K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Đề thi đánh giá năng lực

17 tháng 2 2022

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, việc con người sử dụng mạng xã hội không còn nhiều xa lạ. Nhưng cũng từ đó nảy sinh ra hiện tượng “ném đá tập thể” đáng báo động. Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Ở trên mạng xã hội, con người cư xử với nhau theo nhiều cách: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có. Một thực trạng không khó nhận ra đó là việc con người ném đá nhau trên mạng, dù không quen biết nhưng qua một bài viết, một góc nhìn, những người xa lạ có thể chửi bới, ném đá người khác thậm chí là dẫn đến xô xát ngoài cuộc sống. Nguyên nhân của hiện tượng ném đá tập thể đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của những người sử dụng mạng xã hội chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn được công nhận quan điểm của mình là đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan phải kể đến là do ảnh hưởng từ môi trường sống của các bạn có nhiều hành vi chưa được đẹp, hoặc cũng có thể do các bạn chưa thực sự được giáo dục đến nơi đến chốn,… Hậu quả của việc ném đá tập thể đầu tiên phải kể đến là nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Ngoài ra, việc ném đá trên mạng xã hội cũng như sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Nhà nước cũng như các đơn vị chức năng nên có những biện pháp cụ thể để hạn chế tình trạng này. Mỗi người một hành động nhỏ nhưng tạo ra một xã hội tốt đẹp, chính vì thế, chúng ta hãy sống và đối xử văn minh với nhau ngay từ hôm nay. 

HT nha anh 

%%%%%% 

@@@@

30 tháng 1 2022

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sai thì thôi nhé !!

[ HT ]

30 tháng 1 2022

Thuyết minh là một bài thuyết về chi tiết cuả nó , tác dụng của nó và áp dụng cuộc sống ( - 1 đ )

Đấy là tóm tắt ( - 3 đ )

Và chưa có phong cách ngôn ngữ tứ tuyệt ( - 2,5 đ )

Tổng kết :

10 - ( 1 + 3 + 2,5 ) = 4,5 ( điểm )

Bài này đi thi thì chắc trượt tốt nghiệp đại học

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua bài thơ sau:Quả sấu non trên caoChót trên cành cao vótMấy quả sấu con conNhư mấy chiếc khuy lụcTrên áo trời xanh nonTrời rộng lớn muôn trùngĐóng khung vào cửa sổLàm mấy quả sấu tơCàng nhỏ xinh hơn nữaTrái con chưa đủ nặngĐể đeo oằn cành congNhánh hãy giơ lên thẳngTrông ngây thơ lạ lùng.Cứ như thế trên trờiGiữa vô...
Đọc tiếp

Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua bài thơ sau:

Quả sấu non trên cao

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn cành cong
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên ánh nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đầy ngào ngạt
Thoáng như một nghi ngờ
Trái đã liền có thật

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào

Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột.

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu.

Chao! Cái quả sấu non
Chưa ăn mà đã giòn
Nó lớn như trời vậy
Và sẽ thành ngọt ngon.

4
18 tháng 1 2022

Gợi ý bài tập:
Bài thơ thể hiện những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua những phương diện sau:
– Về chức năng:
+ Bài thơ làm nhiệm vụ cung cấp hiểu biết về quả sấu, tuy rằng vẫn có ít nhiều thông tin về quả sấu: vị trí, quá trình phát triển, màu sắc, độ chua giòn.
+ Chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: từ hình tượng quả sấu để nói về sự sống, về quá trình hình thành, phát triển, bảo vệ sự sống nói chung và con người nói riêng.
– Hình tượng trung tâm: là hình tượng quả sấu non. Đó là hình tượng cụ thể, sinh động nhưng qua đó nói lên nhiều ý nghĩa khái quát sâu xa. Tính hình tượng có quan hệ mật thiết với tính hàm súc.
– Hình tượng quả sấu non được tạo nên bởi những chi tiết cụ thể, sinh động: hình dáng, vị trí, màu sắc, mùi vị… Những điều đó cũng bộc lộ tính cá thể không lẫn với hình tượng khác.
– Bài thơ tràn đầy cảm xúc thẩm mĩ: nâng niu quí trọng cái đẹp dù nhỏ bé, mộc mạc, đơn sơ.

