K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Biện pháp tu từ được sử dụng là đảo ngữ: “Đẹp vô cùng" lên trước "Tổ quốc ta ơi”.

- Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu cảm tạo ấn tượng mạnh về cảm xúc và hình tượng câu thơ.

- Tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ và đa dạng của non sông hùng vĩ Việt Nam. 

- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

20 tháng 2

ra vẻ

đúng mình tick cho nhé!!

20 tháng 2

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một túp lều lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Vợ người em than khóc, chim lạ liền bảo may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và từ đó gia đình người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vàng. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

Đáp án:

Mục tiêu:Học chủ đề này,học sinh 

-Đọc:Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích như cốt truyện,nhân vật,lời người kể chuyện và lời nhân vật,yếu tố kì ảo...qua tác phẩm tiêu biểu của Lào Cai:Động Mường Vi - Viết :Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích đã học.

- Nói và nghe:Kể được một truyện cổ tích, biết sử dụng các yếu tố hoang đường,kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể; tóm tắt được nội dung truyện cổ tích mà người khác kể.

-Biết yêu quý,trân trọng và có ý thức giữ gìn,lưu truyền những tác phẩm truyền thuyết,truyện cổ tích của tỉnh Lào Cai.

 

dài quá bn chép trước đi

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.  Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên. (1 điểm)  Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (1 điểm)  Câu 3. Tác giả Phạm Lữ Ân khẳng định: …thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên. (1 điểm) 

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (1 điểm) 

Câu 3. Tác giả Phạm Lữ Ân khẳng định: …thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả.” Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? (1 điểm) 

Bài đọc:

         Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100%  của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực… Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.                                

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0
21 tháng 2

A. Mở bài 

B Thân bài

Luận điểm 1: Giới thiệu về vấn đề quan tâm < Gỉai thích nghĩa >

Luận điểm 2: Thực trạng vấn đề đó trong đời sống hiện nay

Luận điểm 3: Hậu quả

Luận điểm 4: Nguyên nhân dẫn đến

Luận điểm 5: Biện pháp ngăn chặn

C. Kết bài

20 tháng 2

Bài làm tham khảo:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện ngụ ngôn để lại cho người đọc bài học sâu sắc, truyện khuyên chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo mà hãy luôn cố gắng, phấn đấu để hoàn thiện mình.

 

Nhân vật chính trong câu chuyện là một chú ếch, chú ếch được giới thiệu sống trong một cái giếng, bạn bè và hàng xóm của nó chỉ là những con cua và con ốc nhỏ. Vì vậy, con ếch nghiễm nhiên trở thành con vật lớn nhất ở đó, cùng với tiếng ồm ộp từ xa khiến những con vật xung quanh kinh hãi. Mọi hiểu biết của chú ếch chỉ giới hạn trong không gian nhỏ bé của chiếc giếng, từ đó nhìn ra thế giới bên ngoài chỉ là một chiếc giếng nhỏ bằng chiếc vung. Vì vậy, ếch luôn cho mình là nhất.

Nhưng năm đó trời mưa to, nước dâng cao đã đưa ếch ra khỏi chiếc giếng nhỏ và hẹp. Với bản tính kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, luôn cho mình là nhất nên khi đến một môi trường mới, chúng ta vẫn không hề sợ hãi hay nể nang ai. Ếch quá kiêu hãnh nên đã bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Đó chính là hình phạt thích đáng dành cho những kẻ hẹp hòi, luôn kiêu ngạo và khoe khoang.

Câu chuyện dạy cho người đọc những bài học quý giá. Truyện phê phán tính chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, lòng dạ hẹp hòi nhưng luôn cho mình là nhất, coi thường những người xung quanh. Đồng thời, nếu muốn thành công, bạn không thể ngồi mãi dưới đáy giếng nhỏ mà phải vươn ra thế giới, tích cực học hỏi và trau dồi khả năng của mình. Mỗi người phải nhận thức được những hạn chế, yếu kém của bản thân, từ đó nỗ lực tu dưỡng để khắc phục những hạn chế đó.

20 tháng 2

Nhà thám hiểm Ma Gien Lăng, một nhân vật sôi nổi và đầy tò mò, đã bắt đầu một hành trình ra Châu Mỹ để tìm kiếm những điều mới lạ và khám phá văn hóa độc đáo của các cộng đồng trên lục địa mới. Mỗi bước chân của anh là một chuyến phiêu lưu, từ rừng núi đến thảo nguyên, hòa mình vào những vùng đất chưa được khám phá.

Nhà thám hiểm này đã đối mặt với nhiều thách thức từ thiên nhiên hoang dã, nhưng bằng lòng kiên trì và sự sáng tạo, anh ta đã vượt qua mọi khó khăn. Cuộc phiêu lưu không chỉ là về việc tìm kiếm kho báu hay những vùng đất mới, mà còn là về sự hiểu biết về con người và văn hóa trong những điểm đất mới của Châu Mỹ.

Nhà thám hiểm Ma Gien Lăng trở nên nổi tiếng không chỉ vì những khám phá của mình mà còn là vì lòng đam mê cháy bỏng với sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên của Châu Mỹ. Những câu chuyện về cuộc phiêu lưu của anh ta đã trở thành nguồn cảm hứng cho những người muốn tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh mình.

 

20 tháng 2

Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Không chỉ vậy truyện còn để lại cho người đọc bài học giá trị.

Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Hoàn cảnh sống là đáy giếng - một nơi chật hẹp, tối tăm và khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường với con nhái, con cua, con cóc. Môi trường sống ấy, quan hệ “cộng đồng” ấy, nơi “vương quốc” đáy giếng đã làm cho ếch tự phụ, kiêu căng.

Tiếng kêu của ếch chỉ “ồm ộp” trong đáy giếng, nhưng các loài vật “rất hoảng sợ”. Vì ếch sống “lâu ngày”trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành “bệnh” trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung”. Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình “oai như một vị chúa tể”.

Khi rời khỏi môi trường đáy giếng, ếch vẫn “quen thói cũ”, “nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp”. Từ đáy giếng lên mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ “nó đã nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời”, ếch vẫn “coi trời bằng vung”. Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường. Kết cục là ếch bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Như vậy, t ruyện đã phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta luôn cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Tóm lại, Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn hấp dẫn, gửi gắm đến mỗi người một bài học về tầm nhìn trong cuộc sống.