K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2021

Người khôn nói ít là nhiều

Không như người dại nói nhiều nhàm tai

Chất:

Biết thì thưa thốt-Không biết thì dựa cột mà nghe

Nói dối như Cuội

Ăn ốc nói mò

Khua môi múa mép

Cách thức:

Câm như hến

Quan hệ:

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Lịch sự:

1. Ai ơi chớ vội cười nhau

Ngầm mình cho tỏ trước sau hãy cười

2. Một câu nhịn, chín câu lành.

3. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

4. Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi

Người khôn ai nơ nặng lời làm chi

5. Lời nói đọi máu.

6. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

17 tháng 9 2021

-Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

( thể hiện sự tế nhị, lịch sử trong ăn uống của con người )

-   Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 Bốn phương sum họp một nhà

Miếng trầu lịch sự chén trà phong lưu

-    Miếng trầu của đáng là bao

Chẳng ăn cầm lấy cho vừa lòng nhau.

   Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

-   Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe

 Tiên học lễ, hậu học văn.

-  Trên kính dưới nhường.

 


 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Đức tính giản dị là một đức tính tốt được mọi người noi theo và học tập. Vậy, giản dị là gì?. Sống giản dị là sống không phô trương cầu kì,  phung phí, sống đơn giản, phù hợp với tài sản của mình. Chúng ta sống giản dị để được mọi người yêu mến, quý trọng. Đức tính đó sẽ cho ta sự bình yên, thanh thản trong cuộc sống và cả trong tâm hồn, rèn luyện thêm những tính cách khác tốt hơn. Nhân vật tiêu biểu mà ta có thể học tập tính cách đó không ai khác đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác sống giản dị từ bữa cơm, cách ăn mặc đến lời ăn tiếng nói với mọi người. Bác được mọi người yêu quý cũng nhờ một phần do đức tính tốt. Hiện nay có rất nhiều người đi theo lối sống giản dị để cho tâm hồn được thanh thản, bình yên. Bên cạnh đó còn rất nhiều bạn trẻ đi theo lối sống giàu sang, đua đòi.

17 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi.

2. Thân bài

- Tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội:
+ Trận Chương Dương thắng lợi
+ Trận Hàm Tử quân giặc thảm bại
→ Hai trận chiến oanh liệt , hào hùng, không khí sục sôi->thắng lợi vang dội non sông
- Khát vọng thái bình, thịnh trị của quân dân nhà Trần:
+ Xây dựng, củng cố sức mạnh khi hòa bình
+ Non nước vững bền ngàn năm

3. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: Đọc bài thơ, em như được sống lại với những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình

17 tháng 9 2021

“Trái Đất này là của chúng mình/Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” câu hát vang lên để lại trong chúng ta dư âm khó quên về những ngày tháng hòa bình mà mình đang được thừa hưởng. Sinh ra và lớn lên trong một thế giới hòa bình, trách nhiệm của thế hệ đi sau có lẽ là bảo vệ phát triển đất nước giàu đẹp. Từ không khí nồng nặc khói đạn của chiến tranh, từ những người anh hùng ra đi, từ những di tích còn vương màu khói và máu của các chiến sĩ,… tất cả đã thay cho ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thế hệ đi sau cần phát triển, noi theo và giữ gìn đất nước ngày một tươi đẹp, ngày một phát triển hơn để không uổng phí công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Vậy “hòa bình” là gì? “Hòa bình” là hình ảnh ấm no, yên bình của con người được sống ở trên một thế giới mới một thế giới tốt đẹp, một thế giới với bao niềm vui, hạnh phúc và những ước mơ, khao khát của con người. Còn “việc thực hiện ý thức trách nhiệm đối với xây dựng hòa bình, phát triển hòa bình cho đất nước” là ý thức của mỗi cá nhân, mỗi con người đối với việc xây dựng đất nước. Để cho đất nước phát triển tươi đẹp, để chúng ta được sống ở trong một thế giới mãi mãi hòa bình chứ không phải là: hòa bình xen lẫn những đau thương mất mát. Như vậy, ý thức trách nhiệm xây dựng một thế giới hòa bình là điều mà mỗi chúng ta cần làm, để thế giới mãi mãi là một hành tinh xanh – hành tinh của màu sắc tươi đẹp.


