K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2021

kể chuyện theo ngôi thứ ba.             

sự kiện chính : (1) Vua Hùng kén rể; (2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn; (3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể; (4) Sơn Tinh đến trước, được vợ; (5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh; (6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về; (7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

nhân vật chính : Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh

Hai nhân vật được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng: ... - Thủy Tinh: “Gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai đe dọa cuộc sống con người. Soạn cách 3. Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính.

6 tháng 9 2021
  • Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
    • Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
    • Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

 ANH VIẾT TỪ WORD RA EM CỐ ĐỌC NHÉ

6 tháng 9 2021

có ý nghĩa giúp đất nước khỏi bị xâm lược và giúp dân có cuộc sông yên bình (đó chỉ là ý kiến của mình thôi,bạn cứ tham khảo nhé)

6 tháng 9 2021

Nhiệm vụ là tiêu diệt giặc Ân.

Ý nghĩa:  Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. ... Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Xin một ti ck nha

5 tháng 9 2021

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của em hứng chịu mà nó còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.

5 tháng 9 2021

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả An-đéc-xen đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh một cô bé bán diêm ngồi co ro trong góc tường trong đêm giao thừa vì đói, vì rét, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, họ hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, khi mà em còn được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Dường như thông qua cảnh ngộ của cô bé bán diêm, tác giả lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng thì em lại phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, lạnh lẽo đến vậy. Có lẽ chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Tất nhiên, trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân của các em ấy, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Đơn giản chỉ là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có chút động lực để bước tiếp. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và lan tỏa yêu thương bạn nhé.
 

1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. 

2. Chia sẻ một vài điều về bản thân: 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

1.Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh.

2.Chia sẻ về bản thân : 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

TRẢ LỜI

1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn. Người kể chuyện ngôi thứ nhất. 

2. Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vỗ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

  Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.

3. - Điều em thích ở Dế Mèn: một chàng dế có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, cường tráng, tự tin. 

- Điều em không thích ở Dế Mèn: Tính cách kiêu căng, hống hách, tự phụ. 

Vì : Ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình là một điều tốt nhưng Dế Mèn lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân thì có thể dễ dẫn đến những việc làm sai trái và kết cục đau buồn.  

4. - Những lời Dế Mèn nói với Dế Choắt khi sang thăm nhà và khi được Dế Choắt nhờ giúp đỡ: 

+ “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. … Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.” 

+ “Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.”

+ “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này. Ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”  

→ Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường, khinh khỉnh, dửng dưng, thờ ơ, không chịu giúp đỡ,… 

5. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ ân hận và thậm chí là hốt hoảng do chính Dế Mèn cũng chưa hoàn hồn: Sao? Sao?  "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.". Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Những cảm xúc, suy nghĩ cho thấy Dế Mèn đã thay đổi: Dế Mèn không còn huênh hoang, kiêu ngạo mà biết rằng mình đã sai. Dế Mèn cũng không còn coi thường người bạn là Dế Choắt mà thấy có lỗi, ân hận trước việc làm ngu ngốc của bản thân. Chính cái chết của Dế Choắt là bài học mang giá trị thức tỉnh đối với Mèn. 

6.  Dế Mèn rút ra được bài học: 

+ “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

7. - Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.

- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,… - Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.

- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,… 

5 tháng 9 2021

Tham khảo nhé!!!

“Bác Hồ ơi! Trái tim người vĩ đại
Ôm núi sống nước Việt chảy vào lòng

Trái tim Bác giàu hơn cả rừng vàng
Ôm biển bạc cho đong đầy tôm cá
Cho mai sau và muôn vàn năm nữa
Nước Việt ta sẻ ơn Bác vô cùng.”

Tôi đã đọc được đâu đó những vần thơ ấy. Những vần thơ giản dị mà đầy xúc động về Bác kính yêu. Khi tôi sinh ra, đất nước đã qua thời khói lửa, sống hòa bình và Bác cũng đã ra đi. Qua những trang sách, qua những bài học, tôi tự hào là người Việt Nam, tự hào là con cháu của Người.

