K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

2423rwerdwsASDfs

T
Tai
VIP
5 tháng 5 2021

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.

- Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.

Đối với con người:

Thực vật, nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt và ý nghĩa kinh tế rất lớn:

- Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.

- Làm thuốc, làm cảnh.

Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng ta cần phải bảo vệ và phát triển để làm giàu cho Tổ Quốc.

Bên cạnh những cây có ích cũng có 1 số cây có hại cho sức khỏe con người như: thuốc lá, thuốc phiện, cần sa... Chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng. 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-vai-tro-cua-thuc-vat-doi-voi-dong-vat-va-doi-song-con-nguoi-c65a17673.html#ixzz6tzwVRtDU

5 tháng 5 2021

Môi trường nước

 Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
Môi trường cạn
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
Môi trường đặc biệt

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

-    Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Cấu tạo nón gồm các phần như trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn.
Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc. Cấu tạo gồm trục nòn, vảy (lá noãn), noãn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ MÔN SINH 7 1. Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch đồng? 2. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? 3. Nêu các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn? 4. Trình bày ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh? 5.Em hãy kể tên các bộ thú đã học và nêu...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ MÔN SINH 7

1. Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch đồng?

2. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?

3. Nêu các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn?

4. Trình bày ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh?

5.Em hãy kể tên các bộ thú đã học và nêu đại diện của mỗi bộ đó?

6.Sự tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào?

7.Giải thích vì sao số lượng động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

8. Hãy cho biết động vật quý hiếm là gì? Có mấy cấp độ phân hạng động vật quý hiếm?

1.CÔ YÊU CẦU CÁC EM SOẠN ĐỀ CƯƠNG VÀ GỞI ĐÁP ÁN LẠI CHO CÔ. CÔ LẤY DANH SÁCH CÁC EM ĐẪ NỘP VÀ BÁO CÁO VỀ TRƯỜNG ( CÔ LẤY DS VÀ CỘNG ĐIỂM VÀO CÁC CỘT ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN NỮA ĐÓ)

2. SAU KHI SOẠN XONG GỞI QUA CÔ VÀ HỌC CHO THUỘC ĐỂ TUẦN SAU THI CUỐI KÌ NHÉ.

                             CÔ MONG CÁC EM THỰC HIỆN TỐT ĐẺ KÌ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO

                                                           Cô Kiên

47
5 tháng 5 2021

Bài 2; 

  • Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ

 Bài 1:

  • Sự sinh sản:
    •  Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
    • Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
    • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
    • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
  • Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
    • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
    • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
    • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
    • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

 Bài 4:

Ưu điểm của hiện tượng thai sinh của thú so vs đẻ trứng và noãn thai sinh ở chim & bò sát là:

- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như chim và bò sát đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.

=> Tỷ lệ sống sót của con sống sốt cao hơn

Bài 5:

các bộ của lớp thú gồm:

- Bộ thú huyệt (thú mỏ vịt), bộ thú túi (kanguru)

- bộ dơi (dơi ăn sâu bọ, dơi quả), bộ cá voi (cá voi xanh, cá heo)

- bộ ăn sâu bọ (chuột chù, chuột chũi), bộ gặm nhấm (chuột đồng, sóc, nhím)

- bộ ăn thịt (mèo, hổ, báo, chó sói, gấu)

- bộ móng guốc (bộ guốc chẵn: lợn, bò; bộ guốc lẻ: ngựa, tê giác)

- bộ linh trưởng (khỉ, vượn, khỉ hình người: đười ươi, tinh tinh, gorila)

Bài 6:

 

5 tháng 5 2021
Bộ sâu bọ là bộ ko xương sống còn bộ ăn thịt có xương sống
5 tháng 5 2021

cho mik sửa lại là bộ ăn sâu bọ chứ ko phải bộ sâu bọ nhaa

4 tháng 5 2021

Trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ ý.

Cảm ơn mọi nhười nhiều!

4 tháng 5 2021

Biển đổi khí hậu là sự thay đổi những yếu tố gốc ở một trong hai môi trường quan trọng hoặc vật lý hoặc là sinh học, những biến đổi này mang tính tiêu cực và có những tác động xấu khó có thể phục hồi đến đời sống tự nhiên cũng như sinh hoạt chung của hệ động vật sinh thái và con người.

4 tháng 5 2021

Đặc điểm của từng ngành thực vật:

- Ngành Tảo: chưa có rễ, thân, lá. Sống dưới nước là chủ yếu.

- Ngành Rêu: thân không phân nhánh, không có mạch dẫn, rễ giả, lá nhỏ. Sống trên cạn nhưng ở những nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con.

- Ngành Dương xỉ: đã có rễ, thân, lá. Sống trên cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản, từ nguyên tản hình thành cây con.

- Ngành Hạt kín: rễ, thân, lá chính thức và đa dạng. Sống ở trên cạn là chủ yếu. Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu nhụy).

- Ngành Hạt trần: đã có rễ, thân, lá. Sống trên cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên lá noãn hở).

4 tháng 5 2021

- Ngành bưu chính:

+ Có tính phục vụ cao, mạng lưới phát triển rộng.

+ Hạn chế: mạng lưới phân bố không đều, công nghệ còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ vẫn mang tính thủ công.

+ Phương hướng: trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

- Ngành viễn thông:

+ Trước đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thông còn lạc hậu, nghèo nàn, chủ yếu phục vụ cơ quan doanh nghiệp nhà nước.

+ Trong những năm gần đây, viễn thông tăng với tốc độ đạt mức trung bình 30%/năm.

+ Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kí thuật, công nghệ mới, hiện đại đang được chú trọng.

+ Mạng lưới viễn thông đa dạng gồm mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.

 
4 tháng 5 2021

Ngành tảo: chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước là chủ yếu.

Ngành rêu: có thân, lá, rễ giả, có bào tử sống ở nơi ẩm ướt.

Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá, sinh sản bằng bào tử.

Ngành hạt Trần: có rễ, thân, lá, sinh sản bằng hạt nhưng chưa có quả.

Ngành hạt Kín: có rễ, thân, lá, phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt.

4 tháng 5 2021

Ngành tảo: chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước là chủ yếu.

Ngành rêu: có thân, lá, rễ giả, có bào tử sống ở nơi ẩm ướt.

Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá, sinh sản bằng bào tử.

Ngành hạt Trần: có rễ, thân, lá, sinh sản bằng hạt nhưng chưa có quả.

Ngành hạt Kín: có rễ, thân, lá, phát triển đa dạng, có hoa, quả, hạt.