Không hẳn là quá bình yên trong không gian này. Nhưng chúng ta đã và đang được kế thừa giọt máu của thế hệ đi trước – giọt máu thái bình. Đất nước sẽ phát triển sẽ đi lên hay suy sụp và đổ vỡ – tất cả phụ thuộc vào bạn cũng như những người đang cùng bạn xây dựng đất nước. Chúng ta là thế hệ đi sau, là mầm non được ấp ủ trong không gian trong sáng, chúng ta không thể chỉ thừa hướng mà cần phải phát huy. Hãy đưa đất nước tới đỉnh cao của các cường quốc, bởi chúng ta là thế hệ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu đất nước  học tập tốt để có thể xây dựng một đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong học tập, chúng ta cần học tập tốt, có những ý kiến, có nhiều sáng tạo, tư duy trong sáng để tạo nên môi trường học tập tốt lành và xây dựng cho bản thân đạo đức hoàn thiện. Không chỉ vậy, chúng ta còn cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong sống trong sáng, lành mạnh, tích cực tham gia xây dựng đất nước quê hương. Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lợi ích quốc gia, đặc biệt chúng ta cần trung thành với Tổ Quốc, tích cực rèn luyện thân thể vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

 

Như vậy là thế hệ đi sau chúng ta cần hăng say học tập rèn luyện bản thân để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên tài năng của làn nước Việt Nam chính là tấm gương sáng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước trong chúng ta. Tuổi nghề còn trẻ nhưng số lượng thành tích của chị đã không thể đếm được. Tất cả cũng nhờ vào trách nhiệm với đất nước, với sự giàu mạnh và đi lên của dân tộc. Lùi lại một thế kỷ, chúng ta sẽ gặp chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi  mới 21 tuổi. Ngày 5/6/1919 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, anh đi sang phương Tây; đến anh Pháp, Anh, Nga,…rồi trở về nước láng giềng Trung Quốc,… Và đã tìm ra chân lý cho Cách Mạng Việt Nam. Đó là làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin; cứu nước theo con đường Cách mạng vô sản. Vì vậy, thế hệ đi trước; hay la thế hệ đi sau chúng ta đều phải là những người sẵn sàng giúp nước, sẵn sàng hy sinh sức mình xây dựng Tổ Quốc. Hay đó là lớp lớp Thanh niên nghe theo lời Bác – họ là những người trẻ sẵn sàng giúp đỡ cho đất nước. Họ giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ nông dân làm ruộng, giúp đỡ các việc làm cần sáng tạo và tư duy của địa phương,… Những người như vậy quả là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.


“Đời người đẹp nhất là tuổi thiếu niên, mùa đẹp nhất trong năm là mùa xuân, và lúc đẹp nhất trong ngày là lúc sáng sớm”. (Lý Đại). Thật vậy, thế hệ trẻ chúng ta bây giờ chính là lứa tuổi đẹp nhất – lứa tuổi đẹp nhất để cống hiến, xây dựng cho đất nước. Vậy tại sao chúng ta không cống hiến, xây dựng cho đất nước; mà chỉ mãi nhấn chìm những suy nghĩ những biếng, dựa dẫm vào người khác. Ngay bây giờ, ngay giây phút này, chúng ta hãy đứng lên, hãy là một cá thể sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.Tuy nhiên bên cạnh những người chịu trách nhiệm với đất nước vẫn có những kẻ thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước. Những kẻ đó đáng bị lên án, phê phán. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần rèn luyện tốt bản thân, để có thể cùng người khác thay đổi, để họ và chúng ta cùng xây dựng đất nước. Đó cũng là lời kêu gọi tha thiết mà tất cả mọi người mong muốn thế hệ đi sau chúng ta noi theo.

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác quỷ dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa theo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con - những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu"...

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thuở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.

Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

16 tháng 9 2021

Thuyết minh về cây cao su

Dàn ý thuyết minh về cây cao su

I. Mở bài:

- Dẫn dắt và giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: cây cao su

II. Thân bài:

* Nguồn gốc cây cao su: Xuất hiện ở khu vực rừng Amazon.

* Đặc điểm hình dáng cây cao su

+ Thân: cao thẳng, thân gỗ tròn cao từ 15 đến 20 mét.

+ Lá: xanh đậm, tán lá rộng.

+ Rễ cọc , ăn sâu vào lòng đất.

* Đặc điểm thích nghi:

+ Môi trường rừng nhiệt đới ẩm.

+ Nhiệt độ thấp , mưa nhiều.

+ Sự phân bố: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung tâm phía Bắc, duyên hải miền Trung…

* Cách trồng và chăm sóc:

+ Trồng phù hợp với đặc điểm của cây.

+ Chăm sóc hợp lý để cây có thể phát triển tốt.

+ Khoét thân lấy nhựa cây.

* Vai trò:

+ Loại cây công nghiệp lâu năm.

+ Lợi ích lợi nhuận mang lại cao.

+ Cải thiện nâng cao đời sống con người.

+ Phát triển kinh tế quốc dân.

+ Bảo đảm an ninh quốc phòng….

III. Kết bài:

- Khẳng định lại một lần nữa vai trò của cây cao su đối với con người.