Nhớ cho một đánh giá câu trả lời hay nhất và cảm ơn nha。

18 tháng 1 2022

Cop mạngggggggggggggggggggggg

13 tháng 1 2022

Tham khảo!!!

Việc học từ trước đến nay luôn là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta có thể đi đến mọi miền Tổ quốc để học hỏi cũng như luôn luôn phải có tránh nhiệm với quê hương mình. Và bàn về vấn đề này thì Louis Pasteur cũng có ý kiến cũng đã có ý kiến đúng đắn rằng “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.

Đầu tiên ta phải hiểu được ý kiến của Louis Pasteur nêu ra, “Học vấn không có quê hương”. Chúng ta cũng cần hiểu “Học vấn” cũng chính kiến thức mà mỗi người chúng ta có thể tiếp thu được qua quá trình học tập có thể là trong trường học cũng như ở bên ngoài xã hội. Đó là kiến thức mà chúng ta nghiên cứu, và cũng đã được nhân loại tích lũy biết bao nhiêu năm nay và đáng nói hơn lượng kiến thức đó dường như cứ ngày càng được mở rộng không ngừng và càng ngày càng nhiều. Còn đối với ý “Học vấn không có quê hương” ta cũng có thể cảm nhận được việc học không có giới hạn lãnh thổ, cũng như không có giới hạn bởi một quốc gia hay quê hương nào. Người ta như cảm nhận được chính nơi nào có điều kiện để con người học tập, đồng thời cũng sẽ có điều kiện để có thể giúp cho con người vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì quả thực cũng chính nơi đó có sự học. Không dừng lại ở đó thì ta nhận thấy được ý tiếp theo mà Louis Pasteur nêu ra ở đây đó chính là “người học phải có Tổ quốc”. Ý này thực sự không hề mâu thuẫn với ý trên mà Louis Pasteur đã nêu ra. Con người ta cũng cần biết được Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên đồng thời cũng chính là người có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Trong mỗi chúng ta thì mỗi người đều có quê hương của riêng mình và tổ quốc của mình. Đó chính là nơi gắn bó, yêu thương và đồng thời cũng lại có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến cho nước nhà.

“Học vấn không có quê hương” như đã nói rằng chó dù học tập ở đâu hay thành đạt ở bất cứ nơi nào thì bản thân chúng ta cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước nữa. Thực tế có thể nhận thấy được có rất nhiều người Việt Nam học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội của chính mình. Những người con của đất nước học hành cũng chính là nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu. Đồng thời thì chính họ cũng chính là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, cũng như cả tiền của để xây dựng đất nước góp phần có thể quảng bá hình ảnh đất nước người dân của chính mình. Ta không thể quên được nhạc sĩ Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, thế rồi lại nghe danh Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã làm rạng danh non sông đất nước Việt ta với giải thưởng fields về toán học

Học tập thực sự như chiếc la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và đó cũng chính là sự vươn đến những đỉnh cao tri thức đặc biệt cũng luôn luôn mong muốn hướng đến mực tiêu thật cao đẹp. Nhờ có học tập mà ta có tri thức để có thể sống thật tốt đồng thời phê phán thái độ sống, lối sống vô cảm. Lên án gay gắt những người lại xem nhẹ học vấn, người mà lại từ chối quê hương, quên nguồn cội của chính mình. Phê phán người học mà lại học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân của mình mà thôi.

Tất cả mỗi người chúng ta cũng cần có khát vọng học tập, mỗi người cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu. Bởi có ai đó nói “học tập là cuốn vở không trang cuối” chính vì kiến thức của nhân loại là vô hạn không có điểm dừng. Mỗi hãy tự làm giàu kiến thức cho chính mình. Bên cạnh đó người học thông minh cũng phải biết học có chọn lọc, đồng thời cũng phải biết hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc chúng ta, như thế mới là học.

