K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2023

Mẫu văn bạn có thể tham khảo:

Mẫu 1:

Cuộc sống không chỉ có niềm vui, mà còn có nỗi buồn. Và chắc hẳn trong cuộc đời nhiều người từng trải qua những kỉ niệm buồn.

Khi đó, tôi đang là học sinh lớp một. Buổi chiều thứ bảy, tôi có tiết học thêm ở trường. Bố đã đến đón tôi từ rất sớm. Trên đường về, bố nói rằng sẽ vào siêu thị để mua một vài món đồ cho mẹ. Tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Trong siêu thị có rất nhiều đồ ăn vặt ngon. Tôi sẽ thuyết phục bố mua cho tôi một vài món.

Bố gửi xe ở bên ngoài, rồi dắt tôi vào bên trong. Siêu thị lúc này khá đông người. Bố phải đẩy xe để đồ nên không thể dắt tay tôi. Chính vì vậy, bố yêu cầu tôi phải chú ý theo sát. Tôi gật đầu đồng ý, còn hứa sẽ luôn theo sát bố. Khi đi đến quầy bánh kẹo, tôi đã nói với bố mua cho tôi loại bánh và loại kẹo mà tôi thích. Bố đã vui vẻ đồng ý, bỏ chúng vào xe để đồ.

Rồi hai bố con đi qua một quầy đồ chơi. Rất nhiều bạn nhỏ đang đòi bố mẹ mua cho mình món đồ chơi yêu thích. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một con búp bê rất đẹp. Tôi mải ngắm nhìn con búp bê mà quên mất phải theo sát bố. Thế rồi, tôi đã bị lạc. Lúc này, tôi rất sợ hãi. Xung quanh rất nhiều người qua lại. Tôi liền chạy đi tìm bố. Mãi tôi vẫn không tìm thấy bố. Lúc này, tôi òa khóc nức nở. Một cô nhân viên tốt bụng đi qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe, cô đề nghị sẽ đưa tôi tới chú bảo vệ. Sau đó, chú bảo vệ đã cầm loa thông báo để bố biết. Khoảng mười phút sau, bố đã đến đón tôi. Tôi chạy tới ôm chầm lấy bố, bật khóc. Còn bố thì chỉ nhẹ nhàng nói: “Không sao con, bố đây rồi!”. Sau đó, bố quay sáng và cảm ơn chú bảo vệ và cô nhân viên.

Mẫu 2:

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng – cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ.

Mẫu 3:

 

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy. Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gằm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố …) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kỹ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kỹ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

– Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm. Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn.

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

Mẫu bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em số 3

Trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng sẽ có những trải nghiệm buồn vui lẫn lộn. Bên cạnh những trải nghiệm vui mang lại niềm hạnh phúc thì những trải nghiệm buồn sẽ để lại cho chúng ta những bài học quý giá.

Vốn bản tính nghịch ngợm và thích chơi game, lại còn được bố mẹ chiều chuộng nên từ bé tới giờ em chỉ thích đi chơi chứ không thích học. Vào cuối năm em học lớp 5 và chuẩn bị thi vào cấp Hai là khoảng thời gian em chểnh mảng học tập và lúc nào tâm trí cũng chỉ nghĩ đến những trận game còn dang dở. Ngày hôm đó, em đã nói dối mẹ đi sang nhà bạn Nam học, nhưng thật ra là em ra quán điện tử chơi. Đây cũng là lần đầu em nói dối mẹ và nghĩ bẩm chắc mẹ sẽ không phát hiện.

