K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4

Olm chào em, cảm ơn đánh giá mười sao của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!


 

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di tích lịch sử của dân tộc hiện nay.Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.      ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN                                             Nguyễn Trọng Tạo có cánh rừng chết vẫn...
Đọc tiếp

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di tích lịch sử của dân tộc hiện nay.

Câu 2. (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản sau đây.

      ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
                                             Nguyễn Trọng Tạo
 có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
 có con người sống mà như qua đời

 có câu trả lời biến thành câu hỏi
 có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

 có cha có mẹ có trẻ mồ côi
 có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

 có cả đất trời mà không nhà cửa
 có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

 mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
 mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

 có thương có nhớ có khóc có cười
 có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

                                             1992

                               (Theo nhavanhanoi.vn)

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, “bức tường” bí ẩn nhất nhân loại      Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.      Mặc dù,...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Những sự thật về Vạn Lý Trường Thành, “bức tường” bí ẩn nhất nhân loại

      Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới.

      Mặc dù, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan mỗi năm, nhưng cho tới nay, nguồn gốc và lý do ra đời thực sự của Vạn Lý Trường Thành vẫn còn đó những nghi hoặc. Bằng cách đi ngược lại lịch sử, nghiên cứu những cấu tạo và tìm kiếm các bằng chứng, ghi chép, các nhà khoa học đã và đang cố gắng giải đáp những bí ẩn xung quanh công trình kỳ vĩ này.

      Trong bài viết dưới đây, hãy cùng điểm lại những điều mà không phải ai cũng biết về Vạn Lý Trường Thành.

      1. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân

      Trong thời nhà Tần, việc xây dựng, bảo trì, giám sát các hoạt động ở Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân bị kết án. Thời điểm đó không có máy móc nên toàn bộ việc thi công đều phải dùng đến sức người.

      Với các tội danh như trốn thuế có thể bị trừng phạt bằng việc xây tường và khuôn vác nguyên vật liệu vô cùng gian khổ cũng như nguy hiểm. Cùng với những tù nhân phạm tôi, Vạn Lý Trường Thành còn được xây dựng bởi các binh lính và dân thường.

      2. Vạn Lý Trường Thành đang dần "biến mất"

      So với nhiều công trình trên thế giới, quy mô của Vạn Lý Trường Thành là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, sự kiên cố của công trình này đang gặp phải nhiều mối đe dọa. Theo Travel China Guide, Vạn Lý Trường Thành đang "biến mất dần theo năm tháng". Thống kê của UNESCO cho thấy gần một phần ba công trình này đã biến mất. Nguyên nhân chính được cho là do những tác động của tự nhiên, thời tiết cũng như sự xói mòn do con người. Tuy nhiên, vẫn có những phần của công trình này được bảo tồn và duy tu tốt.

      3. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng qua hàng nghìn năm

      Vạn Lý Trường Thành không phải công trình được xây dựng dứt điểm trong một lần mà trải qua rất nhiều năm để có được cấu trúc như chúng ta thấy ngày nay. Bức tường thành kiên cố này được xây dựng qua nhiều triều đại của phong kiến Trung Quốc trong suốt hơn 22 thế kỷ. Phần di tích còn lại cho tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong suốt hơn 200 năm.

OLM, Ngữ văn 12, Đọc hiểu văn bản thông tin 

Ảnh: Vạn Lý Trường Thành

      4. Vạn Lý Trường Thành có tuổi đời hơn 2.300 năm

      Được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng, cho tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn 2.300 năm.

      5. Số lượng du khách có thể lên tới 30.000 người mỗi ngày

      Trước thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, tại những khu vực phổ biến trên Vạn Lý Trường Thành có thể đón tới 30.000 du khách tới tham quan mỗi ngày và hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm.

      Bát Đạt Lĩnh là nơi có đoạn Trường Thành được du khách tới tham quan nhiều nhất, nằm cách trung tâm đô thị của Bắc Kinh 50 dặm về phía tây bắc. Nơi này thuộc địa giới của huyện Diên Khánh, Bắc Kinh.

