K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu thơ trên là lời nhắc nhở chúng ta khắc ghi công ơn dạy dỗ của thầy cô. Nhờ có thầy cô chúng ta đến được với bên bờ tri thức và học cách trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải tôn trọng thầy cô và học tập thật tốt để báo đáp công ơn dìu dắt chúng ta trên con đường học vấn.

sống không nên hung hăng, hống hách mà cần phải khiêm tốn để tránh rước họa vào thân; làm việc gì cũng cần suy tính trước sau để tránh hối hận không thể làm lại được.

31 tháng 12 2023

Muối của rừng chỉ có một nhân vật người là ông Diểu, nhưng có hai nhân vật thú là cặp đôi khỉ. Trong khi ông Diểu đại diện cho thế giới văn minh loài người, thì hai chú khỉ là hiện thân của thiên nhiên.

 

Như vậy, hành trình cầm súng săn thú rừng của ông Diểu chính là quá trình xâm lấn không gian thiên nhiên của văn minh con người. Ở đầu truyện, ông Diểu cũng giống những tên buôn gỗ lậu, những tập đoàn tiền tỉ chiếm đất xây resort, hay những tay buôn lậu ngà voi, mật gấu.

 

Giống là bởi ông cũng nhìn thiên nhiên như một thứ phông nền để trục lợi và thỏa mãn bản thân. Ông bắn thú không để lấy thức ăn, mà để giải trí nhân dịp “thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng.” Ông vào rừng, lấy thiên nhiên làm niềm khuây khỏa “tất cả những trò nhố nhăng đê tiện hàng ngày”.

 

Cầm cây súng trong tay, ông Diểu như một vị thánh, có quyền quyết định sinh hay sát với muông thú. Ông tha cho mấy con chim vì “chim xanh ông chén chán rồi.” Ông tha cho đôi gà rừng sau khi tự nhủ “bắn sẽ trượt thôi”. Rồi với quyền lực của cây súng, của khoa học và văn minh, ông bắn thành công một chú khỉ.

 

Ông Diểu gọi nạn nhân của mình là “thằng bố ô trọc”, “đồ phong tình phóng đãng”, “vị gia trưởng cộc cằn”, “nhà lập pháp bẩn thỉu”, “tên bạo chúa khốn nạn”. Ông không coi thiên nhiên là thiên nhiên, mà soi chiếu thiên nhiên từ lăng kính con người. Ông trút lên chú khỉ tội nghiệp những hằn học mà ông mang từ xã hội vào trong rừng.

 

Thế nhưng, chính chú khỉ mà ông mới gọi bằng những danh từ thậm tệ kia đã giúp ông thức tỉnh trước thiên nhiên.

 

 

 

31 tháng 12 2023

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết. Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.

 

Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.

 

Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.

 

Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?

 

Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.

 

Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.

 

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

 

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

 

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.

 

Nghị luận về sự tùy tiện khi tham gia giao thông của một số người dân - mẫu 3

 

Trải qua nhiều năm phát triển, hệ thống giao thông của nước ta đang ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn để phục vụ cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, lại có một bộ phận người dân thiếu ý thức, rất tùy tiện khi tham gia giao thông. Đây là một vấn nạn gây nhức nhối suốt thời gian vừa qua, gây bức xúc trong dư luận.

 

Sự tùy tiện khi tham gia giao thông đó, được thể hiện cụ thể qua việc họ phớt lờ những quy định, điều luật chung khi tham gia giao thông. Chỉ chăm chăm vào sự tiện lợi, thoải mái cho bản thân mình, gây nên sự bất tiện thậm chí là nguy hiểm cho người khác. Trên đường bộ, ta bắt gặp các tài xế lái xe khi đã uống rượu bia, rồi lạng lách đánh võng, chở các đồ vật lớn, cồng kềnh. Đã vậy, họ còn vượt đèn đỏ, rẽ sang đường nhưng không bật đèn xi nhan hoặc bật một đằng, rẽ một nẻo. Cùng với đó, là những kẻ thích phóng nhanh vượt ẩu, hò hét, nẹt bô ầm ầm trong khu dân cư đông đúc. Còn ở các phương tiện giao thông công cộng, thì không khó để bắt gặp những người có hơi thở nồng nặc mùi rượu bia, khạc nhổ bừa bãi, nói chuyện và nô đùa ồn ào…. gây ảnh hưởng nhiều đến người khác.