Trước khi ra khỏi nhà mẹ có dặn em nhớ về sớm và qua trường đón em gái đi học về. Lúc đấy em cũng chỉ vâng rồi không để ý lời mẹ dặn mà đạp xe chạy thẳng tới quán điện tử chơi luôn. Ngồi vào bàn chơi, em cảm thấy hào hứng với thế giới ảo đó suốt cả buổi chiều mà quên không để ý thời gian. Cho tới khi bác chủ quán đập vai bảo về đi vì muộn rồi em mới nhớ ra là em còn chưa đón em gái mình. Em nhanh chóng trả tiền cho bác rồi dắt xe chạy ra trường em gái, Tới trường thì không thấy em gái đâu cảm, em hoảng sợ vì nghĩ em gái đợi lâu quá đã tự đi về, nhưng em ấy còn quá nhỏ, lại sợ bị bắt cóc hay đi lạc. Lúc đó em không biết phải làm gì ngoài khóc lóc, và không biết phải giải thích như thế nào với bố mẹ.

Về đến nhà, thấy em gái đã ở nhà, em mừng rỡ vì em mình không sao. Nhưng em cảm thấy vô cùng có lỗi. Em tưởng rằng mẹ sẽ mắng em nhưng mẹ chỉ nhẹ nhàng hỏi em tại sao lại về muộn và đã ăn cơm chưa. Chính lúc đấy em đã òa khóc to hơn, xin lỗi mẹ cùng em gái và kể lại mọi chuyện. Mẹ nghe vậy từ tốn dặn dò:

Mẹ biết con còn nhỏ tuổi, thích hơn thua hiếu thắng với bạn bè là chuyện bình thường. Nhưng lần sau con đừng nói dối bố mẹ đi chơi điện tử như thế, sắp thi đến nơi rồi thì tập trung học đi. Việc chơi game, mẹ không phản đối nhưng con phải biết chừng mực và không được để ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập. Còn việc mẹ dặn đón em thì con nhớ là phải để ý không là xảy ra chuyện không hay đấy.

Em cảm thấy ân hận vô cùng vì việc làm mình đã gây ra. Sau ngày hôm đó, em đã nghe lời bố mẹ, tập trung học hành hơn và không còn chơi game nhiều nữa. Nhờ có trải nghiệm này mà đã thay đổi con người em và em nhận ra tình yêu thương cao cả của bố mẹ dành cho mình.

 

 

Vì những bài văn này mình lấy trên mạng nên có gì bạn thông camr^^.

 

 

21 tháng 9 2023

Olm chào em, cảm ơn ý kiến đóng góp của em.Về vấn đề mà em hỏi, olm xin giải đáp như sau:

+ Nếu chỉ có video giảng thôi mà không chèn câu hỏi vào các em sẽ tua video mà không xem hết dẫn đến không hiểu lý thuyết, không nắm được bài học, như vậy sẽ không hiệu quả.

+ Tất cả các nội dung câu hỏi chen vào giữa video bài giảng đều nằm trong phần lý thuyết mà em đã được nghe giảng ở đoạn trước của video.

+ Không có bất cứ câu hỏi nào chèn vào video bài giảng nằm ngoài phần lý thuyết mà em đã được giảng trong đoạn video trước đó.

+ Việc xây dựng cấu trúc bài giảng theo mô hình công nghệ học đến đâu, nghe, hiểu, ghi nhớ, thực hành đến đó sẽ giúp các em nắm vững kiến thức, nhớ sâu, nhớ lâu. Đồng thời nó rèn các em tính tập trung và khả năng phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng trong việc học như: Tập trung nghe giảng, hiểu nội dung, ghi nhớ kiến thức, thực hành tốt bài học trong cùng một thời điểm. Đáp ứng đúng mục tiêu học chủ động, sống tích cực của bộ giáo dục và đào tạo.

+ Nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng đó mà các em trở nên tập trung, chủ động, linh hoạt, tạo cho các em thói quen biết sử dụng đồng thời các khả năng của mình trong học tập và công việc.

* Cuối cùng vì tất cả các lý do nói trên mà olm đã, đang đem lại hiệu quả cho đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ kỷ nguyên số.

