K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giải nghĩa:

Tác giả lo sợ rằng khi bàn tay mẹ mỏi, nghĩa là đã làm rất nhiều việc,tốn rất nhiều sức,đã mệt mỏi không còn đủ sức.Tuy nhiên,mình vẫn"còn non xanh",vẫn chưa trưởng thành nổi mà tay mẹ đã mỏi.

 

=> "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi" thể hiện nỗi lo lắng, sợ hãi của con cái khi nghĩ đến ngày mẹ già yếu, bàn tay đã lao động vất vả suốt đời bỗng chốc trở nên mỏi mệt. Đây là biểu hiện của tình yêu thương sâu sắc và lòng biết ơn của con cái đối với sự hy sinh không mệt mỏi của mẹ.
=> "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh" có thể được hiểu là con cái tự nhận thấy mình vẫn còn non nớt, chưa trưởng thành và vẫn cần sự chăm sóc, bảo vệ của mẹ. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện sự tự trách của con cái khi còn quá phụ thuộc vào mẹ trong khi mẹ đã mệt mỏi sau những năm tháng lao động vất vả.

Câu 1: Truyền thuyết là gì? A. Là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo B. Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch... C. Là loại truyện dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường D. Là loại truyện dân gian kể về các...
Đọc tiếp

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

A. Là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

B. Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch...

C. Là loại truyện dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường

D. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật trong lịch sử, có yếu tố hoang đường

Câu 2: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” theo tương truyền xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?

A. Đời Hùng Vương thứ tám                                       B. Đời Hùng Vương thứ sáu

C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu                             D. Đời Hùng Vương thứ mười tám

Câu 3: Trong truyện “Thánh Gióng”, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?

A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai

B. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác

C. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con

D. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và phúc đức.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về sự mang thai của bà mẹ và quá trình lớn lên của Thánh Gióng?

A. Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, liền đặt bàn chân của mình lên ướm thử để so sánh.

B. Trên đường đi làm đồng, trời nắng to, bà mẹ khát nước nên uống nước trong một cái sọ dừa ven đường và mang thai.

C. Bà mẹ mang thai và phải mất mười hai tháng mới sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú.

D. Cậu bé lên ba tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.

Câu 5: Khi Thánh Gióng gặp sứ giả, điều kì lạ nào đã xảy ra?

A. Gióng không cần ăn uống, lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô.

B. Gióng không nói năng gì, cứ lo âu suốt ngày.

C. Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

D. Gióng không ăn uống gì nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.

Câu 6: Chi tiết nào sau đây trong truyện “Thánh Gióng” không mang yếu tố tưởng tượng, kì ảo?

A. Người mẹ mang thai sau khi ướm chân vào một bàn chân to, sau đó mười hai tháng thì sinh ra Gióng.

B. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc cứu nước.

C. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no.

D. Sau khi thắng giặc, Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A.Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.

C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.

D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 8 đến câu 11

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt  đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ , oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi  thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.”

(Thánh Gióng)

Câu 8: Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên.

A. Kể lại việc Thánh Gióng yêu cầu sứ giả làm vũ khí để đi đánh giặc

B. Kể lại việc Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

C. Kể lại việc Thánh Gióng đánh tan giặc Ân

D. Kể lại việc Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời

Câu 9: Cụm từ “một tráng sĩ” là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ                                                                        B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ                                                             D. Không phải cụm từ

Câu 10: Câu văn:“Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm.                                                                              B. Hai cụm

C. Ba cụm                                                                                             D. Bốn cụm

Câu 11: Chi tiết : “Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định vai trò, sức mạnh của cây tre trong công cuộc chống giặc ngoại xâm

B. Khẳng định sức mạnh phi thường của Gióng

C. Miêu tả bên cạnh đường có rất nhiều tre

D. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì giết được giặc

Câu 12: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc loại truyện gì?

