K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề văn 2 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :       Tổ quốc là tiếng mẹ       Ru ta từ trong nôi       Qua nhọc nhằn năm tháng       Nuôi lớn ta thành người       Tổ quốc là mây trắng       Trên ngút ngàn Trường Sơn      Bao con người ngã xuống       Cho quê hương còn mãi       Tổ quốc là cây lúa      Chín vàng mùa ca dao      Như dáng người thôn nữ       Nghiêng vào mùa chiêm bao.Câu 1: Thể thơ...
Đọc tiếp

Đề văn 2 : 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

       Tổ quốc là tiếng mẹ

       Ru ta từ trong nôi 

      Qua nhọc nhằn năm tháng 

      Nuôi lớn ta thành người 

      Tổ quốc là mây trắng 

      Trên ngút ngàn Trường Sơn

      Bao con người ngã xuống 

      Cho quê hương còn mãi 

      Tổ quốc là cây lúa

      Chín vàng mùa ca dao

      Như dáng người thôn nữ 

      Nghiêng vào mùa chiêm bao.

Câu 1: Thể thơ và PTBD trong đoạn trích trên ?

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ?

Câu 3:Phân tích tác dụng của 1 nét nghệ thuật đặc sắc trong hai câu thơ , nghệ thuật của biện pháp tu từ được dùng trong câu :

                                                                       "Tổ quốc là tiếng mẹ

                                                                        Ru ta từ trong nôi "

Câu 4:Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích thơ trên là gì ? Bài học rút ra từ thông điệp đó .

Câu 5:Cảm nghĩ của em về bài ca dao 

              Công cha như núi ngất trời 

         Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 

              Núi cao biển rộng mênh mông 

         Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi .

NHANH HỘ MÌNH VỚI 

AI LÀM ĐÚNG MÌNH CHO ĐIỂM CAO LUÔN VÀ 1 LIKE

@-@

1
15 tháng 10 2021

àm nhanh đli anh em

14 tháng 10 2021

TL

Mik ko bt mik ngu môn này , k cho mik nha

HT

Không trả lời được mà đòi k à, cho bay acc giờ 🌚

TL ;

Mấy người đấy đổi k

Khi khoảng bốn tuổi, tôi có một món quà rất ý nghĩa từ mẹ. Đó chính là một con lật đật, tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như một khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là một món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là “con lật đật”. Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng: “Con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này”. Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: “Hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con”.

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

TL

Thời gian đến và đi, cuốn theo những ước mơ và hoài bão của tôi ở trong đó. Thời gian vô thường giúp cho con người trưởng thành và những kỉ niệm, kỉ vật cũng trở nên quý giá hơn. Chúng là cầu nối kì diệu nối quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Với tôi, chiếc áo len là một món đồ như thế. Bởi đó là món quà đầu tiên cũng là món quà cuối cùng của bà tặng cho tôi.

Mùa đông năm ấy, trời lạnh và rét ngọt. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Bước chân nặng nề vô định trên đường, tôi như còn chẳng biết xung quanh mình là gì. Với tôi, chúng đâu có quan trọng bằng bà. Bệnh tình bà tôi đã khó lòng trụ được, bà tôi có thể bị thần chết cướp đi bất cứ lúc nào. Cái giây phút tôi khóc hết cả nước mắt bên bà khi nghe mọi người nói bà không thể qua khỏi là giây phút khó khăn nhất với tôi. Đáp lại ánh mắt lo lắng, hỗn độn, sợ hãi của tôi lại là cái nhìn trìu mến, yêu thương, bình thản đến không ngờ của bà khi đối diện với cái chết. Đôi tay bà run rẩy chỉ về một vật màu nâu trong ngăn bàn đối diện:

-Cháu yêu, mùa đông năm nay lạnh lắm. Bà, bà đã cố để đan cho cháu một chiếc áo sưởi ấm. Nhưng vẫn chưa thể hoàn thành. Giúp bà hoàn thành nó.

Bà còn chưa kịp nghe câu trả lời của tôi, bàn tay đã buông lỏng xuống. Bà ngừng nói.

Tại sao bà không nói nữa? Bà đang nói dở cơ mà. Bà chưa bao giờ không nghe ý kiến của cháu. Bà sao vậy? Bà không yêu cháu nữa sao? Nếu cháu làm gì sai bà phải mắng, phải chỉnh đốn lại cho cháu chứ!

Tôi cứ như thế, cứ tự hỏi mà biết chắc không có câu trả lời. Bà vẫn im lặng. Bà vẫn lặng im tiếng kêu vô vọng của tôi và tiếng khóc bi thương của mọi người.

Chiếc áo len của bà trong tay tôi. Tôi nhìn nó và khóc nức nở. Chiếc áo tỏa ra hơi ấm kì lạ, như bàn tay bà đang vỗ về, chở che cho tôi.

