K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40 Họ và tên…………………………… Lớp…. Bài 01. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau: a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào ô trống. Nhận...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40
Họ và tên…………………………… Lớp….
Bài 01
. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau:

a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo
c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm

Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào ô trống.

Nhận xét Đúng Sai
1. Anh hai, hai anh đều là những từ ghép.
2. Nhóm từ im lìm, thưa thớt, yên ắng là những từ đồng nghĩa.
3. Từ nhân dân là từ ghép Hán Việt.
4. Câu Năm nay, Nam như cao hơn năm ngoái. sử dụng biện pháp so
sánh.

Bài 03. (4,5 điểm) Đọc đoạn văn sau trong bài Đất Cà Mau của Mai Văn Tạo:
(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái
đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải
cắm sâu vào lòng trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất
cuối cùng, thẳng đuột nhưng hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. (7) Nhà cửa dựng dọc theo
những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (8) Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng
thân cây đước.

a. Tìm trong câu (2) và (4) rồi điền vào chỗ trống:
- Từ ghép tổng hợp:……………………………………………………………………………
- Từ ghép phân loại:…………………………………………………………………………...
- Từ láy:………………………………………………………………………………………..
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ
thẳng đuột:……………………………………………………...
c. Tác dụng của dấu phẩy trong câu (7):………………………………………………………
d. Tìm trong đoạn văn: Các câu đơn:…………………….Các câu ghép:…………………….
e. Đoạn văn sử dụng phép liên kết nào?....................................................................................
f. Xác định thành phần câu trong những câu sau:

(2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
(3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn
thịnh nộ của trời.

g. Câu văn số (6) sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhờ đó giúp em hình dung gì về cây đước?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………............................

Bài 04. (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:

Nắng khẽ vươn tay ngà
Vén chăn mây bừa bộn
Còn lem nhem góc nhà
Bóng đêm vừa chạy trốn
Hê! Một hai ba bốn
Nào vẫy cánh, xoạc chân
Gà con tập thể dục
Trước khi chơi đánh vần.
(
Trích Tinh khôi ngày mới - Nguyễn Ngọc Hưng)

a. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch chân từ ngữ thể hiện biện pháp đó.
…………………………………………………………………………………………………
b. Có nên thay từ
vén trong đoạn thơ bằng từ kéo hay không ? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… …………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c. Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………… ……
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Bài 05. (1,5 điểm) Viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của Hà Nội và tình cảm của em dành cho
mảnh đất Thủ đô yêu dấu.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

0
19 tháng 5

Sáng hôm nay là ngày đầu tiên của mùa đông. Em thức dậy từ sớm, để ngắm nhìn đường phố trong một ngày đặc biệt như thế này.

Con đường lớn chạy ngang qua trước nhà em, nên từ ban công, em có thể ngắm nhìn bao quát toàn bộ con phố. Lúc này mới 6h sáng, trời hẵng còn sớm nên đường phố vắng tanh. Trời mới tờ mờ sáng, góc chân trời ửng hồng lên một viên ngọc trai quý hiếm đang từ từ trồi lên cao. Bầu trời nặng nề, xám xịt, vần vũ những tảng mây xám trắng. Không khí lạnh buốt, khô ráo, có gió rét thổi từng đợt. Gió luồn qua hàng cây sấu hai bên vỉa hè, khiến lá cây phải cụp xuống vì lạnh. Gió cuốn cả lá khô, vụn rác dưới lề đường vào từng ngóc ngách. Lúc này, đèn đường vẫn còn thắp sáng, ánh đèn vàng yếu ớt khó khăn xuyên qua màn sương dày đặc. Em chỉ có thể nhìn đến những ngôi nhà ở gần mình mà thôi, còn cuối con đường thì mờ ảo. Khoảng hơn 30 phút sau, trời sáng hẳn. Một ngày mùa đông, trời sẽ không có nắng và hơi âm u. Các cửa hàng ở hai bên đường bắt đầu mở cửa đón khách. Những chiếc xe đẩy bán xôi sáng, bánh bao, bánh mì và cafe cũng đứng rải rác dọc con đường. Từ các con ngõ nhỏ, dòng người cũng ùa ra ngày càng đông hơn. Ai cũng mặc thật dày, quàng khăn kín mít để tránh cái rét. Những người đi bộ trên vỉa hè thì hai tay cho vào túi áo, đầu cúi thấp xuống, có lẩn tránh những cơn gió lạnh buốt. Có lẽ vì trời lạnh, nên các cửa hàng không quá đông đúc. Mọi người thích thú hơn với các món cháo nóng hổi, khói tỏa thơm lừng. Mãi khi trời sáng hẳn, em vẫn không nghe thấy tiếng chú chim nhỏ hót như mọi ngày. Có lẽ vì trời quá lạnh, nên cả gia đình chú đều đã nghỉ đông rồi.

Đường phố một sáng đầu đông vắng vẻ và tẻ nhạt, nhưng vẫn đem lại cho em những cảm giác thật thú vị và khác lạ. Em rất thích những phút giây bình yên và thư giãn ấy.

BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CHO CON (Trích) Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều   Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay   Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê...
Đọc tiếp
BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CHO CON (Trích) Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều   Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay   Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm   Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím dậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ râm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi   Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ… Sẽ không lớn nổi thành người.                                   (Đỗ Trung Quân) Câu 1(0,5 điểm). “Bài học đầu tiên cho” con nói về tình cảm của mỗi người đối với nơi nào? A. Quê hương. B. Xóm làng. C. Đất nước. Câu 2(0,5 điểm). Quê hương được so sánh với những sự vật nào? A. Chùm khế ngọt, đường đi học. B. Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ, hoa bí, giậu mồng tơi, bờ râm bụt, hoa sen, mẹ. C. Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ. Câu 3(0,5 điểm).  Bài thơ gợi ra những màu sắc nào dưới đây? A. Vàng, xanh (biếc) B. Trắng, đỏ, tím C. Vàng, xanh (biếc), đỏ, trắng, tím. Câu 4(0,5 điểm).  Vì sao quê hương lại được so sánh với “mẹ”? A. Vì mẹ rất yêu quê hương B. Vì mẹ chính là quê hương C. Vì đó là nơi ta được sinh ra và được nuôi dưỡng, trưởng thành giống như mẹ đã sinh ra ta và đã chăm lo nuôi dạy ta thành người. Câu 5(0,5 điểm).  Trong câu thơ sau có mấy tính từ:                                                 “Quê hương là đêm trăng tỏ                                               Hoa cau rụng trắng ngoài thềm”   A. Một tính từ    B. Hai tính từ C. Ba tính từ   Câu 6 (1,0 điểm). Dòng nào nêu đúng nghĩa từ trắng tinh khôi?   A. Màu trắng đục B. Màu trắng ngà.   C. Màu trắng tinh, thuần khiết, giản dị, gây cảm giác tươi đẹp. Câu 7(1,0 điểm). Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ quê hương.                   Câu 8 (0,5 điểm). Hãy đặt một câu ghép nói về quê hương của em.                   Câu 9 (1,0 điểm). Em hiểu hai câu thơ cuối bài ý nói gì?                         Câu 10 (1,0 điểm). Thông qua bài thơ, em hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của quê   hương mình:
0