K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

Tác phẩm văn học nói về những năm tháng chiến đấu chống giặc của người Gia Rai là "Người trong bao". Tác giả của tác phẩm này là Trần Văn Khê.

     
2 tháng 5

ủa bạn, bạn trả lời lạ vậy 

6 tháng 4

Trẻ em thường thích nuôi thú cưng trong nhà. Nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng không thích hoặc nghĩ rằng không nên có vật nuôi trong nhà.

Trước hết, vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài vật đã được con người thuần hóa, nuôi trong gia đình. Chúng được nuôi với mục đích phục vụ kinh tế hay làm thú cưng, làm cảnh. Chúng không giống với các loài động vật hoang dã. Việc có một vật nuôi trong nhà cũng đem đến nhiều lợi ích tích cực.

Khi nuôi một con vật, nghĩa là chúng ta sẽ phải có trách nhiệm chăm sóc chúng hằng ngày. Từ việc cung cấp bữa ăn, đến khi chúng đau ốm… Nhờ vậy, chúng ta học được tính kiên nhẫn, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Khi có một loài vật sống gần bên cạnh, chúng ta sẽ phải học cách để hiểu được ngôn ngữ và tập tính của loài vật đó. Từ đó, chúng ta học được cách thấu hiểu, bao dung.

Vật nuôi trong nhà còn giúp chúng ta có cảm xúc tốt đẹp và tích cực. Chắc hẳn ai cũng đã biết về sự trung thành của loài chó đối với con người. Chúng có thể lắng nghe ta vô điều kiện mà không phán xét. Chúng cũng có thể cho ta những cái ôm đầy tình cảm, tập cho ta cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Vật nuôi giống như một người bạn, biết thấu hiểu và quân tâm.

Những người nuôi thú cưng, thường yêu thiên nhiên, biết quý trọng loài vật. Chúng giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn, bước ra ngoài vận động nhiều hơn. Những loài chó, mèo là những loài có tập tính săn bắt, chúng sẽ không thể ở yên một chỗ. Những loài chim cần ánh sáng, cần bụi cây. Những động vật khác thường vẫn cần môi trường thiên nhiên để sinh sống. Ta sẽ có cơ hội để ra ngoài, vận động và nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà vì vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm. Nuôi một con vật cũng cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…

Tuy vậy, rõ ràng lợi ích của việc có vật nuôi trong nhà là lớn hơn. Nhưng việc lựa chọn nuôi hay không nuôi vẫn tùy thuộc vào điều kiện, quan điểm của mỗi người.

cho mình 1 like nha !!!!!!

6 tháng 4

Trẻ em thường thích nuôi thú cưng trong nhà. Nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng không thích hoặc nghĩ rằng không nên có vật nuôi trong nhà.

Trước hết, vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài vật đã được con người thuần hóa, nuôi trong gia đình. Chúng được nuôi với mục đích phục vụ kinh tế hay làm thú cưng, làm cảnh. Chúng không giống với các loài động vật hoang dã. Việc có một vật nuôi trong nhà cũng đem đến nhiều lợi ích tích cực.

Khi nuôi một con vật, nghĩa là chúng ta sẽ phải có trách nhiệm chăm sóc chúng hằng ngày. Từ việc cung cấp bữa ăn, đến khi chúng đau ốm… Nhờ vậy, chúng ta học được tính kiên nhẫn, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Khi có một loài vật sống gần bên cạnh, chúng ta sẽ phải học cách để hiểu được ngôn ngữ và tập tính của loài vật đó. Từ đó, chúng ta học được cách thấu hiểu, bao dung.

Vật nuôi trong nhà còn giúp chúng ta có cảm xúc tốt đẹp và tích cực. Chắc hẳn ai cũng đã biết về sự trung thành của loài chó đối với con người. Chúng có thể lắng nghe ta vô điều kiện mà không phán xét. Chúng cũng có thể cho ta những cái ôm đầy tình cảm, tập cho ta cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Vật nuôi giống như một người bạn, biết thấu hiểu và quân tâm.