Bác Hồ – người con của xứ Nghệ thân yêu, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh hơn người. Những năm tháng tuổi thơ của Người, chỉ biết đến qua sách vở thôi, cũng khiến tôi không thể không rơi nước mắt mỗi lần đọc lại. Cậu bé tinh anh ấy có một tuổi thơ vất vả hơn bao đứa trẻ khác. Năm mẹ cậu sinh thêm đứa em trai, nhưng vì thời buổi khó khăn và sức khỏe quá yếu, mẹ cậu bé Côn ngày ấy đã qua đời. Một mình chú bé 8 tuổi, vừa mất mẹ, bế đứa em đỏ hỏn mấy ngày tuổi trên tay. Em bé khóc vì đói, có mấy người hàng xóm bảo cậu bế em đi xin sữa, nhưng trong suy nghĩ của một đứa trẻ tám tuổi khi ấy đã rất chững chạc. Nguyễn Sinh Côn cho rằng chẳng ai muốn hai đứa trẻ xa lạ, không cha không mẹ lại ở nhà mình, nhất là vào những ngày Tết. Vậy là Côn một mình chăm em cho đến khi cha trở về. Lần đầu đọc cuốn sách ấy, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ tám tuổi. Tôi đã khóc. Khóc vì thương cho đứa bé nhỏ, càng khóc vì thương cho một đứa trẻ tám tuổi như mình đã phải trải qua những đau thương chẳng dễ dàng gì. Khi tôi thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, ngay cả lúc này, khi đã lớn hơn rất nhiều, tôi vẫn cảm thấy một nỗi đau ghê gớm và một sự bất lực đến bi thương. Nhưng đứa trẻ tám tuổi trong câu chuyện ấy, hơn một con người, đó là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, là Bác Hồ kính yêu, Người đã mang ánh sáng cách mạng đến cho một dân tộc lầm than thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Nguyễn Sinh Côn lớn lên, theo cha vào Huế học tập, và từ rất sớm đã quan tâm đến tình hình dân tộc đang bị thực dân xâm lược.

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành đã lên chuyến tàu Đô đốc atouche - Tréville, ra đi tìm đường cứu nước cùng đôi bàn tay trắng. Bác đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, làm mọi nghề: phụ bếp, quét tuyết, và là một trong những thành viên của tờ báo “ Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp. Trong ba mươi năm bôn ba tại nước ngoài, Bác Hồ đã tự học được rất nhiều thứ tiếng. Có những câu chuyện kể lại việc học ngoại ngữ của Người đã trở thành tấm gương sáng của biết bao thế hệ. Chuyện kể rằng ban ngày, Bác làm phụ bếp trên tàu, sau đó sẽ đi quét tuyết ở New York để kiếm sống. Chỉ có ban đêm là thời gian rảnh để học ngoại ngữ. Mùa đông ở Âu Châu lạnh giá như đóng băng, vậy mà con người ấy chỉ có duy nhất một viên gạch để sưởi ấm. Thật cảm động biết bao trước tấm lòng cao cả của Người! Hi sinh mọi hạnh phúc cá nhân vì dân tộc, vì nhân dân mà quên mình, như Tố Hữu từng viết:

“Bác sống như trời đất của ta
Thương từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Sau ba mươi năm đi khắp năm châu bốn bể, Người trở về lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm Cách mạng. Ra đi khi hai mươi tuổi và trở về lúc xế chiều của một đời người, Bác đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì độc lập dân tộc. Bởi vậy mà đâu đó tôi đã từng nghe câu nói, ý đại khái rằng Bác rất nhiều con mà lại không con! Quả thực, ở Trung Quốc, ở Mỹ, ở Nga, hay ở Pháp, có mấy vị Tổng Thống hay lãnh tụ nào như thế.

Ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông cụ Hồ Chí Minh độc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được nhân dân bầu làm Chủ tịch đầu tiên của đất nước ấy, Bác vẫn sống giản dị như một ông cụ của làng quê Việt Nam:

“Nhà lá đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gôi
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Ai đã từng đến thăm lăng Bác hẳn sẽ hiểu những vần thơ trên chân thực đến nhường nào!

Bác không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng về bài học làm người cho lớp lớp những người con của Việt Nam, Bác còn là niềm tự hào của dân tộc, là một tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, ngoài kia, bên kia quả địa cầu có lẽ có người chưa biết đến đất nước hình chữ S nhưng cả nhân loại đều biết đến Hồ Chí Minh như một vĩ nhân, một tấm gương sáng về nghị lực sống.

Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
 
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.

Theo em, sách có rất nhiều vai trò đối với cuộc sống cũng như việc học tập như:

-Nâng cao kiến thức của bản thân

-Giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống

-Giúp ta biết cách ứng xử với mọi người xung quanh

-Đọc sách cũng giúp ta thư giãn và cảm thấy thoải mái

-Học được rất nhiều điều mà chúng ta không biết

-Sách cũng giúp ta rèn luyện những kĩ năng để trở thành một người hoàn thiện hơn.....

