K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam viết: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam viết:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két.

- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối..

(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2009, tr. 108 - 109)

Anh/chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

0
22 tháng 4

Tác phẩm "Miền Trung" của Hoàng Trần Cương là một bản tình ca sâu lắng, thể hiện tình yêu và sự ngưỡng mộ sâu sắc của tác giả đối với vùng đất và con người miền Trung của Việt Nam. Với nền tảng là những khó khăn, thử thách mà thiên nhiên khắc nghiệt mang lại, tác phẩm không chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của miền đất này mà còn là sự tri ân đối với những con người đã không ngừng chiến đấu và vươn lên từ những gian khó. Miền Trung trong tác phẩm của Hoàng Trần Cương như một người anh hùng thầm lặng, kiên trung với vẻ đẹp rắn rỏi, mộc mạc mà say đắm lòng người. 

18 tháng 4

Ai giúp mik với

 

Những đặc trưng cơ bản của phương tiện phi ngôn ngữ: 

- Biểu hiện nét mặt

- Hành động, cử chỉ

- Ngữ điệu khi nói

- Ngôn ngữ cơ thể và tư thế

- Không gian

- Giao tiếp bằng mắt

- Giao tiếp qua xúc giác

- Vẻ bề ngoài

Ví dụ: 

- Khoảng không gian cá nhân cần thiết khi trò chuyện bình thường với một người thường dao động trong khoảng từ 45cm đến 1.2 m. Mặt khác, khoảng cách cá nhân cần thiết khi nói chuyện với một đám đông là khoảng 3 m đến 3.5 m.

- Một cái bắt tay yếu ớt/ một cái ôm ấm áp/ một cái vỗ nhẹ vào đầu... đều mang một thông điệp nào đó.

- Khi mọi người bắt gặp người hoặc vật mà họ cảm thấy hứng thú, tỷ lệ chớp mắt tăng lên và đồng tử giãn ra.

- Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulgaria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”.

- Xem xét lượng thông tin có thể được truyền đạt bằng một nụ cười hoặc một cái cau mày. Vẻ mặt của một người thường là thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy, thậm chí trước khi chúng ta nghe họ nói gì.

15 tháng 6

Phương tiện phi ngôn ngữ là các phương tiện truyền đạt thông tin mà không sử dụng ngôn ngữ. Đặc trưng cơ bản của phương tiện phi ngôn ngữ bao gồm:

1. Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh để truyền đạt thông tin, cảm xúc và ý nghĩa.

2. Âm nhạc: Sử dụng âm nhạc, nhạc cụ và giai điệu để tạo ra cảm xúc và truyền đạt thông điệp.

3. Màu sắc: Sử dụng màu sắc và sắc thái để truyền đạt ý nghĩa và tạo ra ấn tượng.

4. Hình thức: Sử dụng hình thức, cấu trúc và định dạng để truyền đạt thông điệp một cách trực quan.

5. Giao diện: Sử dụng giao diện, biểu tượng và biểu tượng để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

 
15 tháng 4

bài nào ạ

15 tháng 4

Bài thơ Người đi tìm hình của nước tác giả Chế Lan Viên