K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

·        Ngữ liệu 1: “…Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả. Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thơm phức, gọi chim về ríu ran khắp...
Đọc tiếp

·        Ngữ liệu 1:

“…Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả. Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thơm phức, gọi chim về ríu ran khắp sân nhà.

Dĩ nhiên là vì có tao mới có cây ổi đầy trái này cho tụi mày ăn – Mũi nó huếch lên, mặt kênh kênh nhưng không đứa nào thấy ghét vì hương ổi chín tỏa lan trong sân nhà nó ngọt lịm. Nó lại là thằng bé cực thảo ăn với bạn bè.”

                                                                                                                        (Ngữ văn 6 – tập 2)

·        Ngữ liệu 2:      

  Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.

       Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

                                                                                          (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

·        Ngữ liệu 3:

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời,

Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…

                                                                                                                        (Ngữ văn 6 – tập 2)

·        Ngữ liệu 4:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tới chơi với bình minh vàng, bọn tới chơi với vầng  trăng bạc’’.

Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”

Họ đáp : “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

           “Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?”

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

                                                                    (Ngữ văn 6, tập 2)

·        Hệ thống câu hỏi:                                                                                                      

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ( đoạn văn) trên?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Câu 3. Giải thích nghĩa của từ “tay” trong cụm từ “Hai bàn tay” ? Từ “tay” dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. Qua cách mô tả trò chơi cùng với mẹ, em bé đã thể hiện tình cảm gì với mẹ? Tình cảm đó được thể hiện qua cử chỉ gì?

            Câu 5. Từ nội dung của văn bản, em nhận thức như thế nào về tình mẫu tử ? Tình cảm của em dành cho mẹ của mình như thế nào? (Trình bày cảm nhận của em khoảng 2-4 dòng)

           Câu 6. Hãy chỉ ra màu sắc được dùng trong đoạn văn trên?

           Câu 7. Hãy xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây.

            Câu 8. Giải thích nghĩa từ “ thảo ăn” trong đoạn văn trên?

            Câu 9.  Theo em nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

            Câu 10.Từ đoạn ngữ liệu trên, em cảm nhận điều gì về nhân vật chú bé được kể ?

giúp em mn ạ❤

0
  TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG LỚP 5A2 ĐỀ 11 - LUYỆN TẬP NÂNG CAO NĂM HỌC: 2021- 2022 BÀI: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 60 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (6,0 điểm) Đọc câu chuyện sau rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu:                                               Hạnh phúc ở đâu?      “Trên một thảo nguyên bao la...
Đọc tiếp
 

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG

LỚP 5A2

ĐỀ 11 - LUYỆN TẬP NÂNG CAO

NĂM HỌC: 2021- 2022

BÀI: TIẾNG VIỆT

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể giao đề)

Phần I. Đọc – hiểu (6,0 điểm)

Đọc câu chuyện sau rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu:                                              

Hạnh phúc ở đâu?

     “Trên một thảo nguyên bao la có hai con sư tử cùng sống chung với nhau. Chúng là hai mẹ con. Một hôm sư tử con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con thường nghe thấy nhiều con vật khác nói về hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì hả mẹ? Có thể dùng làm thức ăn được không? Thực ra hạnh phúc là gì và ở đâu nhỉ?”.

      Sư tử mẹ âu yếm nói với con: “Hạnh phúc không phải là một món đồ vật, không thể cầm nắm được cũng không thể ăn được. Nó nằm ngay sau đuôi của con đó.”

      Sư tử con nghe mẹ nói hạnh phúc nằm ngay sau đuôi của mình thì ngay lập tức quay đầu đuổi bắt cái đuôi của mình. Sư tử mẹ thấy vậy, bật cười nói: “Này thằng bé ngốc nghếch của mẹ ơi! Hạnh phúc không phải cứ đuổi bắt là được. Con phải ngẩng cao đầu tin vào chính mình và tiến về phía trước, khi đó hạnh phúc sẽ chạy đến với con.”

