? Câu 5: (0,5 điểm) Cây chuối mẹ bảo vệ bầy con của mình ra sao? a. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. b. Nó để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó? c. Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. d. Cả 3 ý trên. Câu 6: (0,5điểm) Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến ai? Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp so sánh được thể hiện qua: a. 2 câu b. 3 câu c. 4 câu Câu 8: (0,5 điểm) Tác giả sử dụng giác quan nào để tả? Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy cho biết câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi hay câu cảm ? Vì sao? Câu 10: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau: Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
1
8 tháng 5

192:( a x 8 ) = 12

NV
8 tháng 5

Chuyển dấu phẩy số bé sang 1 hàng được số lớn nên số bé bằng 1/10 số lớn.

Số bé chiếm 1 phần, số lớn chiếm 10 phần

Tổng số phần bằng nhau là:

\(1+10=11\)

Số bé là:

\(69,85\times1:11=6,35\)

Số lớn là:

\(69,85\times10:11=63,5\)

8 tháng 5

\(\dfrac{408}{153}=\dfrac{408\div3}{153\div3}=\dfrac{136}{51}\)

DT
8 tháng 5

\(\dfrac{408}{153}=\dfrac{408\div51}{153\div51}=\dfrac{8}{3}\)

DT
8 tháng 5

328 x 8 + 671 x 8 + 8

= 8 (328 + 671 + 1)

= 8 x 1000

= 8000

NV
8 tháng 5

\(\left(1,25\times y-y\right):0,01=15-2,5\)

\(0,25\times y:0,01=12,5\)

\(0,25\times y=12,5\times0,01\)

\(0,25\times y=0,125\)

\(y=0,125:0,25\)

\(y=0,5\)

4
456
CTVHS
8 tháng 5

\(\left(1,25\times y-y\right):0,01=15-2,5\)

\(\left(1,25\times y-y\right):0,01=12,5\)

\(\left(1,25\times y-y\right)\times100=12,5\)

\(\left(1,25\times y-y\right)=12,5:100\)

\(\left(1,25\times y-y\right)=0,125\)

\(1,25\times y-y=0,125\)

\(1,25\times y-y\times1=0,125\)

\(y\times\left(1,25-1\right)=0,125\)

\(y\times0,25=0,125\)

\(y=0,125:0,25\)

\(y=0,125\times4\)

\(y-0,5\)

Vậy \(y=0,5\)

 

Đặt \(B=1+3+3^2+...+3^{2000}\)

=>\(3B=3+3^2+3^3+...+3^{2001}\)

=>\(3B-B=3+3^2+...+3^{2001}-1-3-3^2-...-3^{2000}\)

=>\(2B=3^{2001}-1\)

=>\(B=\dfrac{3^{2001}-1}{2}\)

\(S=\dfrac{B}{1-3^{2001}}=\dfrac{-\dfrac{1-3^{2001}}{2}}{1-3^{2001}}=-\dfrac{1}{2}\)

8 tháng 5

Gọi 1 + 3 + 32 + 33 + ... + 32000 là: A

3A = 3 + 32 + 33 + 34 + ... + 32001

(3 - 1)A = 32001 - 1

2A = 32001 - 1

A = \(\dfrac{3^{2001}-1}{2}\)

\(S=\dfrac{\dfrac{3^{2001}-1}{2}}{1-3^{2001}}=\dfrac{3^{2001}-1}{2-3^{2001}\times2}\)