A.Truyền thuyết                                                                                    B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn                                                                                         D. Truyện cười

Câu 13:  Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật SơnTinh có tài gì?

A. Diệt trừ yêu ma quỷ quái                                                     B. Dời non lấp bể

C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về                                         D. Biến hóa khôn lường

Câu 14: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật Thủy Tinh có tài gì?

A. Dời non lấp bể                                                                                 B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái

C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về                                         D. Biến hóa khôn lường

Câu 15: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, vua Hùng đã chọn cách nào để kén chồng cho Mị Nương?

A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai đánh thắng đối thủ thì sẽ cưới Mị Nương

B. Ai dâng lên những thứ ngon vật lạ làm vua Hùng hài lòng thì cưới được Mị Nương

C. Quy định ngày giờ đem lễ vật kì lạ đến, ai đến trước sẽ được cưới Mị Nương

D. Ai bắt được quả cầu vàng do Mị Nương tung xuống thì sẽ cưới nàng làm vợ

Câu 16: Trong câu: “ Sơn Tinh không hề nao núng.”, từ “nao núng” có ý nghĩa gì?

A. Vững vàng, kiên định                                                                      B. Dao động, lung lay

C. Mạnh mẽ, dứt khoát                                                                        D. Lo lắng, bồn chồn

Câu 17: Câu văn: “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa và so sánh                                                                       B. So sánh và ẩn dụ

C. Điệp ngữ và nhân hóa                                                                     D. Điệp ngữ và so sánh

Câu 18:  Hãy sắp xếp các chi tiết dưới đây theo đúng thứ tự xuất hiện trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Hùng Vương thứ mười tám nêu ra yêu cầu về lễ vật.

2. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và cưới được vợ.

3. Vua Hùng tổ chức kén rể cho Mị Nương.

4. Sơn Tinh – Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.

A. (1) - (2) - (3) - (4)                                                                 B. (1) - (3) - (2) - (4)

C. (1) - (3) - (4) - (2)                                                                 D. (3) - (1) - (2) - (4)

Câu 19: Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:

A. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của thiên tai, Sơn Tinh biểu trưng sức mạnh của nước, của lũ lụt.

B. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của thiên tai, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh, ước mơ của nhân dân.

C. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của con người, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, của lũ lụt.

D. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh nhân dân, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, của lũ lụt.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 19 đến câu 23:

“ Ngày xưa, Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa, giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc gì nặng.”

(Tấm Cám)

Câu 20: Truyện “Tấm Cám” thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học?

A. Truyền thuyết                                                                       B. Truyện ngụ ngôn                 

C. Truyện cổ tích                                                   D. Truyện cười

Câu 21: Truyện “Tấm Cám” được kể ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                       B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                          D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 22: Nêu ý chính của đoạn văn bản trên ?

A. Giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám                     B. Giới thiệu nhân vật Cám

C. Giới thiệu về nhân vật Tấm                                  D. Kể về gia đình Tấm Cám

Câu 23: Thành ngữ “ăn trắng mặc trơn” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

A.Chỉ cách ăn mặc của Cám                                   B. Chỉ thái độ của Cám

B. Gợi sự vất vả của Cám                                          D. Gợi cuộc sống sung sướng của Cám                             

Câu 24: Trong câu văn: “Dì ghẻ là người rất cay nghiệt.”, “rất cay nghiệt” là:

A. Cụm danh từ                                                                        B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ                                                             D. Không phải cụm từ

Câu 25: Trong câu văn sau, từ bị dùng sai là từ nào: "Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công".

A. Hoang tưởng                                                                        B. Sự bất công               

C. Chiến thắng cuối cùng                                            D. Sự công bằng.

Câu 26: Truyện “Thạch Sanh” chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh:

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh giữa thiện và ác

D. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

Câu 27: Trong truyện “Thạch Sanh”, ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?

A. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng.

B. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

C. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua.

D. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.