Mỗi người cũng hãy xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành nữa. Bởi biết được rằng mọi lý thuyết sẽ chẳng có tác dụng gì nếu như nó không được ứng dụng vào hực tiễn. Hãy tìm cho mình một các học có phương pháp, có cách thức để có thể tiếp nhận được nhiều nhất kiến thức của nhân loại. Và quan trọng hơn là phục vụ cho chính bản thân bạn cũng như đất nước bạn đang sống và gắn bó. Học kiến thức là điều quan trọng nhưng đừng bao giờ quên được việc trang bị nội lực, kĩ năng mềm cho chính bản thân. Vì đôi lúc khi đi ra ngoài cuộc sống những kiến thức bạn hiểu mà không khéo bày tỏ lại là một khúc mắc rất lớn cho người nghe. Có kiến thức là một chuyện, biết biến kiến thức đó thành công cụ thì chúng ta cần phải có kỹ năng.

Louis Pasteur nói “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” thực sự đúng đắn. Có rất nhiều thành phần khi họ giỏi, họ có kiến thức thì họ lại quên đi Tổ quốc của chính họ. Thực sự đây là một sự vô ơn, nhưng ngược lại cũng phải đặt ra câu hỏi là nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người hiền tài chưa? Hiểu một vấn đề ta phải đặt nó trong nhiều mối quan hệ thì mới có thể đáng giá được nó, nhưng xét cho cùng câu nói cũng là một câu nói thật đúng và đáng để người ta suy ngẫm.

tham khảo nha 

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi!

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

Quê hương – hai tiếng thân thương ấy mỗi lần vang lên khiến ta đều không khỏi xúc động,bồi hồi. Hình bóng quê hương dõi theo chúng ta cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, con người phải ra sức học tập và tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật thì mới có thể bắt kịp với nhịp sống. Nhưng tiếp thu phải có chọn lọc, hòa nhập chứ không phải hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà Louis Pasteur đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.

“Học vấn không có quê hương” có nghĩa là gì? Trước hết ta cần hiểu “học vấn” là những hiểu biết, tri thức của con người nhờ học tập mà có được. Học tập là cả một quá trình dài và phức tạp với mục đích là tích lũy kiến thức về thiên nhiên, xã hội, con người…Tiếp đó, “học vấn không có quê hương” có nghĩa là việc học không bao giờ giới hạn trong một lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào cả. Bác Hồ cũng từng nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” ,sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Nếu ví sự học là một con đường không có đích đến thì người học chỉ là một lữ khách phiêu du qua những dấu chân mà ta đã để lại mà thôi.

“Người học phải có Tổ quốc” có nghĩa là gì? Mỗi người khi sinh ra đều mang cho mình một quốc tịch. Ai cũng đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi ta trưởng thành và phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và cống hiến. Nhận định của Louis Pasteur: “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”muốn khẳng định rằng con người phải biết nỗ lực vươn đến đỉnh cao của tri thức, từ đó hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến cho quê hương, đất nước mình.

Việc học thực sự cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi người. Xác định đúng đắn mục đích của việc học“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” con người không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại. Từ đó càng làm dày thêm truyền thống hiếu học tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời. Bởi vậy ta mới nói “học vấn không có quê hương” vì chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau. Ông cha ta cũng đã răn dạy rằng “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” quả là không sai. Ngày nay, cách chúng ta tiếp thu tri thức ngày càng rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.

Trên con đường chinh phục kho tri thức nhân loại, mỗi cá nhân phải ý thức được việc học và không ngừng “học, học nữa, học mãi” bởi có đi hết cuộc đời này ta không thể nào biết hết kho tàng tri thức của nhân loại. Học vấn không chỉ giới hạn trong những cuốn sách hay những bài giảng trên lớp của thầy cô, mà chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể tự hào về chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Nghĩa được vinh danh tại Úc . Từ một học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm“. Không chỉ dừng lại ở đó, Nghĩa còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện. Hàng giờ, hàng ngày trôi qua lại có không biết bao nhiêu những phát minh mới, kiến thức mới. Thế nên, đừng bao giờ thỏa mãn với những gì ta biết và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ. Ta phải học kiến thức, học cái hay, cái đẹp không chỉ để làm giàu vốn hiểu biết mà còn để tồn tại, chung sống và để khẳng định bản thân.