 

Những điều này tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng thực sự gây ảnh hưởng nặng nề đến những người cùng tham gia giao thông khác. Ai cũng vô cùng bức xúc và khó chịu khi gặp phải những người thiếu ý thức như vậy. Thậm chí, những người đó còn là tác nhân gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông, khi cố tình vượt đèn đỏ, lạng lách hay uống rượu bia rồi tham gia lái xe. Không chỉ vậy, những cá nhân ấy còn khiến bộ mặt giao thông của đất nước bị đánh giá thấp theo.

 

Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để khắc phục và đẩy lùi vấn nạn này. Trước hết, là có những hình phạt phù hợp để răn đe và xử lý các tình huống thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Sau đó là đề ra các mức xử phạt cụ thể về những hành vi tùy tiện khi tham gia giao thông của người dân và phổ biến tới mọi người. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của chính chúng ta. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền đến tất cả mọi người về tác hại của sự tùy tiện trong giao thông. Đó mới là biện pháp hữu ích nhất để đẩy lùi vấn nạn này.

 

Giao thông là hoạt động mà mọi người tham gia mỗi ngày. Vì vậy, cần phải có ý thức và chấp hành nghiêm chỉnh các điều luật, quy tắc khi tham gia thông. Không nên có thái độ tùy tiện khi điều khiển xe cộ hoặc di chuyển trên các phương tiện công cộng. Bởi đó là một vấn nạn nhức nhối cần phải đẩy lùi.

 

 

31 tháng 12 2023

Câu "Bạn làm gì đấy" không phải câu bộc lộ cảm xúc vì câu trên là một câu hỏi làm gì dành cho ai đó.

31 tháng 12 2023

ko phải đây là câu hỏi

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in...
Đọc tiếp

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.

Câu 1: Câu văn nào dưới đây không nhăm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giá với mùa xuân

A.Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ

B. Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài... C.Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh

D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mế

Câu 2: Tìm phó từ trong câu:"Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân"

Câu 3: Nhưng BPTT sử dụng trong câu:"Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế."

Câu 4: Cho biết mục đích chính tác giả thể hiện ở đoạn văn: "Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân."

Caua5: Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, nảy nở, của yêu thương, hy vọng. Hãy ghi lại một cách ngắn gọc cảm xúc của em về cảnh sắc và không khí của mua xuân trên quê hương

1
30 tháng 12 2023

Bạn viết câu hỏi rõ ràng ra, chứ chằng chịt thế này không giải được đâu bạn nhé, bạn rút kinh nghiệm.

Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của tác giả đối với những người khốn khổ, bất hạnh. Đoạn trích chất chứa bao nỗi niềm thống khổ của một số phận có cuộc sống éo le, thể hiện khát vọng về cuộc sống với bao tình yêu thương giữa người với người.

câu chuyện này khuyên chúng ta phải đam mê theo đuổi ước mơ của mình 

theo đuoii uoc mo cua minh

Bài  2: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu sau: a)                                                   Thuyền ơi có nhớ bến chăng                                    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) b)                                       Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ? (Ca dao)    c)                                       Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc...
Đọc tiếp

Bài  2: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu sau:

a)                                                   Thuyền ơi có nhớ bến chăng

                                   Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

b)                                       Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

   c)                                       Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

                                      (Tố Hữu)

 d)                                                           Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

                                      (Tố Hữu)

e)                                                         Uống nước nhớ nguồn.                     Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

0