K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
8 tháng 3

Chúc các bạn nữ 8/3 thật vui vẻ và hạnh phúc nhaa

NG
8 tháng 3

Tuy nhà xa nhưng em vẫn cố gắng đi học đúng giờ.

Cặp từ hô ứng trong câu này là "Tuy" và "nhưng".

"Tuy" thể hiện sự đối lập giữa hai vế câu.

"Nhưng" thể hiện sự chuyển tiếp, nối tiếp hai vế câu có nội dung đối lập nhau.

Câu này có ý nghĩa là: Mặc dù nhà em xa trường học, nhưng em vẫn cố gắng đi học đúng giờ.

7 tháng 3

Ở quê em có một dòng sông nhỏ chảy qua ở giữa làng. Không ai biết con sông tên gì, do ai đào ra. Chỉ biết từ khi lập làng, thì con sông đã nằm ở đó.

Con sông không lớn, bề ngang cũng chỉ chừng bằng mặt đường Hồ Chí Minh. Nhưng sông lại rất dài, kéo qua giữa làng rồi mất hút vào rừng cây xa xôi. Sông có chỗ rộng chỗ hẹp, có chỗ sâu, chỗ nông. Đáy sông là một lớp bùn sình khá dày, khi lôi lún đến giữa bắp chân. Khi trồng cây mới, người dân thường múc bùn này về để trộn với đất, còn tốt hơn cả phân bón. Nước sông không quá trong, nhìn từ trên xuống thấy mờ mờ đục đục. Đó là do trong nước có chứa nhiều phù sa màu mỡ. Bởi vậy, cây cối hai bên bờ sông tươi tốt lắm. Mấy cây dừa chẳng cần ai tưới hay chăm sóc mà cứ xanh rì, năm nào cũng trĩu quả. Ở trong sông, là cả một thế giới sinh vật phong phú. Không biết là từ nơi nào về hay trước đây từng có người nuôi. Mà sông có nhiều ốc, nhiều cua rồi tôm, cá lắm. Chúng sống thành từng đàn, bao năm nay chưa bao giờ đi hết. Người dân trong làng, cứ mang cái rổ, cái lưới ra sông là có ngay thức ăn cho bữa cơm. Đoạn ven bờ hay nước nông, thì người ta cứ thế lội xuống. Những vùng nước sâu hơn, thì sẽ chèo cái thuyền con, rồi đủng đỉnh buông cần thả lưới. Đoạn bờ sông rộng nhất, là nơi người ta hay mở họp chợ buổi chiều. Lúc đầu chỉ là để bán luôn những sản vật vừa bắt dưới sông lên, nhưng lâu dần người ta bày ra thêm đủ thứ khác nữa, thế là thành cái chợ.

Cuộc sống người dân quê em cứ thế, gắn bó sâu nặng với dòng sông. Từ già đến trẻ, ai ai ở đây cũng từng ra tắm sông, mò ốc. Tuổi thơ chúng em gắn liền với những trưa hè tắm mắt, những chiều đi đãi hến ven sông. Em mong sao con sông này vẫn luôn đong đầy như thế, để tiếp tục nuôi lớn bao tâm hồn trẻ thơ của ngôi làng này.

Tham khảo ạ.

NG
7 tháng 3

"Thai nghén mùa xuân" là một cụm từ ẩn dụ, miêu tả quá trình hình thành và phát triển của mùa xuân một cách tinh tế và đầy ẩn ý.

7 tháng 3

Mỗi một mùa lại có một vẻ đẹp, mùa nào cũng khiến người ta say lòng. Thiên nhiên đẹp, con người cũng đẹp. Chính con người đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, con người đã góp công sức mình đi tìm cái đẹp mỗi mùa.

7 tháng 3

“Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả hàng cây”

Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Từ trung du được về với vùng đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.

Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.

Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa râm ran trò chuyện rất vui. Gần đó, những chiếc máy gặt cũng đang hoạt động rất tích cực giảm bớt nhiều sức lao động của con người.

Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng.

Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:

“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao.

Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

chúc bạn có 1 ngày vui vẻ