(Sưu tầm)

1. Sư tử con hỏi mẹ điều gì?

A. Trên thảo nguyên còn con vật nào khác ngoài hai mẹ con mình không?

B. Hạnh phúc là gì và có ở đâu?

C. Tại sao cần phải có hạnh phúc?

D. Hai mẹ con mình có hạnh phúc không?

2. Lời giải thích của sư tử mẹ về hạnh phúc có nghĩa là gì?

A. Phải thật khôn ngoan thì mới có được hạnh phúc.

B. Không cần vất vả theo đuổi hạnh phúc vì nó luôn đi theo mình.

C. Cứ tự tin và cố gắng thì hạnh phúc tự nhiên sẽ đến với mình.

D. Hạnh phúc ở rất xa nên phải cố gắng theo đuổi mới có được.

3. Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ “hạnh phúc”:

A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.

B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

C. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.

4. Tìm 2 từ đồng nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”.

+ 2 từ đồng nghĩa:………………………………………………………………………………

+ 2 từ trái nghĩa:………………………………………………………………………………..

5. Trong từ “hạnh phúc”, tiếng “phúc” có nghĩa là “điều may mắn, tốt lành”.

Tìm thêm 3 từ ngữ chứa tiếng “phúc”.

M: phúc đức, ……………………………………………………………………………………

6. Từ in đậm trong câu “nằm ngay sau đuôi của con đó!” thuộc từ loại nào?

A. quan hệ từ               B. đại từ                   C. danh từ                D. tính từ

7. Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.

Sư tử mẹ âu yếm nói với con: “Hạnh phúc không phải là một món đồ vật, không thể cầm nắm được cũng không thể ăn được.”     

8. Sư tử mẹ đã dạy con hiểu điều gì ý nghĩa trong cuộc sống?

Phần II. Làm văn (14,0 điểm)

1.Bài tập cảm thụ: (4,0 điểm)

      Trong bài “Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

     Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

2. Tập làm văn: (10,0 điểm)

Đề bài: Mỗi mùa để lại trong ta những thương nhớ bởi đặc trưng riêng của nó. Xuân đến mang theo những cơn mưa phùn; thu về đem theo những cơn gió se se lạnh. Còn mùa hè với những cơn mưa rào chợt đến chợt đi. Em hãy tả lại cơn mưa rào mùa hạ.

   Hết

 

Họ và tên: …………………………………………………………..

1
10 tháng 6 2022

1.B

2.C

3.B

4. Đồng nghĩa: mãn nguyện, toại nguyện

    Trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ

5. Phúc hậu, phúc lợi, phúc lộc

6. C

mình làm đc đến đây thôi^^

 

 

2 tháng 6 2022

THAM KHẢO

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

Học tốt :) 

2 tháng 6 2022

Biện pháp tu từ trong câu A là: Điệp ngữ

Tác dụng: Nhằm làm nổi bật hình ảnh của người mẹ,Nhằm khẳng định rằng công lao của người mẹ lớn hơn tất cả

 Biện pháp tu từ trong câu B là : Nhân hóa

Tác Dụng : Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút  nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

30 tháng 5 2022

ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

thua keo này ta bày keo khác 

anh em như thể tay chân

30 tháng 5 2022

công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
anh em như thể tay chân,rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần(lên gg mà tìm)

30 tháng 5 2022

Trong những ngày lễ hội truyền thống của dân tộc ta, thì em thích nhất vẫn là Tết Trung Thu.

Ngày lễ ấy, được gọi với cái tên thân thương hơn là Tết Đoàn Viên. Bởi đó là ngày mà mọi người cùng quây quần bên nhau, trò chuyện và tâm sự về cuộc sống của mình. Em vẫn nhớ rõ như in không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày Trung Thu ấy. Trên sân gạch, ông bà và bố mẹ ngồi trên cái chiếu mới. Bày nào là bưởi, nào là roi, nào là nước chè xanh có khói nghi ngút. Hấp dẫn nhất, vẫn là chiếc bánh trung thu thơm ngon mà chờ mãi mới đến lúc được khui. Trong khi người lớn thảnh thơi ngắm trăng, thưởng trà. Thì đám con nít tụi em lại phấn khởi chạy vòng quanh xóm, no đùa vui vẻ với đèn lồng, mặt nạ. Tuy giản dị nhưng mà vui lắm. Đó là niềm vui mà chỉ ngày Tết Trung Thu mới có thể đem lại được.