@Aries

#Bống

4 tháng 9 2021

Câu 1:

Sách đối với con người cũng như nước đối với cây cối. Không có nước, cây cối sẽ khô héo; không có sách đời sống con người sẽ vô cùng buồn chán. Từ xưa đến nay, sách là nơi để con người gửi gắm tri thức và tình cảm, sách dưỡng nuôi trí tuệ con người, dẫn dắt con người đi qua những đêm tối để đến với bầu trời ánh sáng. Bởi thế, tầm quan trọng của sách đối với con người là không thể thay thế được.

Sách là một phương tiện giúp cho ta ghi chép, lưu trữ, lưu truyền kiến thức cho các thế hệ sau. Sách không chỉ được phân loại theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của đối tượng mua. Mọi thứ ngôn ngữ đều có thể được ghi vào sách, không hạn chế số trang, đủ kiểu màu sắc.

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại bởi sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử văn hóa các dân tộc. Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Càng đọc nhiều sách, ta càng trân trọng hơn những phát minh của con người từ thuở đầu của nền văn minh.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách đưa ta bay vào vũ trụ để nhìn ngắm những ngôi sao chỉ có thể thấy được qua kính viễn vọng. Sách còn là một cỗ máy thời gian đưa ta về thời kì chiến tranh xây dựng đất nước, thời kì xa xưa cổ đại, đưa ta đến những lịch sử mà ta chừa hề hay biết. Mở một trang sách như là đang mở ra một thế giới hoàn toàn mới.

Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận, sách còn dạy chúng ta cách sống, cách làm người, làm việc có đức. Con người cần phải đọc sách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và góp phần giúp cho xã hội. Những lúc chúng ta bị đẩy vào con đường cùng không lối thoát, đọc sách có thể sẽ giúp chúng ta tìm một lối đi, một lời khuyên nho nhỏ mà chân thành sẽ giúp ta thoát khỏi con đường cùng đó. Sách không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn ta, sách còn là cách nối liền quá khứ – hiện tại và mở cửa đi đến những tương lai đẹp đẽ, phát triền. Đọc sách để lấy thêm tầm nhìn về thế giới này, mở rộng tầm nhìn về mọi mặt.

Sách còn là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn của mỗi con người, là một người thầy thắp sáng con đường đi đến nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta cách sống biết yêu thương, biết sẻ chia với mọi người xung quanh, từ đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi người. Hãy đọc sách, báo, tạp chí hằng ngày để nâng cao tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Hãy yêu những quyển sách bạn có, đã đọc hoặc sẽ đọc bởi qua từng trang sách hay, con người sẽ tìm thấy một tiếng nói chung để xây dựng nền hòa bình và phồn vinh. Sách làm cho ta yêu quý, thương tiếc, tôn trọng lẫn nhau qua từng số phận con người. Có người thành tài, có người bất tài. Người đọc Việt Nam sẽ có thể rưng rưng nước mắt qua câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn Andexen người Đan Mạch và cảm thấy sự gần gũi trong tác phẩm “Lão Hạc”, “Chị Dậu”,…

4 tháng 9 2021

Câu 2 :

Trong cuộc đời mỗi con người, khoảng thời gian mà đẹp đẽ nhất, mang lại biết bao kỷ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè,… chính là quãng đời học trò của chúng ta. Em cũng cho rằng như vậy, hơn cả em yêu lắm ngôi trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại – nơi đã ươm mầm trong em bao mơ ước, hoài bão.

Ngôi trường của em là một ngôi trường mới, khang trang sạch đẹp. Từng dãy nhà ba tầng vừa được sơn lại màu vàng tươi mới với mái ngói đỏ thắm. Nơi đây lúc nào cũng vang lên tiếng giảng bài ân cần của thầy cô và tiếng trả lời, đáp lại của các cô cậu học trò thật ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Sân trường là nơi giúp cho chúng em giải trí sau mỗi tiết học căng thẳng. Đây quả là thiên đường lí tưởng của chúng em!

Em yêu lắm sân trường này với những hàng cây hoa sữa, bàng,… nghiêng mình trong nắng. Nơi đây, từng chiếc ghế đá, từng khoảng sân,… đều đã khắc sâu những kỉ niệm buồn, vui bên thầy cô và bạn bè trong tâm trí em!