      6. Vạn Lý Trường Thành là một cấu trúc gián đoạn

      Điều này có thể sẽ gây bất ngờ với nhiều người nhưng theo Travel China Guide giải thích: "Vạn Lý Trường Thành là một mạng lưới phòng thủ bao gồm nhiều bức tường và pháo đài được xây dựng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, với một số phân đoạn nằm rải rác trong khi một số khác chạy song song. Ở một số nơi, bức tường thành này có thể cao gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần so với các khu vực khác".

      7. Thơ cổ tiên đoán về việc xây dựng Trường Thành

      Trong “Kinh Thi”, tập thơ cổ được viết từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 trước Công nguyên, đã đưa ra tiên đoán về một công trình kiến trúc vĩ đại nhất trên thế giới được xây dựng ở quốc gia này. Các bài thơ trong “Kinh Thi” đề cập tới nhu cầu phòng vệ của Trung Quốc trước những kẻ xâm lược bằng cấu trúc tường vây che chắn. Đây cũng là tập thơ cổ nhất được tìm thấy ở quốc gia tỷ dân này.

      8. Vẫn còn đó dấu tích của những vết đạn pháo

      Nhìn vào lịch sử trường kỳ của Vạn Lý Trường Thành không khó để nhận ra công trình này vẫn in hằn những dấu tích của quá khứ. Phần Trường Thành qua Gubeikou nằm ở quận Miyun, cách Bắc Kinh khoảng 140 km là nơi mà du khách có thể tận mắt chứng kiến những bức tường thủng lỗ chỗ đạn pháo. Đây là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản vào những năm 1930.

      9. Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng

      Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến ​​trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Trên thực tế, theo Daily mail, tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, được xây dựng trong các triều đại khác nhau là 21.196,18 km.

      10. Gạo nếp được dùng làm vữa

      Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.

      […]

(Theo Đỗ An (tổng hợp), vietnamnet.vn, 5-3-2022)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Đối tượng thông tin được đề cập đến trong văn bản là gì? 

Câu 3. Những dữ liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Chỉ ra một ví dụ để chứng minh.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.

Câu 5. Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về đối tượng thông tin?

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

ÔNG TIÊN ĂN MÀY(1)

     Nguyễn Ất là một người thôn nọ, không nhớ ở xóm nào, thuở nhỏ mô côi cả cha lẫn mẹ, được anh nuôi. Anh là Giáp tham lam, bủn xỉn, không yêu thương em, chị dâu cũng tàn ác hung bạo. Khi Ất lớn ra ở riêng, tài sản của cha bị anh chị chiếm hết. Ất chỉ được một mảnh ruộng cằn với gian nhà nát mà thôi. Nghèo đói quá, Ất phải đi làm mướn, kiếm củi để sống qua ngày. Năm ngoài hai mươi tuổi, Ất nghèo không lấy nổi vợ, anh không đoái hoài đến mà em cũng chẳng muốn hỏi xin.

     Làng bên có một ông nhà giàu. Ất thường làm mướn ruộng cho nhà ấy, lâu dần thành quen. Phú ông có một khoảnh đất bỏ hoang, Ất xin đến ở, bèn gánh cả cơ nghiệp dọn đến. Từ đấy, càng xa cách Giáp, năm hết tết đến cũng chẳng hỏi han gì đến nhau.

