K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm)   Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu văn sau: Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh? Bài đọc:        (1) Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)  

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu văn sau: Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

Bài đọc:

       (1) Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có một giấc mơ đẹp đêm qua.

       (2) Chúng ta cũng nhận ra tiếng chim rộn vang trong những vòm lá và hương thơm của cây cỏ, hoa trái cùng hương thơm của đất đai muôn thuở đang dâng lên ngào ngạt. Chúng ta mỉm cười và cất tiếng chào thân ái ngày mới với một ai đó bên cạnh mình. Thế nhưng, khoảnh khắc diệu kì ấy trong đời sống thế gian lại luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra.

       (3) Máu vẫn chảy trong ban mai lộng lẫy của thế gian bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Những lời thù hận vẫn hiện lên trên những tờ báo phát hành buổi sáng ở đâu đấy, hiện lên trong giọng nói của chính con người trên một hệ thống phát thanh, hiện lên trong một toà nhà nào đấy vốn tôn nghiêm và hiện lên trong cả ngôi nhà giản dị mà đêm qua chúng ta đã từng thì thào hạnh phúc. Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đôi mắt con người.

       (4) Tại sao những khoảnh khắc kì diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi của máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

(Trích Cần một ngày hoà giải để yêu thương, theo http://vietnamnet.vn, ngày 07/09/2010)

2
14 tháng 12 2023

loading...  

15 tháng 12 2023

 - Nghĩa tường minh: chúng ta biến thế gian thành một nơi của sự máu chảy, sự hận thù, sự bạo lực và của sự lạnh giá

 - Nghĩa hàm ẩn: thế giới đã trở thành nơi có máu chảy thành sông, sự hận thù đến tận xương tuỷ, sự bạo lực tràn lan, sự lạnh giá trong tim của mỗi con người trên thế giới trở nên vô đáy và gần như không có hồi kết.Tất cả những sự u ám này đều do tham vọng và sự tăng cường dân số mạnh mẽ đẫ gây nên chiến tranh tan khốc khiến thương vong liên tiếp xảy ra càng khiến nơi từng rất trong lành và tươi đẹp, nhiều sức sống trở thành những vùng đất ô nhiễm, cằn cỗi và trần ngập sự u ám

8 tháng 12 2023

Với dạng bài mà em đang luyện thì em cần làm đúng nội dung câu hỏi trong bài, sau đó em nhấn nút kiểm tra. Hệ thống sẽ tiếp tục chuyển sang câu mới để em làm tiếp em nhé!

6 tháng 12 2023

Bài thơ "Lục bát à ơi tay mẹ" là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, tôi không thể không bị cuốn hút bởi sự chân thành và tình cảm mà tác giả dành cho người mẹ của mình. Từng câu chữ trong bài thơ đều truyền tải một thông điệp sâu sắc về tình mẫu tử. Tác giả đã miêu tả một cách tinh tế và chân thực về những đau khổ, vất vả mà người mẹ đã trải qua để nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Những dòng thơ ngọt ngào và tràn đầy yêu thương như "Tay mẹ thắm đỏ như hoa hồng, nụ cười ấm áp như ánh sáng" đã khiến tôi cảm nhận được sự ân cần và vô điều kiện của tình mẫu tử. Bài thơ còn đặc biệt ở cách sắp xếp và sử dụng lục bát, một thể thơ truyền thống của văn học Việt Nam. Từng câu thơ ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Điều này tạo nên một sự cân đối và hài hòa trong cả cấu trúc và nội dung của bài thơ. Đọc bài thơ "Lục bát à ơi tay mẹ", tôi không chỉ cảm nhận được tình yêu thương mà tác giả dành cho người mẹ mà còn nhận ra giá trị vô giá của tình mẫu tử. Bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và xúc động về tình mẫu tử, làm cho tôi nhớ về người mẹ của mình và những đóng góp vô cùng quý báu mà bà đã mang lại cho cuộc đời tôi. Tôi tin rằng bài thơ này sẽ làm cho mọi người nhớ về tình yêu và sự hy sinh của người mẹ. Nó là một lời tri ân và tôn vinh đáng giá đối với những người phụ nữ vĩ đại như mẹ, người đã dành cả cuộc đời để yêu thương và chăm sóc chúng ta.

