K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1

A và C

A và C nha bạn

26 tháng 1

Hùng Vương thứ mười tám có có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn, một người là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển. Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

( 9 câu đó nha )

Cây tre là một niềm tự hào chính đáng của Việt Nam. Không biết từ bao giờ, cây tre đã trở thành người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre con là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Các em bé con có đồ chơi gỗ nữa ngoài mấy cây que chuyện đánh chất bằng tre. Tuổi giả hút thuốc làm vui. Tre đã hi sinh để chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhớ cho mình nha 

25 tháng 1

Danh từ: sự đau khổ, cách khắc phục, nỗi buồn

Động từ: hy vọng, bình tâm, bình bầu, mong muốn

Tính từ: bình dị

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm

Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát.

Câu 2: Dấu chấm lửng ở câu thơ đầu tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê khác. Bên cạnh đó có thể hiểu dấu ba chấm là tiếng ngân dài trong câu hát của người mẹ.

Câu 3: Biện pháp tu từ nhân hóa "trái hồng trái bưởi đánh đu ngày rằm" kết hợp cùng biện pháp điệp cấu trúc "Bao giờ cho đến..."

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Khơi gợi khát khao thời thơ ấu với những hình ảnh quen thuộc 

- Tô đậm tình cảm của tác giả đối với hồi ức tuổi thơ của mình.

Câu 4: Đoạn thơ trên gửi tới chúng ta thông điệp: ghi nhớ công lao chăm sóc dưỡng dục trời bể của mẹ. Chúng ta cần sống sao cho tròn đạo hiếu, đối xử thật tốt với mẹ đừng khiến mẹ phải buồn hay lo lắng về chúng ta. 

24 tháng 1

câu 4.Sửa lại là : Tớ chẳng biết mình đang nghĩ gì.

Câu 4: Tớ chẳng biết mình đang nghĩ gì. ( bởi đây là một câu trần thuật nên sẽ không kết thúc bằng dấu hỏi chấm )

24 tháng 1

Quê em là một ngôi làng nhỏ và bình yên. Bình thường, người trẻ trong làng chủ yếu đi làm trong nhà máy trên thành phố. Các chàng trai, cô gái thì tất bật học hành. Nên trông cả ngôi làng có vẻ yên lặng và vắng vẻ. Cả một năm, chỉ vào dịp Tết, mọi người mới trở về đoàn tụ cùng nhau. Thế nên, ngày Tết là ngày mà nhà nhà mong đợi.

Ở quê em, ngày Tết như một câu thần chú, đánh thức cả một vùng quê dậy. Độ từ hai ba tháng chạp - ngày đưa ông Táo về trời, là mọi thứ dần dần thay đổi. Ngoài những công việc hằng ngày, mọi người tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Từ cắt tỉa bụi cỏ, hàng cây trước nhà, sau vườn, đến quét vôi lại hàng rào đã cũ. Rồi lại lau chùi nhà cửa, giặt giũ rèm, chăn, đệm… Và còn cả việc lau chùi lại bộ lư đồng, bộ bàn ghế… Tiếng cười nói lúc dọn dẹp của các ngôi nhà ồn ã khắp cả khu xóm. Nhìn từ xa, những sào phơi đồ nhà nào cũng giăng kín, như muôn vàn cánh chim đang vỗ cánh trong gió mới.

Và rồi, những hàng quán, khu chợ cũng đông vui và tấp nập hơn. Những mặt hàng Tết được trưng bày rất nhiều. Tuy không phong phú và hoành tráng như trên thành phố, nhưng lại có một vẻ đẹp mộc mạc rất riêng. Trên những bãi đất trống, các thương lái dừng lại, bày nào mai, nào quất, nào dưa, nào chuối để bán… Người mua kẻ bán xôn xao từng góc đường. Những đoạn đường như thế, thường sẽ bị ùn tắc, nhưng chẳng ai khó chịu cả, vì Tết mà. Rồi những hàng tạp hóa bắt đầu bày ra đủ thứ bánh mứt, kẹo hạt với các món đồ trang trí năm mới xinh xắn, đủ làm mê mệt bất kì đứa trẻ nào. Ở chợ, các hàng áo quần, lá, nếp, thịt… cũng nô nức và đông vui hơn hẳn thường lệ. Đi ngoài đường, thật dễ dàng để bắt gặp ai đó chở những cành mai, chậu quất, hay vài túi đồ lớn sắm Tết.

