K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây    1. Những khu chợ sầm uất trên sông    Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

   1. Những khu chợ sầm uất trên sông

   Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp  Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau), sông Vĩnh Thuận (Miệt Thứ – Cà Mau),...

loading...

 Chợ nổi Ngã Bảy - Hậu Giang

(Nguồn ảnh: Vietnam Travellog)

   Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.

   Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú. Nhiều nhất vẫn là các loại trái cây, rồi đến các loại rau củ, bông kiểng, hàng thủ công gia dụng, hàng thực phẩm, động vật,... Ở đây, lớn như cái xuồng, cái ghe, nhỏ như cây kim, sợi chỉ đều có bán. 

   2. Những cách rao mời độc đáo

   Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng (còn gọi là “bẹo hàng”) dân dã, giản tiện mà thú vị.

   Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây, rau củ – giúp khách nhìn thấy từ xa, bơi xuồng đến, tìm đúng thứ cần mua. Buổi sáng, đến chợ nổi thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten” kì lạ di động giữa sông: “cây bẹo” này treo vài ba trái khóm, “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai; những cây bẹo khác lại treo dính chùm các loại trái cây vườn: chôm chôm, nhãn, bòn bon, vú sữa,... Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy. Lại có những chiếc ghe mà “cây bẹo” treo tấm lá lợp nhà: dấu hiệu cho biết người chủ muốn rao bán chính chiếc ghe đó, tấm lá lợp có ý nghĩa giống như một cái biển rao bán nhà.

   Đó là những cách thu hút khách bằng mắt. Lại có những cách thu hút khách bằng tai. Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc). Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn...? Ai ăn bánh bò hôn...? Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

(Theo Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhậm Hùng NXB Trẻ, 2009, tr. 36 – 55 và Chợ nổi – nét văn hoá sống trước tiền Tây, Đài truyền hình Cần Thơ, https://canthotv.vn/cho-noi-va-van-hoa-song-nuoc-mien-tay/)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của ngữ liệu trên.

Câu 2. Liệt kê một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi.

Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên.

Câu 4. Nêu tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 5. Anh/Chị có suy nghĩ gì về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?

2

Thông điệp: chúng ta cần trân trọng, bảo tồn và phát triển các ngành nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

20 tháng 3

Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những tiện ích to lớn mà mạng xã hội đem lại thì nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu chúng ta lạm dụng nó.

Vì quá lạm dụng mạng xã hội mà một số người hiện nay rơi vào trạng thái "sống ảo". Sống ảo khiến họ đánh mất đi quyền giao lưu, quyển được tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Nhưng họ lại chọn ngồi một chỗ và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người ở khắp nơi. Nếu hàng ngày bạn dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất và bỏ qua sự tồn tại của họ. Những trò chơi trên Internet cũng khiến giới trẻ dễ nghiện, từ đó dẫn tới xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi. 

Với học sinh, mạng xã hội giúp các em kết nối với nhau mà không cần đến lớp, có thể trao đổi và chia sẻ bài học. Có rất nhiều tài liệu học bổ ích hỗ trợ các em trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng sống. Cũng có thể kết bạn từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ xấu. Các em học sinh thường còn non nớt về kỹ năng sống nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu. Nghiện mạng xã hội còn ảnh hưởng đến sức khỏe: cận thị, đau mỏi vai gáy,...cũng ảnh hưởng đến cả học tập, có những em mải kết bạn, trò chuyện mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Vì vậy, hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, phụ huỳnh nên chú ý theo sát các con, tiếp cận với những luồng thông tin chính thống, tích cực, không hùa theo những thông tin xấu.

20 tháng 3

tra mạng

 

=> Nỗi buồn man mác, hiu quạnh:
+ Khung cảnh thiên nhiên:
--> Bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm, cỏ non tràn biếc, bướm rập rờn...
--> Hình ảnh tĩnh lặng, đượm buồn, gợi cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
+ Âm thanh:
--> Tiếng mưa rơi "êm êm", tiếng sáo đen "mổ vu vơ", tiếng cò "vụt bay ra"...
--> Âm thanh lẻ loi, thưa thớt, càng tô đậm thêm sự vắng vẻ, buồn thương.
=> Nét đẹp thanh bình, thơ mộng:
+ Bức tranh thiên nhiên sau cơn mưa:
--> Lúa xanh rờn, ướt lặng, cò trắng bay lả tả...
--> Hình ảnh tươi sáng, gợi cảm giác thanh bình, yên ả.
+ Con người:
--> Cô gái yếm thắm cúi cuốc cào cỏ ruộng.
--> Hình ảnh con người lao động bình dị, làm cho bức tranh thêm sinh động.
=> Nỗi niềm u hoài, bâng khuâng:
--> Khung cảnh thiên nhiên và con người đan xen, hòa quyện, thể hiện tâm trạng của nhà thơ:
--> Buồn man mác, hiu quạnh nhưng vẫn có nét đẹp thanh bình, thơ mộng.
--> Nỗi niềm u hoài, bâng khuâng trước cuộc sống.
=> Niềm tin vào cuộc sống:
+ Hình ảnh cô gái yếm thắm cúi cuốc cào cỏ ruộng:
--> Biểu tượng cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
--> Thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng.