8 tháng 12 2023

Tiếng Việt có 29 chữ cái em nhé!

30 tháng 12 2023

Có 29 chữ cái tiếng việt.

A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H ,I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.

Nhà thơ Y Phương đã có một tác phẩm thơ vô cùng ý nghĩa về tình cha, đó là tác phẩm “Con là…”. Bài thơ này chỉ gồm ba khổ thơ ngắn, nhưng lại chứa đựng cả một trời bể tình cảm ấm áp của người cha dành cho con mình. Ba hình ảnh so sánh xuất hiện vừa mộc mạc, chân chất lại gần gũi dễ hiểu. Chính sự giản đơn ấy, khiến cho tình cảm của người cha trong bài thơ càng trở nên thuần khiết và dễ cảm nhận hơn. Người cha ấy xem đứa con là tất cả. Con là niềm vui cũng là nỗi buồn của cha. Con cũng là sợi dây gắn kết cho hạnh phúc của cha và mẹ. Hình ảnh so sánh tương phản thú vị mà nhà thơ sử dụng, như “nhỏ bằng hạt vừng” nhưng “ăn mãi không bao giờ hết”, đã gián tiếp bộc lộ sự quan trọng của con đối với người cha. Rằng dù con thật nhỏ bé, nhưng lại có vị trí vô cùng to lớn trong lòng cha, không gì lay chuyển được. Những dòng thơ mộc mạc trong “Con là…” ấy đã khiến em vô cùng yêu thích và cảm động. Bởi nó đã giúp em hiểu và cảm nhận được tình thương của những người làm cha, trong đó có cả cha yêu quý của em.

nhớ tick cho mik nha.

6 tháng 12 2023

Một tác phẩm văn học có giá trị khi nó nói lên được tiếng nói của con người, ngợi ca và bảo vệ con người. Nam Cao từng nói: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Phải chăng các nhà văn, nhà thơ luôn tạo ra những nét riêng biệt cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo mang tâm tư của tác giả. Ông Hai chính là nỗi niềm của nhà văn Kim Lân gửi gắm. Đặc biệt những nỗi niềm ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Kim Lân quê ở Bắc Ninh. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, vừa làm vừa viết văn. Năm 1944 Kim Lân tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động phục vụ kháng chiến và hoạt động cách mạng. Ông có sở trường viết các truyện ngắn về nông thôn và người nông dân. Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, văn phong giản dị nhưng hấp dẫn, ngôn ngữ sống động, rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày mang đậm màu sắc nông thôn phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ. Giáo sư Phong Lê nhận xét: Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường, một phận người tử tế. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít.

Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp.

Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông Lão lặng đi tưởng như không thở được". Từ tâm trạng vui mừng, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy tới quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh được tinh thần của mình, ông cố gắng tìm những lý do để chứng minh cái tin ấy là sai sự thật. Nhưng rồi những người xung quanh ông khiến ông một lần nữa rơi vào đau khổ. Câu khẳng định "vừa ở dưới ấy lên" của những người tản cư khiến ông không thể không tin. Niềm tự hào của ông về làng bao nhiêu thì bây giờ nó chỉ còn là đống đổ nát khi nghe cái tin động trời ấy.

Từ khi ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn câu chuyện đó xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt đối với ông lão tội nghiệp. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết "cúi gằm mặt mà đi". Về tới nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con của mình "nước mắt ông cứ dàn ra". Bao nhiêu niềm tự hào về quê hương sụp đổ. Ông cảm thấy bản thân như đang mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc và các con ông cũng mang tiếng sinh ra trong làng bán nước.