Trân trọng và cảm ơn ý kiến đóng góp của em, chỉ cần em tập trung nghe giảng để hiểu, nhớ kiến thức là sẽ không trả lời sai các câu hỏi được chèn vào giữa các video bài giảng của olm nữa. 

Chúc em học tập vui vẻ và hiệu quả cùng olm.vn

 

21 tháng 9 2023

1 x 2 x 3 x 4 x 5 x ... x 100 = 100!

28 tháng 12 2023

? Văn mà sao tính toán ở đây zi?

20 tháng 9 2023

Bài làm:

Chào mừng các bạn đến với buổi thuyết trình về Rằm Trung Thu. Rằm Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta sum vầy bên gia đình, tận hưởng không khí ấm áp và tràn đầy niềm vui.

Rằm Trung Thu thường rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự tròn đầy, đoàn kết và hạnh phúc. Trong ngày này, trẻ em thường được thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon và tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như đốt đèn ông sao, đánh đu, múa lân.

Rằm Trung Thu cũng là dịp để chúng ta gửi lời tri ân và yêu thương đến những người thân yêu. Trong ngày này, gia đình thường tụ họp, cùng nhau thưởng thức bữa cơm đặc biệt và chia sẻ những câu chuyện, niềm vui trong cuộc sống. Đây là thời điểm để chúng ta tạo dựng và củng cố tình cảm gia đình, đồng thời truyền thống này cũng giúp gắn kết cộng đồng.

Rằm Trung Thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về tình yêu thương, sự đoàn kết và lòng biết ơn. Hãy cùng nhau tận hưởng và trân trọng những giây phút đáng nhớ trong ngày Rằm Trung Thu này.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

20 tháng 9 2023

Năm trước mình cũng có làm, bạn tham khảo nhé!

Bài thuyết trình về Rằm Trung Thu:

Xin chào mọi người, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn về một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt của người dân Việt Nam - Rằm Trung Thu.

Rằm Trung Thu, còn được gọi là Tết Trung Thu, là một ngày lễ trọng đại trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là thời điểm mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự đoàn viên và niềm vui.

Ban đầu, Rằm Trung Thu bắt nguồn từ truyền thống của người Trung Quốc, nhưng đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Theo truyền thống, Rằm Trung Thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chung vui và chia sẻ tình yêu thương.

Trong ngày Rằm Trung Thu, mọi người thường thực hành các hoạt động truyền thống như làm bánh Trung Thu, thắp lồng đèn và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Bánh Trung Thu là một món quà đặc biệt, được làm từ những công đoạn tinh tế và tỉ mỉ. Những chiếc bánh thơm ngon, hình dạng đa dạng là biểu tượng của sự sum vầy và lòng thành kính của người gửi.

Thắp lồng đèn cũng là một hoạt động được yêu thích vào dịp này. Những chiếc lồng đèn đủ màu sắc và hình dạng, mang trong mình thông điệp văn hóa và ý nghĩa sâu sắc. Lồng đèn cũng tượng trưng cho sự kiên nhẫn và sự hoà hợp với thiên nhiên.

Ngoài ra, Rằm Trung Thu còn tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng, múa sạp, và các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, đường hoa hướng dương và đua ghe trên nước. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui cho các em nhỏ mà còn thể hiện sự gắn bó và tình yêu thương trong cộng đồng.

Cuối cùng, Rằm Trung Thu là một dịp để mọi người tỏ lòng tri ân và kính trọng tổ tiên và người già. Truyền thống trao bánh Trung Thu cho ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình là một hoạt động rất ý nghĩa và thiêng liêng.

19 tháng 9 2023

ko đâu bạn ơi

19 tháng 9 2023

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Thái độ đối với các bạn bắt nạt: 

+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...) 

+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …) 

- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt: 

+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.) 

+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.) 

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần. 

- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,… 

Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện. 

- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...) 

- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. 

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể: 

+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình? 

+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt? 

+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?

 Nguồn: Vietjack