K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3

Vào năm 31/12/1978 và xảy ra sự kiện xung đột biên giới Việt nam-Campuchia

25 tháng 3

sai sai phải là xung đột biên giới việt - trung chứ nhỉ

Thông báo quan trong kế hoạch tổ chức sự kiện olm đánh thức tài năng. (mọi ý kiến hay ở phần bình luận đều được thưởng gp) Do các phụ huynh olm vip rất cảm kích khi con học tập trên olm một môi trường chuyên nghiệp, con em các phụ huynh được quan tâm, được dạy dỗ, bảo ban được tham gia các sân chơi thể hiện tài năng, kỹ năng sống, có người còn cảm động rơi nước mắt khi được cô liên lạc báo...
Đọc tiếp

Thông báo quan trong kế hoạch tổ chức sự kiện olm đánh thức tài năng. (mọi ý kiến hay ở phần bình luận đều được thưởng gp)

Do các phụ huynh olm vip rất cảm kích khi con học tập trên olm một môi trường chuyên nghiệp, con em các phụ huynh được quan tâm, được dạy dỗ, bảo ban được tham gia các sân chơi thể hiện tài năng, kỹ năng sống, có người còn cảm động rơi nước mắt khi được cô liên lạc báo tin con đạt giải cuộc thi.  Vi rất nhiều phụ huynh các bạn học viên olm muốn cô tiếp tục tổ chức sự kiện khác nữa nên cô đang có kế hoạch cho sự kiện: "OLM ĐÁNH THỨC TÀI NĂNG TIỀM ẨN LẦN I"  Gồm ba nội dung: Nội dung một là thi ngữ văn: Các bạn sẽ viết cảm nhận của bạn về olm cũng như điều tốt đẹp mà em đã học được trên olm (em biết đến olm từ đâu, đến olm để làm gì, em đã làm gì, học được điều gì trên olm, em có ý tưởng nào đóng góp cho sự phát triển của olm.. )Phần hai thi năng khiếu: hát, diễn kịch, đọc thơ, đánh đàn..hài kịch. (nội dung tác phẩn liên quan đến olm). Phần thứ ba khán giả bình chọn.  @All cho ý kiến đóng góp về sự kiện vào đây nhé. Cảm ơn các bạn.

22
NG
23 tháng 3

Cũng ước có chiếc áo của OLM quá ạ

22 tháng 3

* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925:
- Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động tích cực trong các phong trào cách mạng ở Pháp.
- Năm 1919, Người gửi đến Hội Nghị Véc xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền lợi cho dân tộc Việt Nam, nhưng không được chấp thuận. 
- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. 
- Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
- Người đã thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. 
- Đầu năm 1930, Người đã kịp thời triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
* Ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sừ cách mạng Việt Nam ta".

21 tháng 3

1.Văn Lang:

Thời gian thành lập: Văn Lang được cho là đã thành lập vào thế kỷ 7 TCN bởi vua Hùng Vương, là vị vua đầu tiên của nền văn minh Việt cổ đại.

Kinh đô: Kinh đô của Văn Lang được cho là là Phong Châu, nằm ở vị trí hiện nay của Phú Thọ, Bắc Việt Nam.

Bộ máy nhà nước: Văn Lang được tổ chức dưới hình thức một chính quyền quốc gia truyền thống với hệ thống các hậu duệ của vua Hùng Vương làm lãnh đạo. Hệ thống này thường được gọi là "chúa tể lãnh thổ" hay "chúa tể giang sơn", trong đó các vị vua được coi là bậc thầy tôn giáo và lãnh tụ của dân tộ

2.Âu Lạc:

Thời gian thành lập: Âu Lạc là quốc gia được lập ra vào cuối thời kỳ Văn Lang, vào khoảng cuối thế kỷ 3 hoặc đầu thế kỷ 2 TCN.

Kinh đô: Kinh đô của Âu Lạc được cho là là Cổ Loa, nằm ở vị trí hiện nay của quận Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.

Bộ máy nhà nước: Âu Lạc cũng có một hệ thống bộ máy nhà nước tương tự như Văn Lang, với vị vua đứng đầu làm chủ yếu và một hệ thống các quan lại cấp dưới để quản lý các vùng lãnh thổ và thực hiện các chính sách nhà nước.

Tóm lại, cả Văn Lang và Âu Lạc đều là những quốc gia có một hệ thống bộ máy nhà nước tổ chức, với vị vua đứng đầu và các quan lại cấp dưới để hỗ trợ việc quản lý lãnh thổ và các vấn đề xã hội khác

Nước có nhiều thuộc địa ở Đông Nam Á nhất là Pháp.

1.
=> Sau cải cách, vua Minh Mạng đã tổ chức lại đơn vị hành chính địa phương. Bắc thành và Gia Định thành bị xóa bỏ, đổi trấn thành tỉnh, cả nước bao gồm 30 tỉnh. Dưới tỉnh là phủ, huyện, tổng, xã.
=> Đến thời Minh Mệnh, để nhất thể hoá các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831 - 1832 nhà vua thực hiện một công cuộc cải cách hành chính lớn đổi các dinh, trấn thành tỉnh.
=> Năm 1834, vua Minh Mệnh cho xoá bỏ các Trực lệ và Tổng trấn đổi chia 3 miền thành các Kỳ là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.
=> Các triều đại Thiệu Trị, Tự Đức cũng áp dụng cách tổ chức hành chính địa phương của Minh Mạng.
2.
=> Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã. Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
=> Thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địa phương.
=> Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.