20 tháng 3

Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của bản thân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

Lòng nhân ái là lòng yêu thương con người, biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.

Lòng nhân ái là biểu hiện của một con người có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp. Dẫu biết có rất nhiều người giàu có, mạnh khỏe nhưng bên cạnh đó, còn có rất nhiều cá nhân, gia đình gặp khó khăn. Vậy khi gặp người nghèo, ủng hộ cho họ chút tiền hay thức ăn, đó là lòng nhân ái. Lòng nhân ái được nhân rộng ra nhiều hơn khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tình cảm, may mắn và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa. Bởi vậy, hàng năm có rất nhiều các quỹ từ thiện, hội khuyến học được thành lập, huy động nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học. Đó là nhờ có tấm lòng nhân ái của chúng ta. Đặc biệt hơn nữa là quỹ hỗ trợ mổ tim cho trẻ em nhỏ được trao một trái tim khỏe mạnh, mang đến cho các em nụ cười, cơ hội để thay đổi cuộc sống.

Đất nước ta trải qua biết bao khó khăn, gian khổ để dành được độc lập thống nhất. Tuy khó khăn, nghèo đói nhưng đồng bào ta vẫn luôn phát huy tấm lòng nhân ái. Cưu mang các anh bộ đội cụ Hồ bằng những bữa cơm tuy thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm.

Lòng nhân ái sẽ giúp đỡ được rất nhiều người. Dù mỗi người chỉ đóng góp rất nhỏ bằng những hành động của mình nhưng cũng đối với người nhận, nó sẽ có những tác động, điểm tựa tinh thần to lớn. Tuy nhiên, lòng nhân ái trong xã hội hiện đại đang có nguy cơ bị lợi dụng, cũng có nhiều người thờ ơ. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mà bỏ qua những lợi ích tập thể, họ lo sợ bị liên lụy khi giúp đỡ một người bị nạn. Cũng có rất nhiều người lợi dụng lòng nhân ái của người tốt để làm việc xấu, lấy tiền được trợ giúp để ăn tiêu, bài bạc, không chịu làm việc. Những hành động ấy sẽ có tác động tiêu cực đến những cá nhân có lòng tốt, hảo tâm. Thái độ sống như vậy nhất định cần được sửa chữa đẩy lùi trong cuộc sống.

Hãy cùng nhau nắm chặt tay nhau, tạo nên một cộng đồng văn minh giàu lòng nhân ái, biết tương thân tương hỗ lẫn nhau để cuộc sống của mọi người đều trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo ạ.

20 tháng 3

Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của bản thân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

Lòng nhân ái là lòng yêu thương con người, biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.

Lòng nhân ái là biểu hiện của một con người có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp. Dẫu biết có rất nhiều người giàu có, mạnh khỏe nhưng bên cạnh đó, còn có rất nhiều cá nhân, gia đình gặp khó khăn. Vậy khi gặp người nghèo, ủng hộ cho họ chút tiền hay thức ăn, đó là lòng nhân ái. Lòng nhân ái được nhân rộng ra nhiều hơn khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tình cảm, may mắn và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa. Bởi vậy, hàng năm có rất nhiều các quỹ từ thiện, hội khuyến học được thành lập, huy động nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học. Đó là nhờ có tấm lòng nhân ái của chúng ta. Đặc biệt hơn nữa là quỹ hỗ trợ mổ tim cho trẻ em nhỏ được trao một trái tim khỏe mạnh, mang đến cho các em nụ cười, cơ hội để thay đổi cuộc sống.

Đất nước ta trải qua biết bao khó khăn, gian khổ để dành được độc lập thống nhất. Tuy khó khăn, nghèo đói nhưng đồng bào ta vẫn luôn phát huy tấm lòng nhân ái. Cưu mang các anh bộ đội cụ Hồ bằng những bữa cơm tuy thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm.

Lòng nhân ái sẽ giúp đỡ được rất nhiều người. Dù mỗi người chỉ đóng góp rất nhỏ bằng những hành động của mình nhưng cũng đối với người nhận, nó sẽ có những tác động, điểm tựa tinh thần to lớn. Tuy nhiên, lòng nhân ái trong xã hội hiện đại đang có nguy cơ bị lợi dụng, cũng có nhiều người thờ ơ. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mà bỏ qua những lợi ích tập thể, họ lo sợ bị liên lụy khi giúp đỡ một người bị nạn. Cũng có rất nhiều người lợi dụng lòng nhân ái của người tốt để làm việc xấu, lấy tiền được trợ giúp để ăn tiêu, bài bạc, không chịu làm việc. Những hành động ấy sẽ có tác động tiêu cực đến những cá nhân có lòng tốt, hảo tâm. Thái độ sống như vậy nhất định cần được sửa chữa đẩy lùi trong cuộc sống.