“Học vấn không có quê hương“. Quả thực như vậy! Nhưng còn người tiếp thu nó thì không, không ai sinh ra trên đời này là không có quê hương cả. Quê hương được ví như một người mẹ luôn che chở cho ta, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất và là điều vô giá đối với mỗi người. Một điển hình cho sự cống hiến, đóng góp cho nước nhà đó là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình – giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Năm 1979, ông tham gia kì thi Toán Quốc tế và đã giành giải đặc biệt. Sau đó ông được rất nhiều lời mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình yêu quê hương đúng là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam ta.

Quê hương như một chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Mỗi người phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn. Nếu thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, khiến ta không được làm người một cách trọn vẹn. Chúng ta phải luôn khắc ghi một điều rằng: dù sau này cuộc sống có ra sao, dù có như thế nào đi nữa thì ta cũng không được phép quên đi nguồn cội. Ta có học nhiều đến mấy mà không có trạch nhiệm cống hiến được cho quê hương mình thì có lẽ sự học của ta sẽ trở nên vô ích mà thôi. Thế nên, chúng ta học hỏi, chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức là điều cần thiết. Nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn để vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đất nước mình. Đó là trách nhiệm của mỗi người công dân Việt Nam.

Thực tế ngày nay một số bộ phận giới trẻ đang tỏ ra “thờ ơ” với việc học. Các bạn sa vào lối sống hưởng thụ mà không nghĩ tới con đường học vấn hay sự nghiệp cho tương lai. Hay có những bạn trẻ đi học là vì sự ép buộc của bố mẹ. Họ đến lớp học chỉ với môt mục đích – thỏa sự mong đợi của cha mẹ mà thôi. có không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, hay có hành vi bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc… Để ngăn chặn những hành vi đó, trước hết, đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Chỉ khi học tập tốt thì các bạn mới có thể trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong tương lai.

“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” là một nhận định vô cùng đúng đắn. Nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã dùng từ “nhưng” để liên kết hai vế câu đối lập, từ đó nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. Có lẽ trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương – nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Nhận thức được điều đó, mỗi chúng ta phải ra sức học tập thật tốt và luôn nuôi khát vọng cống hiến cho quê nhà, dù chỉ là hành động nhỏ thôi cũng đáng được tôn vinh. Nhất là thế hệ trẻ ngày này, các bạn hãy nhớ rằng: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.

hỏi: “...Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh, các...
Đọc tiếp
hỏi: “...Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh, các chị "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ quốc cần".Những ngày qua, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ.Những "anh Bộ đội Cụ Hồ", những "chiến sĩ Công an nhân dân" không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch…Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết.Những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm hỗ trợ cộng đồng…”(Trích “Thư động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch” của thủ tướng Phạm Minh Chính)Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trênCâu 2: Theo thủ tướng, trong thời gian qua, lực lượng y tế đã chịu những vất vả, thiệt thòi như thế nào?Câu 3: Tìm và chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong đoạn văn thứ 5? Phân tích tác dụng của nó.Câu 4: Thông điệp mà em thấy có ý nghĩa nhất từ đoạn văn bản trên là gì?
0
29 tháng 11 2021

????????

Quốc phòng ,tin hc ,sinh ,anh ,toán ,văn ,sử ,địa ,khoa hc ,công nghệ ,âm nhạc ,mỹ thuật, hoá, thể dục, gdcd ,đạo đức ,thử công, vật lý ,tự nhiên và xã hội
21 tháng 11 2021

Tra gg ik bn nhanh hơn đoỡ phải hỏi

21 tháng 11 2021

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất.

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế - những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắt. Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong những tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi người năm mới tốt lành.

Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.