Câu 28: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ ………. nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới …………như thế.” Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn trên trong truyện “Thạch Sanh”?

A. Đông đúc                                                                  B. Tưng bừng

C. Sôi nổi                                                                      D. Sôi động                                 

Câu 29: Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích sau là gì?

“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.”

(“Thạch Sanh”, Ngữ văn 6, tập 1).

A.     Vất vả, chỉ có một mình

B.     Vất vả, lam lũ, cực nhọc

C.     Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương

D.    Đói nghèo, khổ sở, đáng thương

Câu 30: Câu “Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm                                                                                           B. Hai cụm

C. Ba cụm                                                                                             D. Bốn cụm

Câu 31: Trong truyện “Thạch Sanh”, việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện ước mơ công lí: những kẻ đi xâm lược sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh, sự giàu có, no đủ của nhân dân ta.

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.

D. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh.

Câu 32: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

A. Miêu tả                                                                                             B. Biểu cảm

C. Tự sự                                                                                                D. Thuyết minh

Câu 33: Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                                                  B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                                          D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 34:  Ý kiến sau đúng hay sai: “Khi đóng vai nhân vật kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian và có thể hoàn toàn kể tự do theo ý mình”.

A. Đúng                                                                                    B. Sai

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi từ câu 35 đến câu 40:

                                                              Câu chuyện về hai hạt mầm

       Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:

- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên.

        Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

         Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Câu 35: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?

A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.

B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.

C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.

D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.

Câu 36: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?

A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non.

B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.

C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.

D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.

Câu 37: Đoạn văn: “- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên....” sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa và so sánh                                                           B. Nhân hóa và điệp ngữ

C. So sánh và điệp ngữ                                                            D. So sánh và ẩn dụ

Câu 38: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?

A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.                              B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp.

C. Trở thành một cây mầm bị thối.                             D. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn

Câu 39: Đoạn văn: “Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.” có các từ láy:

A. Cánh hoa, dịu dàng.                                                            B. Ấm áp, mặt trời

C. Dịu dàng, ấm áp                                                      D. Dịu dàng, thưởng thức

Câu 40: Câu chuyện trên cho ta bài học gì?

A. Luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.

B. Cứ kiên nhẫn chờ đợi thì sẽ thành công.

C. Cố gắng không mệt mỏi không phải là cách lựa chọn đúng đắn nhất.

D. May mắn là điều cơ bản dẫn đến thành công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1
14 tháng 3

Bạn ơi bạn làm thế thì chịu bạn ạ 

14 tháng 3

Biện pháp tu từ sd đoạn thơ trên:Hoán dụ  
- Đảo ngữ :  câu thơ thứ 2 
 - Phép đối : ngàn mây ( cái rộng lớn)>< chim bay (cái nhỏ bé)
- Tác dụng  :tạo ra một cảm xúc sâu lắng và đồng cảm với những trạng thái tinh thần mệt mỏi và cô đơn của con người.
- Hình ảnh của gió cuốn chim bay mỏi và sương sa khách bước dồn mang đến một hình ảnh buồn bã và lưu giữ trong lòng người đọc một cảm giác nhẹ nhàng và tĩnh lặng.

14 tháng 3

rbvđfbf 

Văn bản 2: CHUYỆN NHÀ CÓC (An-đéc-xen) Gia đình nhà cóc sống tận sâu dưới giếng. Chúng là những kẻ nhập cư, thực ra, có một mụ cóc sau khi cắm đầu xuống giếng đã sinh con đẻ cái ở đấy. Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước, xem lũ cóc như họ hàng và gọi đám cóc đó là “khách của giếng”. Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. Chúng sống rất...
Đọc tiếp