Những người nuôi thú cưng, thường yêu thiên nhiên, biết quý trọng loài vật. Chúng giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn, bước ra ngoài vận động nhiều hơn. Những loài chó, mèo là những loài có tập tính săn bắt, chúng sẽ không thể ở yên một chỗ. Những loài chim cần ánh sáng, cần bụi cây. Những động vật khác thường vẫn cần môi trường thiên nhiên để sinh sống. Ta sẽ có cơ hội để ra ngoài, vận động và nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà vì vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm. Nuôi một con vật cũng cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…

Tuy vậy, rõ ràng lợi ích của việc có vật nuôi trong nhà là lớn hơn. Nhưng việc lựa chọn nuôi hay không nuôi vẫn tùy thuộc vào điều kiện, quan điểm của mỗi người.

5 tháng 4

Bạn cho mình xin bài đọc ạ! (mình nghĩ đọc trong sgk là ra đc chứ bn!)

CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY

Ở phố, người ta chỉ trồng được những loại cây be bé. Nhưng sân nhà cũ của Bum lại có một cây ổi. Ông nội kể, lúc mẹ mang bầu nó, ông đã trồng cây ổi này. Ông nghĩ hồi nhỏ ba nó vô cùng thích ổi nên chắc cháu mình cũng sẽ thích ổi như ba nó.

Đúng thật, Bum thích cây ổi lắm. Hồi mới ba, bốn tuổi, nó đã biết cùng ông bắt sâu cho cây ổi nên cây mới lớn như bây giờ. Ông đã bấm để cây có nhiều cành cao, thấp, vững chãi và sai quả. Hương ổi chín toả khắp sân thơm lừng.

Những buổi chiều mát, Bum và bè bạn túm tụm dưới gốc cây, chia nhau những trái ổi chín. Ông nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân gần cây ổi, ngồi đó vừa nghe đài vừa nheo nheo mắt nhìn lũ trẻ vui chơi...

Bum đã xa căn nhà cũ và cây ổi ấy ba năm rồi. Vậy mà khi nhớ lại, kỉ niệm như vừa mới đây thôi.

“Con muốn làm một cái cây. Con muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ của con, muốn luôn bên đám bạn cùng chia nhau từng trái ổi chín và thấy ông ngồi cười hiền lành bên gốc ổi...”. Bum đã viết như thế trong bài văn nói về ước mơ. Cây ổi trong sân nhà cũ, nó đã nhớ biết bao mà chẳng có dịp nói ra.

Khi cô giáo nói với mẹ về ước mơ của nó, ba mẹ đã ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà. Mẹ nói, mai này Bum sẽ mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi, cùng trèo hái, chia nhau những trái ổi thơm lừng. Sài Gòn có quá xa Vũng Tàu đâu. Phố cũ và phố mới thực ra sẽ chẳng cách xa khi mà vẫn nhớ về nhau.

Bum nghĩ tới một cây ổi tương lai, vui lâng lâng. Nó bỗng như nghe thấy tiếng chọc ghẹo nhau của lũ bạn và nụ cười hiền hậu của ông nội trôi theo hương ổi chín ngọt lành... 
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-7-con-muon-lam-mot-cai-cay-trang-31-sgk-tieng-viet-lop-4-tap-2-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-a137890.html

 

5 tháng 4

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe.

Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện.

Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học.

Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường.

5 tháng 4

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe.

Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện.

Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học.

Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường.

5 tháng 4

Bạn này học giỏi Tớ cho 1₫ ok

Có 2 nhân vật. Đó là: một cậu bé và mẹ của cậu bé đó

tick cho mik nhé 

5 tháng 4

Lời cảm ơn là những hạt mưa nhỏ, rơi xuống tâm hồn ta, là nguồn động viên và sức mạnh. Cảm ơn mẹ vì những vòng tay ấm áp, vỗ về khi ta gặp khó khăn. Cảm ơn vì những lời dặn dò, những bữa cơm ấm áp. Lời cảm ơn không chỉ là một câu nói, mà là tấm lòng chân thành, gắn kết giữa ta và người thân yêu. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con, dù trong lúc vui hay buồn, trong giông tố cuộc đời.

5 tháng 4

Tham khảo:

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

                                       Bài làm

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài thơ dao “Công cha như núi ngất trời”.

- Thân bài

+ Nội dung chính: Bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành – cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

+ Nghệ thuật:  Biện pháp tu từ so sánh “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”: Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ. Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).

=> Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

- Kết bài: Đánh giá ý nghĩa, giá trị của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”.

Đúng không bạn ???? đúng thì tick cho mình nha !!!!!