Em mong rằng, dù cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, thì những ngày lễ truyền thống ý nghĩa vẫn sẽ mãi được gìn giữ trong lòng mọi người.

30 tháng 5 2022

Em sinh ra và lớn lên tại quê lúa Thái Bình, mỗi năm có rất nhiều ngày hội, đặc biệt là các ngày hội ở tháng giêng, tháng ba ở khắp nơi. Tuy nhiên lễ hội mà em cảm thấy yêu thích và mong chờ nhất đó chính là lễ hội Trung thu hay còn gọi là Đêm hội trăng rằm. Chắc hẳn các bạn ai cũng biết đến ngày hội này vì cả nước ở đâu cũng có ngày Tết Trung thu. Vào đúng ngày trăng tròn là ngày 15 tháng 8 âm lịch chính là Tết Trung thu. Ở quê em, học sinh từ mẫu giáo đến tiểu học sẽ được nghỉ học để vui chơi trong cả hai ngày 14 và 15. Ngày hội Trung thu quê em gồm có hai phần chính, thứ nhất là hội thi diễn văn nghệ và thứ hai là hội thi cắm trại. Chiều ngày 14 các thôn trong xã sẽ cắm trại và làm đèn ông sao trên sân vận động ủy ban xã. Trại của thôn nào cũng đẹp, đầy cờ hoa và đèn sáng nhấp nháy, không thể thiếu ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và mâm ngũ quả. Buổi tối ở khu cắm trại mọi người vui chơi rất động, già trẻ, gái trai đều cùng nhau đến xem hội. Tiết mục đồng diễn và diễn văn nghệ được mọi người mong chờ nhất, các anh chị đồng diễn rất đều và đẹp, các em nhỏ múa rất tự tin lại rất dẻo. Mỗi một tiết mục kết thúc là lại rầm rầm tiếng vỗ tay, reo hò cổ vũ, thực sự rất náo nhiệt. Xung quanh khu biểu diễn và cắm trại là những gian hàng bán đồ ăn nhanh, bán đồ chơi và các trò chơi giải trí rất hấp dẫn và thu hút nhiều người đi chơi hội. Mặc dù chỉ diễn ra trong ít ngày nhưng đối với em, Trung thu là một ngày hội đoàn kết của toàn dân tộc, rất đặc biệt và ý nghĩa.

28 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Biện pháp nghệ thuật là nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Dùng những động từ, cụm động từ như nghe, bật, đứng dậy, khoác áo là những hành động của người để tả, kể về mầm non

+ Thể hiện sự trỗi dậy, vươn lên, bừng nở của chồi non.

+ Mầm non cũng có tâm hồn như con người, mọc lên, vươn ra một cách hào hứng, phấn khởi và đầy hãnh diện để chào đón cuộc đời mới.

28 tháng 5 2022

Tham khảo của mình về văn việt là :
 

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Nói quá
  • Nói giảm nói tránh
  • Điệp từ, điệp ngữ.

Trong các tác phẩm văn học, các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhằm bổ trợ cho việc diễn đạt nội dung. Có thể khẳng định, các biện pháp nghệ thuật có vai trò rất lớn tạo nên sự thành công của tác phẩm. Do đó, để học tốt môn Ngữ văn, học sinh cần nắm được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học Việt Nam.

 

Ẩn dụ cũng là một biện pháp nghệ thuật thường xuyên được sử dụng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ:

“ Thuyền về có nhớ bên chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên, hình ảnh “thuyền” và “bến” được sử dụng để chỉ người đàn ông và người phụ nữ. Trong đó, “thuyền” chỉ người đàn ông, bôn ba ngược xuôi. Còn “bến” chỉ người phụ nữ ở một nơi chờ đợi người đàn ông. Từ đó nói lên sự sắt son, chung thủy của tình yêu nam nữ.

So sánh:
 

rong nhiều trường hợp các từ ngữ biểu hiện sự so sánh thường bị ẩn.

Như vậy, So sánh là việc đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc.

... 

Câu trả lời của mình là biện pháp ẩn dụ và so sánh.

Thua !