K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

x;y;z tỉ lệ nghịch với 3;4;6

=>3x=4y=6z

=>\(\dfrac{3x}{12}=\dfrac{4y}{12}=\dfrac{6z}{12}\)

=>\(\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{3}=\dfrac{z}{2}\)

mà x+y-z=-20

nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{x}{4}=\dfrac{y}{3}=\dfrac{z}{2}=\dfrac{x+y-z}{4+3-2}=\dfrac{-20}{5}=-4\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}x=-4\cdot4=-16\\y=-4\cdot3=-12\\z=-4\cdot2=-8\end{matrix}\right.\)

x,y,z tỉ lệ nghịch với 1/3;1/2;1/5

=>\(\dfrac{1}{3}x=\dfrac{1}{2}y=\dfrac{1}{5}z\)

=>\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{2}=\dfrac{z}{5}\)

mà x+2y-z=8

nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{2}=\dfrac{z}{5}=\dfrac{x+2y-z}{3+2\cdot2-5}=\dfrac{8}{3+4-5}=\dfrac{8}{2}=4\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}x=4\cdot3=12\\y=4\cdot2=8\\z=4\cdot5=20\end{matrix}\right.\)

4 tháng 3

bạn học phương trình chưa


3 tháng 3

Cuộc sống vận động, biến đổi không ngừng và con người không nằm ngoài hoạt động đó. Nhưng dường như, có một ngày vô cùng đặc biệt khiến tất cả mọi người trên thế giới đều học cách chậm lại, trân quý môi trường sống của chính mình đó là Giờ Trái Đất. Tuy nhiên, một số người lại cho đó là việc làm hình thức, màu mè, không cần thiết. Suy nghĩ này thật thiển cận, đáng lên án làm sao.

Giờ Trái Đất là sự kiện thường niên, được tổ chức hàng năm để nhắc nhở mọi người phải tiết kiệm điện, cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường, Trái Đất. Dù chỉ là một tiếng vô cùng ngắn ngủi nhưng nếu tất cả mọi người cùng tắt điện thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền vô cùng lớn, làm giảm lượng khí đi-ô-xít - khí thải gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy, chỉ qua một hành động rất nhỏ, chúng ta đã có thể hạn chế được tối đa những tác động lên Trái Đất. Đây là một việc làm ý nghĩa, cần được biểu dương, ủng hộ và phát huy.

Giờ Trái Đất đem đến rất nhiều lợi ích. Chính vì vậy, chúng ta cần chung ta hành động, cùng nhau bảo vệ "ngôi nhà chung". Bên cạnh việc tắt điện trong Giờ Trái Đất, chúng ta có thể tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Ngoài ra, chúng ta có thể bảo vệ môi trường từ những hành động rất nhỏ như: không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng các phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân; tái chế giấy, lon nhựa; phân loại rác thải,... Chỉ cần mỗi người nâng cao ý thức bản thân cũng như tích cực, vận động tuyên truyền mọi người về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thì chắc chắn rằng, Trái Đất sẽ dần tốt đẹp, trong lành hơn.

Như vậy, ta hoàn toàn có thể khẳng định, sự kiện Giờ Trái Đất là một hoạt động vô cùng thiết thực, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia cũng như cá nhân mỗi người. Hoạt động này không chỉ nhắc nhở chúng ta cần phải nâng cao ý thức giữ gìn môi trường mà còn góp phần bảo vệ tự nhiên trước những tác động không ngừng của biến đổi khí hậu. Chính vì thế, suy nghĩ "Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, chẳng tiết kiệm được bao nhiêu" là một suy nghĩ không đúng đắn, cần phải thay đổi từ hôm nay.

3 tháng 3

2x -3= 5x +6

sử dụng quy tắc chuyển vế

2x-(-5x)= 3+6

2x+5x=9

x(2+5)=9

x .7=9

x= 9:7

=> x= 9/7

3 tháng 3

<=> 2x - 5x = 6+3

<=> -3x = 9

<=> x = -1

Câu 1: (1,0 điểm) Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ bốn số: 2; 8; 3; 12 (NB) Câu 3: (1,0 điểm) (VD) Ba lớp 7A, 7B, 7C quyên góp sách cũ được 180 quyển. Hỏi số sách quyên góp của mỗi lớp là bao nhiêu quyễn? Biết rằng số sách lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 3; 4; 13 Câu 4: (3,0 điểm) (TH) Cho tam giác ABC có AB < AC. Qua điểm A vẽ AM vuông góc với BC (M thuộc BC). a) Tìm trực tâm của tam giác ABM; b)...
Đọc tiếp

Câu 1: (1,0 điểm) Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ bốn số: 2; 8; 3; 12 (NB)

Câu 3: (1,0 điểm) (VD) Ba lớp 7A, 7B, 7C quyên góp sách cũ được 180 quyển. Hỏi số sách quyên góp của mỗi lớp là bao nhiêu quyễn? Biết rằng số sách lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 3; 4; 13

Câu 4: (3,0 điểm) (TH) Cho tam giác ABC có AB < AC. Qua điểm A vẽ AM vuông góc với BC (M thuộc BC).

a) Tìm trực tâm của tam giác ABM;

b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và AM;

c) So sánh góc MBA và góc MCA.

Câu 5 (1,0 điểm) (VDC) Một công ty may có 104 công nhân được chia làm ba tổ. Nếu tổ một bớt đi 1 công nhân, tổ hai bớt đi 2 công nhân, tổ ba thêm vào 3 công nhân thì số công nhân tổ một, hai, ba lần lượt tỉ lệ nghịch với 3; 4; 2. Tìm số công nhân của mỗi tổ.