Theo tâm nguyện của bà, tôi dành cả tình cảm của mình để đan chiếc áo ấy. Màu nâu không rực rỡ nhưng nó đem lại sự bình yên đến lạ kì. Chiếc áo tuy không phải làm bằng loại len đắt tiền, kiểu dáng không thời trang nhưng nó là chiếc áo đẹp nhất tôi từng thấy. Bà tôi sinh rà từ đất nâu, giản dị như màu của đất và cũng bình yên, ấm áp như vậy. Áo không có lông, chẳng dày mà sao ấm áp đến vậy. Mặc nó, tôi cảm giác như bà đang ở bên mình, đang ôm mình và che chở cho tôi. Vì thế, dù mùa đông lạnh lẽo tới đâu cũng không đáng sợ. Đáng sợ là ta mất đi điểm tựa và tình yêu ngay cả trong mùa xuân.

Tôi lớn lên dần, bộ sưu tập những chiếc áo của tôi lại nhiều thêm. Chiếc áo nâu năm nào đã không còn vừa để tôi mặc nữa. Đã có một thời gian chiếc áo rơi vào sự quên lãng của tôi. Và một buổi chiều, cũng là buổi chiều mùa đông gió lạnh ấy, tôi lại thấy chiếc áo khi đang xu dọn đồ đạc. Kí ức trong tôi ùa về, giọt nước mắt cứ thế tuôn rơi trên khuôn mặt tôi. Bao lâu rồi tôi đã không mảy may suy nghĩ về nó? Bao lâu rồi tôi đã không còn nhớ về bà, không còn khóc khi nghĩ đến bà không còn ở bên cạnh nữa? Bao lâu rồi tôi trở thành kẻ vô cảm như thế? Bao lâu rồi.

Một mình tôi cứ như thế, ngồi lặng im trước chiếc áo, trong tiếng khóc nức nở của mình và tiếng rít lên từng hồi của gió lạnh bên ngoài. Lòng tôi đã lạnh hơn cả ngoài kia rồi. Và bà, chính bà lại xuất hiện để sưởi ấm tôi, yêu thương tôi như ngày nào. Bà lúc nào cũng hiền từ và cao đẹp như thế.

Một món đồ chẳng mang nhiều giá trị. Nhưng một kỉ vật là vô giá. Nó nhắc ta về những kỉ niệm, những tình cảm, những giá trị làm nên con người và cuộc sống của ta.

Hok tốt

#Kirito

15 tháng 10 2021

Thể thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt

14 tháng 10 2021

Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đặc điểm của thể thơ: ... - Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ. - Cách gieo vần: chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4.

a) Thể thơ lục bát

b) Đó là hai từ " chập chập" và "cheng cheng"

c) Phê phán những hình thức mê tín dị đoan

d)Những câu ca dao châm biếm

HT

14 tháng 10 2021

Thể thơ: lục bát

2 từ láy: Chập chập, cheng cheng

Chắc là phê phán những ng thầy bói. Vì mk đoán ý là mk trả bao nhêu "money" cho thầu bói mà tương lai là do mk lm nên

Lớp 7 có hc theo chủ đề dou bn nhể, bài lớp 7 đâu có dễ như nài.'

HT

14 tháng 10 2021

 Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

nhớ nha

     

1. -Phiên âm: " Đoạt sáo Chương Dương Độ

                          Cầm Hồ Hàm Tử quan

                          Thái bình tu trí lực

                           Vạn thử cổ giang san."

     -Dịch thơ: " Chương Dương cướp giáo giặc

                         Hàm Tử bắt quân thù

                         Thái bình nên gắng sức

                         Non nước ấy ngàn thu."

2.

-Tên: Phò giá về kinh

-Tên tác giả: Trần Quang Khải

 -Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt

 -Hoàn cảnh: ra đời vào lúc Trần Quang Khải đang đưa Thái thượng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử giải phóng năm 1285.

3.

Những từ hán việt:

- Đoạt: cướp

- sáo: giáo

- độ: bến sông

- cầm: bắt

- quan: cửa ải

- tu: nên

- cổ: xưa

- giang: sông

- san: núi

14 tháng 10 2021

I. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

  Cầm Hồ Hàm Tử quan.

 Thái bình tu trí lực,

 Vạn cổ thử giang san”.

                                                                                             (Ngữ văn 7 - Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1

  a. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ?

- Nhan đề của bài thơ là: " Tụng giá hoàn kinh sư " nghĩa là " Phò giá về kinh ". Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sư, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua về kinh dô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sách bóng quân thù, quê hương đã trở lại những ngày thanh bình. Mặt khác, tác giả còn là người góp một phần công sức vào niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử ko là những con số vô cảm mà là một niềm thơ, niềm cảm xúc dạt dào.

b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?

- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 5 chữ)

Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ?

- Nội dung chính của bài thơ là: Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của đân tộc ta ở thời đại nhà Trần

Câu 3.Từ vạn cổ và giang san thuộc loại từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Giải nghĩa các từ trên?

Từ vạn cổ và giang san đều thuộc từ ghép đẳng lập

Vạn cổ: Vạn: mười ngàn, cổ: xưa

Giang san: Giang: sông, san (vốn đọc là sơn): núi.