K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2023

Tham khảo

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.

Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

I. ĐỌC – HIỂU      Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…        […] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU

     Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ… 

      […] Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu, thầy bảo: “Giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh.”. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần, thầy đến lớp, vẻ nghiêm trang, xúc động, thầy nói với chúng tôi: 

     – Ở triển lãm mĩ thuật thành phố người ta có bày một cái tranh của tôi... 

     Thầy mỉm cười rụt rè, khẽ nói thêm: “Các em đến xem thử…”. 

     Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi trong đó có Châu và Hiển – rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ, trong một chiếc khung cũ. Bởi tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cúc, mấy quả cam, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chẳng ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn ghi cảm tưởng của người xem: chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về cái tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đấy không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi. 

     Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:

      “Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản!”. “Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng và cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ…” 

      Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mấy đứa chúng tôi, không ai biết việc này. 

      Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin: 

     – Các em ạ… bức tranh ở triển lãm của tôi... cũng được một số người thích... họ có ghi cảm tưởng... Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại…

      Thầy húng hắng ho rồi nói thêm vẻ ân hận: 

      – Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều... 

      Thương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. […] 

     Có lẽ đến phút cuối cuộc đời, thầy cũng không biết rằng: chính chúng tôi – những học trò nhỏ của thầy – đã viết vào quyển sổ cảm tưởng trong kì triển lãm ấy. Bây giờ thầy Bản không còn nữa! 

     Tối ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy... 

     “Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu! 

     Viết những dòng này, chúng em muốn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muốn một lần nữa được thưa với thầy rằng: chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy...”. 

(Xuân Quỳnh, Thầy giáo dạy vẽ của tôi)

Câu 9: So sánh cặp câu dưới đây và nêu tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ trong câu.

a.

(1)  Trong gian phòng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

(2)  Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc.

b.

(1) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản đẹp.

(2) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản rất đẹp. 

Câu 10: Nêu một bài học, thông điệp mà em rút ra sau khi đọc câu chuyện trên.

0
8 tháng 12 2023

“Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..” . Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Bống. Bé đang ớ tuổi tập di, tập nói… Bống là cháu gái gọi em bằng cô.

Bé Bống có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm rất dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Bé có làn da trắng hồng, nõn nà, để lộ những mạch máu nhỏ li ti trên khuôn mặt. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má phúng phình của em

Đầu bé Bống hơi thon thả, nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoắn tròn. Đôi mắt to đen, tròn như hai hột nhãn. Mũi bé hơi cao và cái miệng chúm chím rất đễ thương. Chân mày dài, mờ mờ cong, cùng với đôi môi đỏ hồng như có ai thoa son. Đôi cánh tay bé tròn tựa như ống chỉ đầy nguyên. Bàn tay, bàn chân năm ngón mũm mĩm xinh xinh. Em thích cầm đôi bàn tay bé vồ vào má em lúc em bế Bống.

Bé đi chưa vững vậy mà bé rất thích chạy, đôi lúc còn đòi chơi lò cò với chị. Mỗi khi mẹ đi chợ về, bé hay chạv ra đón, chân bước loạng choạng, băng xiên, hai tay vỗ mừng, cười toét miệng gọi mẹ.

Bé Phương hay hát, bạn em đến chơi cùng thường dạy bé hát. Bé hát đôi lần là nhớ được ngay. Nhìn cái miệng duyên dáng hát ca, đôi chân xinh xắn bước chưa vững, em thấy thương bé vô cũng, cứ muốn cắn vào cái miệng bé mỗi lần bé ngồi lên xe gọi “i…o, i… o”.

Bống là niềm vui của gia đình. Vắng bé một buổi là em thấy nhà vắng hẳn đi. Mỗi lần đi học về, em chạy liền đi tìm bé. Em mong bé chóng lớn để được dẫn bé cùng đến trường.