Văn bản 2: CHUYỆN NHÀ CÓC (An-đéc-xen) Gia đình nhà cóc sống tận sâu dưới giếng. Chúng là những kẻ nhập cư, thực ra, có một mụ cóc sau khi cắm đầu xuống giếng đã sinh con đẻ cái ở đấy. Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước, xem lũ cóc như họ hàng và gọi đám cóc đó là “khách của giếng”. Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. Chúng sống rất chi là dễ chịu trên vùng đất khô ráo, đấy là lũ cóc gọi những hòn đá ướt trong giếng như thế. Ếch mẹ cũng từng một lần viễn du. Mụ nằm trong một cái gầu nước khi được kéo lên, nhưng ánh sáng trên đấy chói chang quá khiến mắt mụ bị đau. May mắn là Ếch mẹ đã nhảy ra khỏi cái gầu. Một cú “tiếp nước” thật khủng khiếp và sau đó mụ ta nằm bệt xờ lệt ba ngày liền với cái lưng đau dừ. Thật ra, Ếch mẹ cũng chẳng kể gì nhiều về thế giới trên miệng giếng cả. Nhưng mụ ta cũng như mọi cư dân dưới đây đều biết cái giếng không phải là cả thế giới. Còn Cóc mẹ cũng đã có thể kể điều này điều nọ ở cái thế giới bên ngoài, nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trả lời khi chúng hỏi, nên cũng chả ai thèm hỏi gì nữa. “Mụ ta vừa đần độn, xấu xí vừa xù xì, béo ú!” – Những chú ếch xanh nói- “Mà lũ con nhà đấy cũng xấu khiếp đi được, mẹ nào con nấy!”. “Có thể thế,” – Cóc mẹ trả lời – “nhưng thể nào cũng có một bé cóc con ta có viên ngọc trong đầu, hoặc là viên ngọc ấy ở chính trong đầu ta.”. Lũ ếch xanh trố lồi cả mắt ra nghe. Nhưng chúng không thích, mặt mũi khó chịu, và chúng lặn ùm xuống nước. Còn lũ cóc con lại duỗi hai chân sau với sự kiêu hãnh tràn trề, bởi con nào cũng tin mình đang có một viên ngọc trong đầu, vì thế, chúng ngồi và giữ cái đầu mình yên lặng, nhưng cuối cùng, chúng băn khoăn hỏi Các mẹ cái gì đã làm cho chúng tự hào thế chứ, và viên ngọc đấy thật sự là cái gì mới được. “Ồ, đó là một thứ vô cùng quý giá và lộng lẫy không sao tả xiết!” - Cóc mẹ nói – “Đó là một thứ khi đeo vào thì làm cho người ta trở nên quý phái, và làm người khác bực bội. Nhưng thôi đừng có hỏi nữa, mẹ sẽ không trả lời đâu!”. “Chắc là con chẳng có viên ngọc gì đó đâu.” - Con cóc nhỏ nhất cất lời, trông nó xấu xí đến khiếp – “Làm sao con lại có được cái thứ đẹp đẽ ấy chứ? Chả đẹp đẽ gì nếu mà cái của nợ đó làm người khác bực mình. Con thì chỉ ước lúc nào đấy lên khỏi cái giếng này để nhìn ra thế giới mà thôi. Trên ấy chắc là đẹp lắm!”. [...] Cóc bé thèm được leo lên miệng giếng để nhìn ra thế giới; nó ước gì lên được chỗ đám cây xanh trên ấy. Sáng hôm sau, khi cái gầu đầy nước, thật tình cờ dừng lại một lát trước tảng đá nó ngồi, con vật nhỏ bé run rẩy nhảy vào rồi 2 chìm xuống làn nước trong gầu, nó được kéo lên miệng giếng. Người ta đổ nước trong gầu ra và khi thấy Cóc bé, lão kêu ầm lên: “Úi giời, quỷ tha ma bắt con chết tiệt! Thứ quái quỷ nhất mà ta từng thấy!”. Nói rồi, bác ta lấy chân đi guốc gỗ đá vào Cóc bé tí thành cóc què, nhưng may mà thoát được nhờ nó chuồn vội vào bụi tầm ma đầy gai mọc quanh đấy. Nó nhìn đám thân tầm ma chi chít, rồi nó nhìn lên, ánh sáng Mặt Trời chiếu qua kẽ lá, nhìn thật là trong trẻo; đây đúng là thứ ánh sáng dành cho nó, cũng giống như ánh sáng dành cho con người chúng ta khi đi vào rừng, nơi tia nắng chiếu qua cành cây kẽ lá. “Đáng yêu hơn hắn dưới giếng. Mình ước được sống ở đây cả đời!”