Hãy cùng nhau nắm chặt tay nhau, tạo nên một cộng đồng văn minh giàu lòng nhân ái, biết tương thân tương hỗ lẫn nhau để cuộc sống của mọi người đều trở nên tốt đẹp hơn.

* Cậu dựa vô đây để tự làm ^^
=> Câu hỏi: "Phải chăng ở bất kì hoàn cảnh nào, con người cũng cần sống tử tế với nhau?" là một vấn đề đạo đức quan trọng, luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Để trả lời câu hỏi này, ta cần phân tích các khía cạnh sau:
1. Sống tử tế là gì?
=> Sống tử tế là cách ứng xử tốt đẹp, chan hòa, biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đó là những hành động xuất phát từ trái tim chân thành, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái.
2. Tại sao cần sống tử tế?
=> Sống tử tế giúp bản thân mỗi người cảm thấy thanh thản, hạnh phúc. Khi ta cho đi yêu thương, ta sẽ nhận lại được yêu thương. Sống tử tế giúp ta kết nối với mọi người, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa.
=> Sống tử tế góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái. Khi mỗi người đều biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, bớt đi những toan tính, hận thù.
3. Liệu có trường hợp nào con người không cần sống tử tế?
+ Có thể có những trường hợp cá biệt mà con người không thể sống tử tế do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
--> Sự thiếu giáo dục, nhận thức sai lệch về đạo đức.
--> Căng thẳng, áp lực từ cuộc sống dẫn đến hành động thiếu kiềm chế.
--> Bị tổn thương, đối xử bất công dẫn đến sự phản ứng tiêu cực.
=> Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ là thiểu số. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng cần hướng đến những giá trị tốt đẹp, sống tử tế và nhân ái.
4. Làm thế nào để sống tử tế?
--> Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng lòng nhân ái.
--> Tập thói quen suy nghĩ tích cực, nhìn nhận mọi việc bằng con mắt thiện chí.
--> Hành động thiết thực: giúp đỡ người gặp khó khăn, chia sẻ với những người xung quanh, ứng xử văn minh, lịch thiệp.
=> Kết luận: Sống tử tế là một phẩm chất cao quý mà mỗi người cần rèn luyện. Bất kể hoàn cảnh nào, con người cũng cần hướng đến những giá trị tốt đẹp, sống tử tế và nhân ái để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

=> Thần tượng là một khái niệm đa nghĩa, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. 
+ Về mặt tích cực:
=> Thần tượng thường là những người thành công, tài năng và có sức ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực nào đó. Họ có thể là nghệ sĩ, vận động viên, nhà khoa học, doanh nhân, v.v. Do đó, họ trở thành hình mẫu lý tưởng để giới trẻ noi theo, học hỏi và phấn đấu.
=> Thần tượng có thể truyền cảm hứng cho giới trẻ theo đuổi ước mơ và hoài bão của mình. Họ cho thấy rằng mọi thứ đều có thể đạt được nếu nỗ lực và cố gắng.
=> Thần tượng có thể là động lực giúp giới trẻ vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Khi nhìn thấy thần tượng của mình thành công, giới trẻ sẽ có thêm niềm tin vào bản thân và tương lai.
=> Thần tượng có thể giúp kết nối giới trẻ với những người có cùng sở thích và đam mê. Họ tạo ra một cộng đồng chung, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui và động viên lẫn nhau.
+ Về mặt tiêu cực:
=> Một số người hâm mộ có thể thần tượng hóa thần tượng của mình một cách mù quáng. Họ tin tưởng và tôn sùng thần tượng một cách thái quá, bất chấp những sai lầm và khuyết điểm của họ. Điều này có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực như:
--> Bắt chước những hành vi sai trái của thần tượng
--> Lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc theo đuổi thần tượng
--> Có những hành động tiêu cực khi thần tượng gặp scandal hoặc thất bại
=> Việc so sánh bản thân với thần tượng có thể gây áp lực cho giới trẻ. Họ có thể cảm thấy tự ti và thất vọng về bản thân vì không thể đạt được thành công như thần tượng.
=> Việc phụ thuộc quá nhiều vào thần tượng có thể khiến giới trẻ mất đi bản thân. Họ có thể quên đi những giá trị và niềm tin của chính mình để chạy theo những giá trị của thần tượng.
=> Kết luận: Thần tượng có thể mang lại nhiều lợi ích cho giới trẻ, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, việc lựa chọn thần tượng và cách thức hâm mộ là vô cùng quan trọng. Giới trẻ cần có một cái nhìn tỉnh táo và khách quan để học hỏi những điều tốt đẹp từ thần tượng và tránh những ảnh hưởng tiêu cực.