     Ất tuy nghèo nhưng hay làm điều thiện, gặp ai bần cùng đều chia sẻ cho họ. Một hôm anh đi làm thuê, chiều tối về thấy một người nằm giữa cửa, lay thì người ấy rên không dậy được. Thắp đèn lên soi thì thấy một ông già gầy guộc, ốm yếu, mắt nhèm, mũi dãi tanh hôi dị thường, nôn mửa, phân vung vãi khắp ngoài cửa. Ất vực dậy hỏi han, ông già nói là người thôn bên, nghèo ốm phải đi ăn xin, tối đến đây mệt quá, xin nhờ một xó nằm nghỉ cho hết đêm. Ất mở cửa đỡ vào, rót nước nóng cho uống, ông già hơi tỉnh, bèn chải chăn chiếu cho nằm; thổi nấu xong gọi ông già cùng ăn. Ông già ốm yếu mà ăn thật khoẻ, ăn hết hơn một đấu gạo còn kêu đói. Ất sẻ thức ăn sang cho ông cụ. Lúc lâu sau, ông cụ mới xoa bụng nói:

     Lão no rồi. Thằng con lão hư đốn không biết hiếu thuận, nếu lão có được người con như cháu thì thật là mãn nguyện.

     Rồi ông lão nằm duỗi dài ra, ngủ thì ngáy như sấm, tỉnh thì ho hắng khạc nhổ, ầm ĩ cả đêm, song Ất không hề tỏ ra khó chịu. Sáng hôm sau, ông già trở dậy, Ất lại sửa soạn mâm bát. Ông già ngăn lại nói:

     Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

     Rồi lấy chậu hứng dưới mũi, ngoảnh lại bảo Ất:

     Lấy cán muôi đập vào mũi lão đi!

     Ất không chịu, ông già nài ép, Ất đành đập mấy cái, máu chảy ra, Ất sợ quả dừng tay lại nhưng ông già bảo cứ đập tiếp. Khi máu thôi chảy thì thấy vàng ùn lên từ đáy chậu, lát sau đã đầy. Ông già quay lại bảo Ất:

     Giữ lấy chỗ vàng này có thể làm giàu được rồi đấy! Cháu hãy gắng làm điều thiện, đừng giảm sút nhé!

     Ất kinh ngạc lạy tạ, lúc ngẩng đầu lên thì cụ già đã đi rồi. Ất được vàng, nhưng giấu kín, vẫn đến ông nhà giàu vay tiền, nói là để đi buôn. Anh bỏ vàng vào đãy, mang lên kinh mua hàng đem về bán. Một năm đi ba bốn chuyến, mới dùng hết nửa số vàng mà tiền đã được hàng vạn vạn, anh bèn từ biệt ông nhà giàu về quê, chuộc lại căn nhà cũ, dần dà mua thêm ruộng, mượn người phá nhà cũ làm nhà mới, trở nên giàu có nhất làng. Sau đó Ất đến nhà người anh, nhờ anh hỏi con gái nhà thế tộc làm vợ.

     Lúc đầu Ất về quê đến chào anh chị, vợ chồng Giáp đối xử nhạt nhẽo. Lâu cũng không thèm sang thăm, bỗng nghe nói người em giàu sụ, lấy làm lạ bèn đến xem. Khi tới nơi thấy gian nhà nát trên mảnh đất xưa kia đã được xây thành căn nhà lớn, sắp sửa làm xong. Em lại còn mua mấy mẫu ruộng xấu của một nhà hàng xóm liền kề, phát quang gai góc làm vườn, thợ thuyền, đầy tớ vận chuyển gỗ đá nối nhau không dứt. Anh chị kinh ngạc quá, hỏi em nguyên do, Ất kể kĩ lại những điều đã gặp, anh chị hâm mộ mãi, hỏi kĩ tuổi tác, hình dạng ông già để còn đi tìm.

     Hơn một năm sau, người anh từ ngoài về vừa lúc có một ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách co ro đi qua cửa. Hai vợ chồng Giáp tranh nhau kéo vào nhà, ép ngồi ghế trên, chẳng kịp hỏi rõ ông ta từ đâu đến. Rồi mổ gà, thổi xôi, chặt cá làm gỏi, cung phụng rất hậu. Ông già khép nép không dám nhận, vợ chồng Giáp đối xử theo lễ càng cung kính, lại nói:

     - Tiên ông cứ lấy hết trong lỗ mũi ra thì cả đời đệ tử này ăn tiêu cũng không hết.

