K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2018

k mình nha rồi kb .

30 tháng 4 2018

ukm mk kb nhé 

30 tháng 4 2018

"Muốn ngao du thì cần phải đi bộ"_ đó chính là quan điểm của Ru-xô thể hiện trong văn bản "Đi bộ ngao du của ông". Và để chứng minh cho quan điểm đó của mình, ông đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể, bao gồm các lợi ích của việc đi bộ. 
Đi bộ có lợi ích trong nhiều khía cạnh: 
+Đi bộ thì ta được tự do và không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì: không lệ thuộc vào gã phu trạm; không lệ thuộc vào các con đường sẵn có, ta có thể thoải mái đi bất cứ con đường nào mà ta muốn;ta được tự do tự tại với con đường ta đã chọn, thoải mái với thời gian ta có. 
+Đi bộ ngao du ta có thể học hỏi được nhiều điều,trau dồi thêm tri thức:xem xét tất cả những thứ ta đi ngang qua, sưu tập và tìm hiểu những thứ ta tìm được. 
+Đi bộ ngao du giúp ta khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất: sự vận động giúp khoẻ cơ, tinh thần thoải mái ==> ăn ngon, ngủ yên==>tăng cường sức khoẻ. 
Vậy là ,đi bộ ngao du có biết bao nhiêu là lợi ích.Đúng như Ru-xô đã nói"Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào,ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Có đi bộ,thưởng thức thiên nhiên, ta mới có thể nhận ra được lợi ích từ việc đi bộ. Tóm lại, việc đi bộ đem lại cho ta nhiều lợi ích,hãy đi bộ ngao du và tận hưởng lợi ích từ nó!

* Lợi ích của việc đi bộ 
- Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do. 
- Đi bộ ngao du giúp trau dồi kiến thức. 
- Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khỏe.

1 tháng 5 2018

viet sai chu thanh duc roi kia ban

1 tháng 5 2018

Khi đến ngã ba Thành thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi cây dầu đôi hơn 200 tuổi có vóc dáng cao to, bộ gốc cuồn cuộn tới 3 – 4 người ôm vẫn không hết.Tán cây che mát đường điNhiều người dân địa phương không biết cây có tự bao giờ. Nhưng theo dẫn chứng lịch sử thì vào năm 1793 thành Diên Khánh bắt đầu được xây dựng thì cây dầu đôi đã có mặt.Thân cây dầu đôi song song với nhauCây dầu đôi 200 tuổi rất quen thuộc, gần gũi với người dân nơi đây. Cây nằm bên vệ đường, có độ cao khoảng 30m, lá sum suê tươi tốt quanh năm, thân tách ra làm đôi song song với nhau nên người dân đặt tên cây dầu đôi. Người dân tận dụng các bóng mát để buôn bán kiếm thêm thu nhập.

Cây dầu đôi gắn liền với miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong, là chứng tích lịch sử của Khánh Hòa.Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, cây vẫn âm thầm lặng lẽ như một người lính đứng gác đền thành cổ Diên Khánh.Người dân tận dụng bóng mát để buôn bánNgười dân nơi đây mỗi khi xa quê không quên được hình ảnh về cây dầu đôi hơn 200 tuổi. Đây cũng là một trong những nét đáng chú ý của du lịch Nha Trang.

viết phần mở bai nói đến cây dầu đôi như thế nào 2 ý bạn ghi đã nói đến than bài rồi thì phải?

28 tháng 4 2018

minh ne

28 tháng 4 2018

nè sao em còn thức thế hả không ngủ là anh phô cô chú đấy

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-di-duong-cua-ho-chi-minh-de-lam-sang-to-nhan-dinh-sautu-nhung-bai-tho-viet-trong-hoan-canh-nha-tu-duoi-che-do-tuong-gioi-thach-tan-bao-va-muc-nat-toat-ra-mot-phong-thai-ung-dung-mot-khi-phach-hao-hung-y-chi-sat-da-c35a1674.html#ixzz5E14ohfdF

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.



 

28 tháng 4 2018

- Qua bài thơ "Đi đường" ta thấy từ nhà ngục này chuyển sang nhà ngục khác mà chân tay lại bị chói nhưng Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh ấy vượt qua bao hiểm trở cũng như khó khăn trên đường đi với tâm hồn thi sĩ Bác đã viết nên những vần thơ rất hay này thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên , như muốn hòa vào thiên nhiên hùng vĩ với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mới đọc câu thơ này lên đã đủ thấy những thử thách to lớn đối với người leo nó và dường như ko ai có thể vượt qua được nhất là ở trong tình trạng bị áp giài chân tay bị chói chặt như Bác thì khó ai tin được Người có thể vượt qua muôn trùng núi như vậy thế nhưng Người đã làm được để rồi :"thu vào tầm mắt muôn trùng núi non"
Từ đây ta có thể thấy ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian nan của Bác ko điều gì có thể sánh được vượt qua bao núi Bác tưởng tượng như chính những ngọn núi ấy là bạn đồng hành của mình chứ hoàn toàn ko phải là nhưng trở ngại cản bước chân của mình 

28 tháng 4 2018

Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

28 tháng 4 2018

ban hoi me mk y

mẹ mk là giáo viên dạy văn lớp 6789

còn là giáo viên chủ nhiệm lớp 8

27 tháng 4 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

2 tháng 5 2018

Câu trần thuật. Hành động nói trình bày

14 tháng 5 2019

Câu trần thuật. Hành động nói trình bày

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. 
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. 
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… 
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. 
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. 
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. 
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

17 tháng 6 2021

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. 
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. 
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… 
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. 
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. 
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. 
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.