. Cóc bé nói xong liền nằm ườn ra cả tiếng, mà có khi cả hai tiếng liền. Mà mình không biết thế giới ngoài kia có gì nhỉ? Mình đi cũng khá xa rồi, có khi mình nên đi xa hẳn khỏi cái giếng xem sao!”. Nói rồi, nó ra sức bò thật nhanh đến tận đường cái, Mặt Trời chiếu lên mình nó và bụi phủ khắp cơ thể khi nó vượt qua đường lớn. “Đây đúng là vùng đất khô ráo.” - Các bé nói – “Mình đã có bao nhiêu là thứ tốt lành; nó làm mình thích thú quá thể”. Giờ thì nó đến chỗ rãnh nước, hoa lưu li mọc thành đám xinh xắn; gần đấy là hàng rào cây táo gai và bụi cây cơm cháy'); còn đám hoa bìm bìm trắng thì leo tràn. cả lên. Nơi này màu sắc rực rỡ; đây đó bướm bay tung tấy dập dờn. Các bé lại nghĩ. đó là bông hoa tự gãy rụng để chiêm ngưỡng thế giới rõ ràng hơn, mà đấy rõ là việc hoàn toàn tự nhiên. “Giá mình mà cũng lượn lờ được như thế nhỉ.” - Cóc bé nói. “Ái chà, thế mới thú chứ!”. Nó ở bên cái rãnh nước đúng tám ngày, tám đêm, và chả thèm ăn cái quái gì cả. Đến ngày thứ chín, nó nghĩ “giờ thì tiến lên thôi!” nhưng rồi nó có khám phá ra thứ gì đẹp đẽ hơn không nhỉ? Có khi lại thấy Cóc bé nào khác, hoặc vài con ếch xanh không chừng. Đêm cuối cùng trôi qua cùng với âm thanh của anh em họ hàng lân cận đâu đây thoảng đưa trong làn gió. “Đúng thật là đáng sống! Ra khỏi cái giếng, nghỉ ngơi giữa đám tầm ma gai góc; phiêu lưu trên con đường bụi bặm, rồi lại thư thái trong cái rãnh đẫm nước! Nhưng vẫn sẽ tiến về phía trước xem nào! Đi tìm lũ ếch hoặc cóc bé nào đấy cái đã; không thể sống thiếu lũ ấy rồi. Thiên nhiên thôi thì sao mà đủ được!”. Và rồi nó lại bước vào con đường phiêu diêu mới. - Nó đến một cánh đồng, tiếp đấy là ao lớn xung quanh đám cói mọc dày, và nó nhảy thẳng vào đấy. “Ở đây quá sức là ẩm ướt với đằng ấy đấy nhỉ?” – Một con ếch hỏi – “Dù sao vẫn nhiệt liệt chào mừng! Mà này, đằng ấy là cô hay cậu đấy? Thôi kệ đi, dù gì thì đằng ấy vẫn được chào đón ở đây.”. Buổi tối, cóc ta được mời đến dự một buổi hoà nhạc, đấy là chương trình hoà nhạc gia đình; ai cũng nhiệt tình với giọng ca ai cũng hiểu “đấy là giọng gì rồi đấy”. 3 Chẳng có ăn nhẹ, ăn giữa bữa chi hết cả, nhưng nước thì thoải mái, đầy cả ao mà, miễn phí, ai thích uống bao nhiêu chả được. “Tôi phải tiếp tục chu du đây!” – Cóc ta lên tiếng. Nó luôn khao khát một điều gì đó tốt đẹp hơn. Nó nhìn những tinh tú lấp lánh, các ngôi sao to trong sáng, nó nhìn mảnh trăng thượng huyền 2, rồi nó nhìn thấy rạng đông, Mặt Trời đang lên cao dần, cao dần. “Mình vẫn ở trong giêng, chẳng qua lại là một cái giếng to hơn mà thôi. Mình phải lên cao hơn nữa! Có một ham muốn khát khao luôn ám ảnh mình.”. Và khi Trăng rằm tròn trịa, cóc con tội nghiệp lại nghĩ: “Mặt Trăng kia là cái gầu, khi nó hạ xuống, mình có thể nhảy vào và mình sẽ được lên cao tít trên đấy! Hay Mặt Trời là cái gầu lớn nhỉ? To thật, trông mới rạng rỡ làm sao, nó có thể mang mình lên cao. Mình phải chờ cơ hội đến mới được! 0, sao đầu mình lại sáng ngời lên thế nhỉ! Viên ngọc kia chắc cũng không thể rực rỡ như thế được! Nhưng mà mình đâu có viên ngọc ấy, và mình cũng chả kêu ca than thở. Không mình sẽ lên cao đến nơi huy hoàng và toại nguyện!”