Em còn nhớ ngày đầu tiên bước vào trường đầy bỡ ngỡ. Đó là một ngày cuối mùa hạ, khi mà trên cây phượng chỉ còn điểm vài đốm đỏ, trời cao và trong xanh, nắng buông từng vạt mỏng khắp sân trường. Khi ấy, ngôi trường bừng sáng lên mở ra trước mắt em như mở ra một tương lai tươi tràn đầy hi vọng đang chờ đón. Tuy những ngày đầu gặp chút khó khăn nhưng rồi em cũng dần thích nghi với cách giảng dạy mới lạ, giúp tăng khả năng tư duy của học sinh. Các thầy cô giáo mới, mỗi người một tính cách, thầy Trung thì vui tính, thầy Hưng thì điềm đạm, cô Phương thì nghiêm khắc. Bới thế mỗi tiết học cứ thế mà trôi qua một cách thú vị và đầy hứng thú. Thật may mắn khi nhà trường phân công cô Linh làm chủ nhiệm lớp em ngay năm đầu tiên khi chúng em đặt chân vào trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này. Nhờ có cô Linh luôn hết lòng, khắt khe, uốn nắn, dạy bảo cho lớp em nên lớp em mới có ngày hôm nay. Thật vui khi nghĩ về tập thể lớp em, những ngày đầu còn nhút nhát không dám bắt chuyện với nhau mà giờ đây tất cả đều thân thiết như anh em một nhà. Có khi tụi con trai giả làm con gái làm chúng em ôm bụng cười rồi lại im bặt khi thầy Tùng – hiệu trưởng nhà trường đi qua rồi “tặng” cho lớp em cái nhìn đầy uy lực. Các bạn tuy nhiên lúc trêu trọc giận nhau nhưng ai mà gặp khó khăn là tất cả giúp đỡ ngay. Em thấy mình thật may mắn khi được đi học, luôn được thầy cô yêu thương, chăm lo, được bạn bè chia sẻ, gắn bó cùng nhau qua những lúc vui, buồn. Qua đây, em cũng đồng cảm và buồn thay cho những tuổi hồng không được cắp sách đến đường, không được mọi người yêu thương chia sẻ như chúng rm. Em cảm ơn cô rất nhiều! Cô Linh ơi! Chúng em sẽ ghi nhớ lời dạy bảo của cô để bước vào lớp bảy với giáo viên chủ nhiệm mới là cô Lưu Hòa.

Em cảm thấy tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò của mình giống như mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vì thế mà người ta vẫn thường nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của mình… Thầy cô luôn an ủi và là lời động viên rất lớn mỗi khi chúng em vấp ngã, thất bại hay là niềm vui sướng được nhân lên mỗi khi chúng em thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em khi vấp ngã thì thầy cô cũng chẳng dấu nổi cảm xúc. Những lần như vậy, thầy cô luôn ôn chúng em vào lòng để mong sao sự ấm áp ấy sẽ xoa dịu nỗi đau lòng trong mỗi đứa học trò của mình. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều chung một tình yêu nghề, yêu học sinh và cả sự nhiệt huyết trong mỗi người.

Nhiều khi em tự hỏi: “Tại sao thầy cô lại muốn truyền hết lại những kiến thức mà thầy cô biết cho chúng em”. Đến bây giờ em mới hiểu, thầy cô làm như vậy tất cả đều vì muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành hơn. Để rồi sau này, khi chúng em bước vào đường đời sẽ gặp không ít khó khăn, chông gai sẽ tha thiết được nhớ lại những tiết học như những trang bị, bài học quý giá giúp chúng em vượt qua mọi thử thách. Công lao của thầy cô to lớn biết nhường nào, dù mai đây thì chúng con cũng không đến đáp được hết công lao đó! Thời gian trôi qua nhanh quá! Cảnh vật vẫn như cũ, chỉ có chúng em là thay đổi. Ước gì em mãi là cô học sinh lớp bảy của trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại, mãi ở tuổi học trò – một ước mơ muôn thuở. Nhưng không ai có thể đi ngược lại quy luật tự nhiên. Rồi ai cũng sẽ lớn lên sẽ phải bước qua cánh cổng kỳ diệu này để bước vào đời. Nhưng em mong ngôi trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này sẽ mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con những kiến thức rộng mở đưa con đến bến bờ tương lai.

Tất cả đó vẫn chưa thể nói hết được những gì ngôi trường thân yêu này – trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại đã mang đến cho chúng em. Ở đây, chúng em được chắp thêm đôi cánh ước mơ, được bước vào khám phá thế giới kì diệu như trong bài: “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lí Lan đã viết. Dù mai đây có đi đâu xa  em cũng sẽ nhớ mãi ngôi trường, thầy cô trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này.