Suốt mấy hôm liền ông không dám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy...". Ông lão nghèo khổ rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai của gia đình ông. Ông không biết đi đâu, về đâu, về làng thì không được vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo tấy, phản bội kháng chiến, bán nước. Ở lại nơi ngụ cư lúc này cũng không được vì chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi ông. Ông không còn biết đi đâu vì tới đâu người ta nghe tiếng dân Chợ Dầu phản bội.

Tình yêu làng và yêu nước trong ông Hai luôn song hành cùng nhau. Nhưng đứng trước tình thế đặc biệt ấy, ông buộc phải lựa chọn. Sự lựa chọn đó chẳng hề dễ dàng. Chợ Dầu vốn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời ông nhưng Cách mạng lại là nguồn ánh sáng cứu cả dân tộc ra khỏi lầm than, trong đó có cả gia đình ông.

Sau một hồi suy nghĩ, ông đã đưa đến một quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Điều đó chứng tỏ, dù tình yêu làng có thiết tha tới đâu nhưng không thể so sánh  được với tình yêu nước. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khi được đưa vào tình thế bắt buộc lựa chọn, họ sẽ hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích chung lên hàng đầu.

Đàn ông chính là những người cô đơn nhất, khi họ gặp phải những chuyện buồn rầu họ chẳng biết nương tựa vào ai để chia sẻ. Ông Hai cũng vậy, chẳng có ai có thể hiểu được nỗi lòng của ông lúc này, ông đành gửi gắm tâm sự với đứa con út. Ông bày tỏ tấm lòng sâu lặng với Làng Dầu, bày tỏ tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động, những suy nghĩ đối lập nhau cứ luôn quanh quẩn trong đầu ông, yêu quê, nhớ quê thật nhưng khi nghe tin quê hương theo giặc thì trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào cụ Hồ, tin tưởng vào cách mạng. Chính niềm tin ấy đã giúp ông vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy. Cuộc trò chuyện với con trai, nhưng thực chất là cuộc độc thoại nội tâm của ông Hai, ông đang tự an ủi mình, tự nhắc nhở mình luôn vững tin vào cách mạng.

 Nếu như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao được xây dựng là hình ảnh điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám thì ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân lại đại diện cho hình ảnh người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Cái làng đối với người nông dân có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó gắn bó mật thiết với họ từ lúc sinh ra tới khi nhắm mắt. Tình yêu quê hương được hình thành tự nhiên, ăn sâu vào tâm thức những người nông dân như ông Hai. Chính vì vậy có thể hiểu làng quan trọng như thế nào đối với ông Hai, xa quê chính là nỗi buồn nhất của họ, nhưng vì việc nước nên họ phải tạm xa quê. Tác phẩm cho ta thấy tài năng của Kim Lân qua cách tạo tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lý, diễn biến nội tâm tinh tế và phong phú, qua đó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha, sâu lặng của nhân vật. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước đây chính là điểm mới về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.

 

Một tác phẩm văn học có giá trị khi nó nói lên được tiếng nói của con người, ngợi ca và bảo vệ con người. Nam Cao từng nói: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Phải chăng các nhà văn, nhà thơ luôn tạo ra những nét riêng biệt cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo mang tâm tư của tác giả. Ông Hai chính là nỗi niềm của nhà văn Kim Lân gửi gắm. Đặc biệt những nỗi niềm ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

Kim Lân quê ở Bắc Ninh. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, vừa làm vừa viết văn. Năm 1944 Kim Lân tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động phục vụ kháng chiến và hoạt động cách mạng. Ông có sở trường viết các truyện ngắn về nông thôn và người nông dân. Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, văn phong giản dị nhưng hấp dẫn, ngôn ngữ sống động, rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày mang đậm màu sắc nông thôn phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ. Giáo sư Phong Lê nhận xét: Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường, một phận người tử tế. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít.

Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp.

Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông Lão lặng đi tưởng như không thở được". Từ tâm trạng vui mừng, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy tới quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh được tinh thần của mình, ông cố gắng tìm những lý do để chứng minh cái tin ấy là sai sự thật. Nhưng rồi những người xung quanh ông khiến ông một lần nữa rơi vào đau khổ. Câu khẳng định "vừa ở dưới ấy lên" của những người tản cư khiến ông không thể không tin. Niềm tự hào của ông về làng bao nhiêu thì bây giờ nó chỉ còn là đống đổ nát khi nghe cái tin động trời ấy.

Từ khi ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn câu chuyện đó xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt đối với ông lão tội nghiệp. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết "cúi gằm mặt mà đi". Về tới nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con của mình "nước mắt ông cứ dàn ra". Bao nhiêu niềm tự hào về quê hương sụp đổ. Ông cảm thấy bản thân như đang mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc và các con ông cũng mang tiếng sinh ra trong làng bán nước.

Suốt mấy hôm liền ông không dám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy...". Ông lão nghèo khổ rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai của gia đình ông. Ông không biết đi đâu, về đâu, về làng thì không được vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo tấy, phản bội kháng chiến, bán nước. Ở lại nơi ngụ cư lúc này cũng không được vì chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi ông. Ông không còn biết đi đâu vì tới đâu người ta nghe tiếng dân Chợ Dầu phản bội.

Tình yêu làng và yêu nước trong ông Hai luôn song hành cùng nhau. Nhưng đứng trước tình thế đặc biệt ấy, ông buộc phải lựa chọn. Sự lựa chọn đó chẳng hề dễ dàng. Chợ Dầu vốn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời ông nhưng Cách mạng lại là nguồn ánh sáng cứu cả dân tộc ra khỏi lầm than, trong đó có cả gia đình ông.

Sau một hồi suy nghĩ, ông đã đưa đến một quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Điều đó chứng tỏ, dù tình yêu làng có thiết tha tới đâu nhưng không thể so sánh  được với tình yêu nước. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khi được đưa vào tình thế bắt buộc lựa chọn, họ sẽ hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích chung lên hàng đầu.

Đàn ông chính là những người cô đơn nhất, khi họ gặp phải những chuyện buồn rầu họ chẳng biết nương tựa vào ai để chia sẻ. Ông Hai cũng vậy, chẳng có ai có thể hiểu được nỗi lòng của ông lúc này, ông đành gửi gắm tâm sự với đứa con út. Ông bày tỏ tấm lòng sâu lặng với Làng Dầu, bày tỏ tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động, những suy nghĩ đối lập nhau cứ luôn quanh quẩn trong đầu ông, yêu quê, nhớ quê thật nhưng khi nghe tin quê hương theo giặc thì trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào cụ Hồ, tin tưởng vào cách mạng. Chính niềm tin ấy đã giúp ông vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy. Cuộc trò chuyện với con trai, nhưng thực chất là cuộc độc thoại nội tâm của ông Hai, ông đang tự an ủi mình, tự nhắc nhở mình luôn vững tin vào cách mạng.

 Nếu như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao được xây dựng là hình ảnh điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám thì ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân lại đại diện cho hình ảnh người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Cái làng đối với người nông dân có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó gắn bó mật thiết với họ từ lúc sinh ra tới khi nhắm mắt. Tình yêu quê hương được hình thành tự nhiên, ăn sâu vào tâm thức những người nông dân như ông Hai. Chính vì vậy có thể hiểu làng quan trọng như thế nào đối với ông Hai, xa quê chính là nỗi buồn nhất của họ, nhưng vì việc nước nên họ phải tạm xa quê. Tác phẩm cho ta thấy tài năng của Kim Lân qua cách tạo tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lý, diễn biến nội tâm tinh tế và phong phú, qua đó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha, sâu lặng của nhân vật. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước đây chính là điểm mới về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.

mong bạn tick cho mik.

6 tháng 12 2023

đúng rồi em nhé.