. […] Mà chính Cóc bé có viên ngọc đó chứ còn gì. Đó chính là khát khao, ham muốn, là nỗ lực cố gắng không ngừng vươn tới, viên ngọc ấy lấp lánh trong đầu, rạng rỡ niềm vui, khát khao chiếu rọi. (Theo Truyện cổ An-đéc-xen, NXB Văn học, Hà Nội, 2015) I. Trắc nghiệm 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là: A. Cóc mẹ B. Cóc bé C. Ếch xanh D. Gà mái 2. Ước mơ của Cóc bé là gì? A. Được sống lâu dài cùng mẹ ở đáy giếng B. Được bò thật nhanh đến con đường lớn C. Được ra khỏi cái giếng để nhìn ra thế giới D. Được rời khỏi mẹ để đi chơi với các bạn cóc 3. Vì sao lúc đầu sau khi rời khỏi giếng, Cóc bé lại muốn được sống ở bụi tầm ma đầy gai? A. Vì lần đầu tiên Cóc bé cảm nhận được sự trong trẻo của ánh sáng Mặt Trời qua kẽ lá B. Vì ở bụi tầm ma đầy gai, Cóc bé trốn tránh được bác kéo gầu chân đi guốc gỗ C. Vì ở trong đó, Cóc bé nhìn thấy con đường lớn rộng thênh thang phía trước D. Vì lần đầu tiên Cóc bé nhìn thấy bầu trời xanh mênh mông ở trên cao. 4. Khi ở trong rãnh nước, Cóc bé đã không ăn trong bao nhiêu ngày? 4 A. 9 ngày B. 8 ngày C. 7 ngày D. 6 ngày 5. Vì sao Cóc bé lại tiếp tục ra đi dù đã rất thoả mãn khi sống ở rãnh nước? A. Vì Cóc bé đã ở đó 9 ngày B. Vì Cóc bé không tìm thấy thức ăn ở đó C. Vì Cóc bé đã chán ngấy với khung cảnh nơi đây nhất . D. Vì Cóc bé muốn gặp những chú cóc và ếch khác 6. Các bé có cảm nhận thế nào về Mặt Trăng? A. Mặt Trăng như là cái đĩa B. Mặt Trăng như là quả bóng C. Mặt Trăng như là cái gầu D. Mặt Trăng như miệng giếng 7. Vì sao Cóc bé cảm nhận Mặt Trời như một cái gầu lớn? A. Vì Mặt Trời toả sáng rạng rỡ, đem lại sự sống cho muôn loài B. Vì Mặt Trời sẽ đưa Cóc bé lên cao, đến với một thế giới mới C. Vì Mặt Trời có hình tròn như cái gầu và to hơn cả Mặt Trăng D. Vì Mặt Trời chứa đựng viên ngọc mà Cóc bé hằng mong đợi 8. Viên ngọc mà Cóc bé luôn kiếm tìm chính là gì? A. Ánh sáng rạng rỡ của Mặt Trời B. Thế giới thiên nhiên rộng lớn C. Khát khao mở rộng hiểu biết D. Mong muốn được bay nhảy 9. Nhân vật Cóc bé không mang đặc điểm nào của con người? A. Cảm xúc B. Lời nói C. Suy nghĩ D. Hình dáng 10. Để khắc hoạ nhân vật Cóc bé, nhà văn đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào là chính? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật C. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả D. Ngôn ngữ miêu tả của tác giả II. Tự luận 1. Hãy thuật lại một cách tuần tự những nơi mà Cóc bé đã đi qua.. 2. Vì sao đã ra khỏi giếng nhưng Cóc bé lại nghĩ “Mình vẫn ở trong giếng, chẳng qua lại là một cái giếng to hơn mà thôi”? 3. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật Cóc bé. 4. Trong truyện trên, những con vật nào đã được nhà văn nhân hoá? 5 5. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong các câu sau: - Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước. - Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. - Đám hoa bìm bìm trắng thì leo tràn cả lên. 6. Xác định danh từ trung tâm, các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ ở mỗi câu trên và nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ. 7. Từ chi tiết tưởng tượng của Cóc bé:“Mặt Trăng kia là cái gầu, khi nó hạ dạ xuống mình có thể nhảy vào và mình sẽ được lên cao tít trên đấy”, em hãy vẽ một bức tranh hoặc viết tiếp câu chuyện về những gì Cóc bé nhìn thấy và thích thú khi lên cao 

ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?  
3
13 tháng 3

Cóc Bé☺☺❤❤

13 tháng 3

cóc bé mini

 

7 tháng 11 2017

Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.

Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.

Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.

Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.

Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.

Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ

Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ

7 tháng 11 2017

Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.

Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.

Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.

Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.

Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.

Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ những chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.

Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.

12 tháng 3

Trong một buổi chiều tà, khi ánh nắng vàng rơi nhẹ trên dòng sông quê hương mình, tôi quyết định dành thời gian để ngồi bên bờ sông và trò chuyện với dòng nước xanh mát. Đó là dòng sông nhỏ mà tôi từng cùng bạn bè thơ thẩn chơi đùa, câu cá và tắm mát trong những kỷ niệm tuổi thơ.
"Tôi chào bạn, dòng sông quê hương của tôi. Bạn đã trải qua bao nhiêu cuộc sống, đã chứng kiến bao nhiêu câu chuyện của con người chưa?" - Tôi bắt đầu cuộc trò chuyện.
Dòng sông trôi êm đềm như đang lắng nghe và sau đó, một giọng nước trong trẻo vang lên: "Tôi đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn của con người. Tôi là nguồn sống của nhiều loài sinh vật, là một phần không thể thiếu của thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày của mọi người."
Tôi tiếp tục: "Dòng sông ơi, bạn có biết rằng mỗi khi tôi nhìn thấy bạn, tôi cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Bạn là nơi tôi tìm thấy sự yên bình và gắn bó với tự nhiên."
Dòng sông trả lời: "Cảm ơn bạn đã dành thời gian để trò chuyện với tôi. Mỗi người đều có một mối quan hệ đặc biệt với dòng sông của mình. Hãy giữ gìn và yêu thương sông nước, bảo vệ môi trường để dòng sông luôn trong xanh và sạch đẹp."
Cuộc trò chuyện với dòng sông quê hương đã mang lại cho tôi nhiều bài học và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tôi hứa sẽ luôn giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp của dòng sông quê hương mình.