NG
20 tháng 3

(*) Đời sống vật chất:
- Nông nghiệp:
+ Trồng lúa nước là ngành kinh tế chính.
+ Sử dụng các công cụ bằng đá, gỗ, tre.
+ Biết làm ruộng bậc thang.
- Thủ công nghiệp:
+ Dệt vải, làm gốm, đan lát,...
+ Kỹ thuật luyện kim phát triển.
- Giao thương:
+ Trao đổi hàng hóa qua hình thức "hàng đổi hàng".
+ Chợ là nơi diễn ra các hoạt động giao thương.
(*) Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự nhiên.
+ Tín ngưỡng phồn thực.
- Phong tục tập quán:
+ Xăm mình, nhuộm răng đen.
+ Ăn trầu, têm trầu.
+ Lễ hội, tục ngữ, ca dao.
- Nghệ thuật:
+ Âm nhạc, múa hát.
+ Trang trí trên đồ gốm, đan lát.

20 tháng 3

@Nguyễn Việt Dũng rồi ngắn dữ chưa ??

--> Hai Bà Trưng là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.
--> Hai Bà Trưng đã bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.
--> Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Đông Hán do Mã Viện chỉ huy.
--> Hai Bà Trưng đã mở đầu cho truyền thống bất khuất, kiên cường của phụ nữ Việt Nam, "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh".

a. Điểm giống nhau

- Cơ sở hình thành:

+ Gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn.

+ Nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.

+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam

+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

- Thành tựu:

+ Sớm hình thành nhà nước; đứng đầu bộ máy nhà nước là vua.

+ Có nhiều bước tiến trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Điểm khác nhau

Tiêu chí

Văn minh Phù Nam

Văn minh Chăm-pa

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Niên đại

Thế kỉ I - VII

Thế kỉ II - XVII

Thế kỉ VII – II TCN

Tín ngưỡng tôn giáo

- Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh; phồn thực; thờ thần Mặt Trời

- Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo

- Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực

- Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo

- Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên

Phong tục tập quán

- Mai táng người chết dưới nhiều hình thức

- Đeo đồ trang sức, dùng bùa chú…

- Ưa thích âm nhạc, ca múa

- Tổ chức nhiều lễ hội

- Xăm mình, ăn trầu

- Làm bánh chưng, bánh giày

- Ưa thích ca múa…

Thành tựu văn hoá nổi bật

- Tượng thần Visnu Bình Hòa

- Thánh địa Mỹ Sơn

- Phật viện Đồng Dương

- Thành Cổ Loa

- …

Tiêu chí Đại Việt Văn Lang Âu Lạc Chăm-pa Phù Nam
Thời kỳ 938 - 1802 2879 TCN - 208 TCN 192 - 1832 Thế kỷ 1 - 6
Vị trí địa lý Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng ven biển miền Trung Đồng bằng sông Mekong
Chính quyền Nhà nước quân chủ tập quyền Nhà nước quân chủ sơ khai Nhà nước quân chủ tập quyền Nhà nước quân chủ tập quyền
Kinh tế Nông nghiệp lúa nước, thủ công nghiệp, thương nghiệp Nông nghiệp lúa nước, thủ công nghiệp Nông nghiệp lúa nước, đánh bắt hải sản, buôn bán đường biển Nông nghiệp lúa nước, buôn bán đường biển
Văn hóa Nho giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian Tín ngưỡng dân gian, ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn Ấn Độ giáo, Phật giáo, văn hóa Chăm Hindu giáo, Phật giáo
Nghệ thuật Kiến trúc cung đình, đền đài, chùa chiền, văn học, nghệ thuật truyền thống Trống đồng, đồ gốm, nghệ thuật trang trí Kiến trúc đền tháp, điêu khắc đá, tượng linga Kiến trúc đền tháp, nghệ thuật trang trí
Khoa học kỹ thuật Kỹ thuật xây dựng, thủy lợi, đúc đồng, làm gốm Kỹ thuật đúc đồng, làm gốm Kỹ thuật xây dựng đền tháp, thủy lợi Kỹ thuật hàng hải, thủy lợi
Thành tựu - Độc lập dân tộc, thống nhất đất nước - Nền văn hóa phát triển rực rỡ - Khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ - Nhà nước đầu tiên của người Việt - Nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ - Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Nền văn hóa Chăm độc đáo - Kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn - Nghệ thuật điêu khắc đá - Trung tâm giao thương hàng hải - Nền văn hóa Phù Nam rực rỡ - Ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực

+ Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa riêng và có "ý thức dân tộc" trước khi bị đô hộ.
+ Văn hóa Việt Nam có bản sắc riêng, khác biệt với văn hóa phương Bắc.
+ Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta liên tục nổi dậy chống giặc phương Bắc.
+ Chính sách cai trị tàn bạo, bóc lột hà khắc khiến người Việt căm phẫn.
+ Nhiều danh nhân văn hóa đã có đóng góp to lớn trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

19 tháng 3

Cảm ơn bạn