21 tháng 1

 Em trai tôibanhbanhlimdimhihiucchelolanggianroibanh

   Từ khi tôi còn rât nhỏ tôi đã có cho mình một ngươi em trai tên là Duy,

Em  Duy đã hai tuổi .ok

Em Duy có làn da trắng hồng , khuôn mặt curaem mũm mĩm, đôi mắt to tròn kì lạhihi ,chiếc mũi nhỏ nhỏ xinh xinh . Hôm nay, ba và Duy đi cắt tóc ,những sợi tóc nhỏ xíu  và ngắn .Khi em tập nói , tập đi , cả nhà vô cùng thích thú.yeu

Tôi rât yêu em Duy vá sẻ thương yêu em Duy.thanghoa

 

 

 

 

8 tháng 12 2023

1.Bản vẽ này rất đẹp .

2.Bản thân tôi là một người hài hước .

31 tháng 12 2023

bản vẽ này đẹp quá.                                                                                  bản thân tôi là 1 người vui vẻ.

8 tháng 12 2023

Chủ ngữ là: Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về

Vị ngữ là: Phải vượt qua một con suối to.

9 tháng 12 2023

Kỷ niệm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chuyến đi về quê nội hai năm trước. Em đã dành tám năm của mình sống dưới quê cùng với ông bà do bố mẹ đi làm xa và bản thân em đã coi nó là quê hương của mình. Năm em học lớp 5, bố mẹ đã đón em về thành phố sống nhưng nó lại cách nhà ông bà quá xa nên mới đây em mới có dịp quay về đó. Chuyến đi thăm đó khiến em nhớ mãi không thể quên.

Em vẫn nhớ hôm đó, ngồi trên xe của bố, em đã rất vui, háo hức nhìn ngắm mọi thứ trên đường đi về quên ông bà. Nhìn thấy hàng cây bạch đàn ùa theo làn gió mùa hè, tiếng ve râm ran dưới cái nắng chói trang khiến em không khỏi ngậm ngùi và thốt nên rằng: “Quê hương à, tôi về rồi đây!” Mọi thứ xưa kia đều đã quá quen thuộc với tôi nay mới được nhìn lại khiến tôi vừa vui sướng, vừa xúc động. Trong lòng như có một niềm hạnh phúc dâng trào đang lan tỏa khắp cơ thể tôi.Đến nhà ông bà, vẫn là ngôi nhà và mảnh vườn quen thuộc đó, vẫn là cái xích đu ông làm cho tôi chơi ở gốc cây ổi. Tôi nhìn thấy ông bà và chạy đến ôm lấy họ. Bà cũng khóc vì quá vui mừng, ông thì luôn miệng nói: “Về là tốt! Về là tốt!” Tôi cũng bất khóc theo vì tôi quá nhớ họ. Dù khi ở thành phố tôi cũng thường xuyên gọi điện cho ông bà nhưng hôm nay được nhìn thấy, ôm lấy khiến tôi xúc động vô cùng. Bà đã chuẩn bị những món ăn tôi thích dù đơn giản nhưng ngon vô cùng bởi đó là hương vị của quê hương, của tình cảm gia đình thắm thiết. 

 

Ăn cơm xong tôi chay ngay sang hàng xóm tìm bạn, nhìn thấy nhau chúng tôi đã rất vui. Tôi mang bánh kẹo đến và chúng tôi cùng mang ra đồng ăn với nhau. Nhìn những cánh diều vi vu, tiếng cười nói nô đùa và đàn trâu thung thăng gặm cỏ khiến tôi có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. Nơi đây không nhộn nhịp, tấp nập như thành phố, nó lúc nào cũng yên tĩnh với cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm mùi lúa, là dòng sông dài êm ả trôi… Mọi thứ đều rất đỗi thân thương khiến tôi không muốn rời đi.

Kỳ nghỉ cũng đã hết, tôi tạm biệt ông bà, tạm biệt bạn bè trong niềm tiếc nuối để quay trở về thành phố trong niềm tiếc nuối sâu sắc. Nhưng bố đã hứa từ giờ sẽ thường xuyên đưa tôi về thăm ông bà nên đã an ủi tôi được phần nào. Dù vậy chuyến đi vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và đâu đây vẫn văng vẳng tiếng thơ khiến tôi càng nhớ nó:“Quê hương là chùm khế ngọt  / Cho con trèo hái mỗi ngày / Quê hương là đường đi học / Con về rợp bướm vàng bay…”