Độ dặm hôm sau, người đi làm đi học xa nô nức trở về nhà. Cả ngôi làng vốn rộng lớn bỗng trở nên chật hẹp. Đâu đâu cũng là người, là hoa, là quà, là tiếng cười nói, tiếng hỏi thăm nhau. Những quán ăn, nhà hàng cũng được dịp đông đúc bởi mọi người kéo nhau đi liên hoan sau một năm làm ăn xa nhà.

Và rồi, sau bao mong chờ, thì Tết chính thức đến. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nhau ngồi xem Táo quân, ăn mứt, uống trà. Bầy trẻ nhỏ thì đi ngủ trong sự háo hức chờ ngày mai. Suốt ba ngày Tết, dù là những cô những bác nông dân cũng khoác lên bộ áo đẹp nhất để đi chúc Tết nhau. Những câu chúc, những bao lì xì đỏ thắm cứ thế mà trao đi trong sự vui tươi của mọi người.

Mẹ thường bảo, Tết là tốn kém, thế nhưng lại luôn mong Tết về. Vì nhờ Tết, cả nhà được quây quần bên nhau. Nhờ Tết, mọi người mới gần nhau hơn, mới có thời gian lau dọn, thắp nén nhang cho ông bà tổ tiên. Niềm vui của Tết là niềm vui của sự sum họp và đoàn viên. Chính vì thế, em vẫn luôn yêu Tết vô cùng!

24 tháng 1

                                                 Bài Làm

Cảnh sinh hoạt trong dịp Tết là một hình ảnh đầy sôi động và ấm áp. Ngay từ những ngày cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngõ ngách, con phố. Những ngôi nhà được trang trí lung linh với những bóng đèn, cây thông và hoa đào, hoa mai tạo nên một không gian rực rỡ và phấn khích. Trong gia đình, mọi người hăng say dọn dẹp nhà cửa, lau chùi, quét dọn để chuẩn bị đón mừng năm mới. Mọi người cùng nhau nấu nướng, chế biến những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, nem rán, mứt, xôi gấc... Mùi thơm của các món ăn truyền thống lan tỏa khắp nhà, tạo nên không gian ấm cúng và đậm đà tình thân. Trong những ngày cuối năm, mọi người cũng tất bật đi chợ để mua sắm những đồ cúng, hoa quả, cây cảnh để trang trí bàn thờ tổ tiên. Cảnh người dân đông đúc, tấp nập trên các con phố chợ tạo nên một không khí sôi động và vui tươi. Vào đêm giao thừa, gia đình tụ họp lại để cùng nhau chờ đón năm mới. Mọi người cùng nhau thắp nến, cúng tổ tiên và cầu mong một năm mới tràn đầy may mắn và thành công. Tiếng cười, tiếng chúc Tết vang lên khắp nhà, tạo nên một không khí ấm áp và đoàn viên. Trong những ngày đầu năm mới, mọi người thường thăm viếng nhau, chúc Tết nhau. Cảnh các gia đình đón khách, mời khách vào nhà, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ và những ước mơ, kỳ vọng cho năm mới. Cảnh sinh hoạt trong dịp Tết là một cảnh tượng đầy màu sắc và ý nghĩa. Nó tạo nên một không gian ấm áp, đoàn kết và gắn kết tình thân trong gia đình. Đó là thời điểm mọi người sum vầy bên nhau, quên đi những lo toan cuộc sống để tận hưởng những giây phút đáng nhớ của một năm mới.        BÀI VĂN MẪU NHA BẠN!😀

Mình có thể sử dụng một vài dấu hiệu nhận biết. Ví dụ như nội dung thường sẽ phải có một cốt truyện, mạch truyện và chủ đề rõ ràng. Trong mạch truyện có các nhân vật, sự việc, sự kiện theo từng diễn biến, mạch cốt truyện sẽ là phương thức biểu đạt tự sự. Người viết sử dụng dùng ngôn ngữ để cho người nghe hoặc người đọc có thể hiểu được, hình dung được nhân vật, sự việc mà người nói, người viết đang đề cập đến sẽ là phương thức miêu tả... Tương tự như vậy mỗi phương thức sẽ có cách nhận diện riêng biệt. Bạn chú ý làm nhiều bài tập sẽ nhận ra thôi ạ.