     Sáng hôm sau, ông cụ vái chào xin đi, không tặng lại gì cả. Giáp giữ lại, không cho về, lấy cái nón lớn đặt trước mặt ông cụ, cắm cái dùi to vào Ông già hoảng hốt che đỡ. Giáp nói:

     - Tiên ông không hiểu biết gì cả. Đệ tử không xin nhiều. Vàng cứ đầy này là được.

     Tức thì sai vợ giữ quật tay ông lão, còn mình ra sức gõ vào sống mũi ông vừa chọc máu đã chảy ra. Giáp mừng rỡ nói:

     - Quả như lời chú hai nói, vàng sắp thành rồi.

     Liên tiếp đánh đến nỗi mũi ông cụ vỡ ra, rụng cả răng, khiến ông cụ phải hô cứu mạng. Hàng xóm tứ bề kéo đến, không hiểu duyên cớ là gì. Hỏi thì chồng Giáp giận dữ không chịu nói, hỏi ông cụ mới biết tường tận nhưng ông cụ cũng không hiểu vì sao trước thì cung kính sau lại hung tợn như thế. Ông lão vốn là người bán tương ở thôn bên. Giáp ngày thường bủn xỉn, cả làng đều ghét nên có người chạy đi báo với con trai ông cụ. Anh con trai trước đó thấy cha mãi không về, đang lo đi tìm hỏi, nay hay tin giận lắm, tức khắc cùng người làng đưa cả ông cụ và vợ chồng Giáp lên quan. Quan cho rằng đánh tàn nhẫn một người lớn tuổi như thế thì phải đền tiền tạ tội theo luật, lại nọc vợ chồng Giáp ra đánh mấy chục hèo(2), mông nát cả thịt ra.

(Trích Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh(3), in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Quyển hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Chú thích:

(1) Ông tiên ăn mày được rút trong Lan Trì kiến văn lục - một tập truyện truyền kì bằng chữ Hán do Vũ Trinh biên soạn, bao gồm nhiều câu truyện ngắn, kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật, phong tục, và những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong xã hội thời đó.

(2) Hèo: cây họ cau, thường dùng làm gậy.

(3) Vũ Trinh (1759 - 1828), nhà văn nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, nổi tiếng với tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. Ông cũng sáng tác nhiều văn thơ thể hiện tư tưởng đạo Nho, đồng thời còn là một học giả tinh thông nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, và triết học.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra cách tác giả đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật trong các câu in đậm sau:

Ông già ngăn lại nói:

- Cháu hay làm việc thiện thì không đáng phải nghèo. Ơn một bữa cơm lão không thể không báo đáp.

Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao vợ chồng nhân vật Giáp không được ông già đội mũ vàng, mặc áo bào rách ban tặng vàng?

Câu 4. (1,0 điểm) Nêu ngắn gọn chủ đề của của văn bản.

Câu 5. (1,0 điểm) Hình ảnh hai anh em Giáp, Ất trong văn bản trên khiến em liên tưởng tới truyện cổ tích Việt Nam nào mà em đã học, đã đọc? Vì sao có sự liên tưởng đó? (Trả lời trong 3-5 câu)

0

I would is a.......(công việc,nghề ngiệp yêu thích.VD: nurse;pilot;traffic police;police)

chúc học tốt

2 tháng 4

Sử dụng cấu trúc: I would like to be a(n) ... because ... (bạn có thể nêu tên công việc, nghề nghiệp mình muốn làm trong tương lai như doctor, nurse, police, teacher, pilot, lawyer, barber, singer, chef, cook, painter, writer, poet, engineer, architect, scientist, tailor, football/basketball/volleyball player,... và cũng có thể nêu lý do tại sao nữa nhé!)

#ngophuongloan(chipcuti)
Chúc bạn học tốt hjhj!!

????????????????????????????????????/

1 tháng 4

1, He might go out with his friend this weekend.

2.Ann might forget to call her boyfriend.

3.I might be late for the meeting today.

4.It might snow tomorrow night.