1

Câu 2: Gọi số quyển sách ba lớp 7A,7B,7C quyên góp được lần lượt là a(quyển),b(quyển),c(quyển)

(Điều kiện: \(a,b,c\in Z^+\))

Số sách lớp 7A;7B;7C quyên góp được lần lượt tỉ lệ với 3;4;13

=>\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{13}\)

Tổng số sách ba lớp quyên góp được là 180 quyển nên a+b+c=180

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{4}=\dfrac{c}{13}=\dfrac{a+b+c}{3+4+13}=\dfrac{180}{20}=9\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}a=9\cdot3=27\\b=9\cdot4=36\\c=9\cdot13=117\end{matrix}\right.\left(nhận\right)\)

Vậy: số quyển sách ba lớp 7A,7B,7C quyên góp được lần lượt là 27(quyển),36(quyển),117(quyển)

Câu 1: Vì \(2\cdot12=8\cdot3\) nên ta có các tỉ lệ thức sau:

\(\dfrac{2}{8}=\dfrac{3}{12};\dfrac{2}{3}=\dfrac{8}{12};\dfrac{8}{2}=\dfrac{12}{3};\dfrac{3}{2}=\dfrac{12}{8}\)

Câu 5: Gọi số công nhân của tổ 1; tổ 2; tổ 3 lần lượt là a(người),b(người),c(người)

(Điều kiện: \(a,b,c\in Z^+\))

Nếu tổ 1 bớt đi 1 người; tổ 2 bớt đi 2 người; tổ 3 thêm vào 3 người thì số công nhân của ba tổ lần lượt tỉ lệ nghịch với 3;4;2 nên ta có:

\(3\left(a-1\right)=4\left(b-2\right)=2\left(c+3\right)\)

=>\(\dfrac{3\left(a-1\right)}{12}=\dfrac{4\left(b-2\right)}{12}=\dfrac{2\left(c+3\right)}{12}\)

=>\(\dfrac{a-1}{4}=\dfrac{b-2}{3}=\dfrac{c+3}{6}\)

Ba tổ có 104 người nên a+b+c=104

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{a-1}{4}=\dfrac{b-2}{3}=\dfrac{c+3}{6}=\dfrac{a+b+c-1-2+3}{4+3+6}=\dfrac{104}{13}=8\)

=>\(\left\{{}\begin{matrix}a-1=8\cdot4=32\\b-2=8\cdot3=24\\c+3=8\cdot6=48\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=33\\b=26\\c=45\end{matrix}\right.\left(nhận\right)\)

vậy: số công nhân của tổ 1; tổ 2; tổ 3 lần lượt là 33(người),26(người),45(người)

3 tháng 3

gọi số tiền đóng góp của ba nhà góp vốn lần lượt là a,b,c

theo đề ta có:

\(\frac{a}{7}=\frac{b}{8}=\frac{c}{9}\) và a+b+c=240

áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau,ta có

\(\frac{a}{7}=\frac{b}{8}=\frac{c}{9}=\frac{a+b+c}{7+8+9}=\frac{240}{24}=10\)

vậy \(\frac{a}{7}\) =10suy ra a=70

\(\frac{b}{8}\) =10suy ra b =80

\(\frac{c}{9}\) =10 suy ra c=90

3 tháng 3

a. giá tiền 1 quyển vở: 7000 + x (đồng)

giá 1 quyển truyện tranh: 5x (đồng)

giá tiền 4 quyển vở: \(4\cdot\left(7000+x\right)=4x+28000\left(\text{đồng}\right)\)

giá tiền 5 chiếc bút: \(5\cdot x=5x\left(\text{đồng}\right)\)

tổng số tiền lan trả: \(4x+28000+5x=9x+28000\left(\text{đồng}\right)\)

giá tiền 3 quyển vở: \(3\cdot\left(x+7000\right)=3x+21000\left(\text{đồng}\right)\)

giá tiền 10 chiết bút: \(10\cdot x=10x\left(\text{đồng}\right)\)

tổng tiền mai phải trả: \(5x+3x+21000+10x=18x+21000\left(\text{đồng}\right)\)

b. tổng số tiền nhận được từ 2 bạn

\(9x+28000+18x+21000=27x+49000\left(\text{đồng}\right)\)

 

4 tháng 3

\(x^2=-1\) (vô lý vì \(x^2\ge0\) với mọi \(x\in R\))

Xét ΔAMC có \(\widehat{AMB}\) là góc ngoài tại đỉnh M

nên \(\widehat{AMB}=\widehat{MAC}+\widehat{MCA}\)

=>\(\widehat{AMB}>\widehat{ACB}=\widehat{ABM}\)

Xét ΔABM có \(\widehat{ABM}< \widehat{AMB}\)

mà AM,AB lần lượt là cạnh đối diện của các góc ABM,AMB

nên AM<AB(1)

ΔABC cân tại A

=>\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

mà \(\widehat{ABN}>\widehat{ACB}\left(\widehat{ABN}=\widehat{ACB}+\widehat{BAC}\right)\)

nên \(\widehat{ABN}>\widehat{ABC}\)

mà \(\widehat{ABN}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{ABN}>\dfrac{180^0}{2}=90^0\)

Xét ΔABN có \(\widehat{ABN}>90^0\)

nên AN là cạnh lớn nhất trong ΔABN

=>AB<AN(2)

Từ (1),(2) suy ra AM<AB<AN