K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công danh đã được hợp (1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen (Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Công danh đã được hợp (1) về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.

Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)

Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (2) Yên hà: khói sông (3) Bui: chỉ có  (4) Chăng: chẳng

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.

Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

 

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

 

Câu 5. Anh/ chị hiểu gì về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?

Câu 6.Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

0
Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ,...
Đọc tiếp

Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin người chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ"

Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích?

Cảm nhận tâm trạng vũ nương qua đoạn trích?

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rôi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá qian trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

                                                                        (Nguồn: Quà tặng cuộc sống)

 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Theo anh/chị, vì sao người cha lại nói: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”?

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: “Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”?

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của người cha trong câu chuyện trên: “con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”

Câu 5: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

0
I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.Mẹ không...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này”.

(Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi - nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)

 

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản ( 0,75 điểm)

Câu 3. Xác định nội dung chính của văn bản trên (0,75 điểm)

Câu 4. Từ ngữ liệu trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 -20 dòng), thể hiện suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của hạnh phúc.(2.0 điểm)

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0