Thuyết minh về cây cao su - 1

Cuộc sống là một dòng chảy với những tiến bộ, những đổi mới không ngừng với những sáng tạo, phát minh giúp ích cho con người trong mọi công việc. Với cuộc sống hiện đại, vật dụng làm từ cao su chẳng còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cây cao su, nguyên liệu tạo ra những sản phẩm ấy. Liệu chăng các bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cây này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cây cao su được biết đến là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích. Cao su đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn, phần nhiều là do nhựa cây, hay còn được gọi là mủ cao su. Một cây cao su trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Chỉ khi mới đạt đến độ tuổi 5,6 năm, cây cao su đã được người ta khai thác để lấy mủ. Nếu như các mạch nhựa mủ ở vỏ cây thường tạo thành một vòng xoắn ốc thì khi khai thác, người ta rạch những vết cắt vuông góc với mạch nhựa mủ với một độ sâu hợp lí để vừa làm nhựa mủ chảy ra nhưng đồng thời không gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Hoạt động khai thác này nhiều khi được gọi là cạo mủ cao su. Dựa vào giống, địa điểm trồng, cách chăm sóc và khai thác, ta có thể nhận biết được lượng mủ cao su khai thác được. Một cây cao su trung bình có chu kỳ khai thác kéo dài từ 20 đến 25 năm.

Tìm hiểu về đặc tính của cây cao su, ta cũng bắt gặp rất nhiều thông tin thú vị. Ngoại trừ ba tháng cây thay lá, khoảng thời gian còn lại trong năm ta đều có thể thu hoạch được nhựa mủ cao su. Vốn dĩ thời gian cây thay lá có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sinh lý cây cũng như năng suất, nên cây thường được người ta khai thác từ tháng ba năm trước và kết thúc vào tháng một năm sau. Cây cao su mang bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất để chống sự khô hạn, giữ vững thân cây và hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt. Lá cao su thuộc loại lá kép, mỗi năm thay lá một lần nhưng lại có hoa đơn. Vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều chính là nơi phù hợp nhất cho loài cây này phát triển. Trước đây, cây cao su thường được trồng và sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhưng do yêu cầu về chuyên canh, nhiều cây cao su hiện nay được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.

Một điểm đặc biệt cần lưu ý về cao su là đây là một loài cây độc. Ban ngày hay ban đêm, việc trao đổi khí đều đem lại nguy hiểm cao nên mọi người thường tránh xây dựng, sinh hoạt trong rừng hoặc những khu gần rừng trồng cao su bởi vì cây hấp thụ oxi cao, dễ gây hiện tượng hiếm khí. Bên cạnh đó, mủ của cây cao su cũng là một chất lỏng rất độc có thể gây hại với môi trường, đặc biệt là nguồn nước tại những nơi khai thác hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất cứ những ai tham gia khai thác lấy mủ cao su.

Cây cao su cũng khá phổ biến ở Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất tại vùng Tây Nguyên với khí hậu, đất đai phù hợp. Cây cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, đem lại những giá trị kinh tế cao. Hiện nay, những sản phẩm làm từ cao su rất phổ biến và mủ cao su là nguyên liệu chủ lực để sản xuất nên cao su tự nhiên. Găng tay, lốp xe, đồ chơi…đó đều là những mặt hàng được làm rất nhiều từ cao su, đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Cho dù cây cao su có một vài những điểm trừ có thể gây hại cho con người, song sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều vùng khác trên thế giới.

16 tháng 9 2021

- Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác :
+ Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc.
+ Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc.
+ Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.
- Trong thời kì hội nhập, để bảo vệ giữ gìn phát hay bản sắc văn hóa dân tộc em nên :
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

Hồ Chí Minh và Bác phải viết hoa nha bạn !!!

15 tháng 9 2021

Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quỳ xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hổ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

15 tháng 9 2021

Ngô Tất Tố bằng ngòi bút tài hoa của mình đã khắc họa nên hình tượng nhân vật chị Dậu thông qua việc đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt. Những ngày nộp sưu, chị Dậu đứt ruột bán đi đứa con gái mới 7 tuổi, bán luôn cả đàn chó còn chưa mở mắt mà vẫn không đủ. Một người phụ nữ phải rơi vào cảnh cùng đường, đến mức phải bán đi cả khúc ruột.

Không đủ tiền nộp sưu nên anh Dậu bị bắt ra đình chịu phạt. Bị đánh cho tới khi sống dở chết dở, anh Dậu mới được thả về. Lúc này, hỉnh tượng chị Dậu – một người phụ nữ đảm đang được khắc họa. Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, chị Dậu nấu bát cháo loãng cho chồng ăn hồi sức. Chị Dậu hiện lên vô cùng dịu dàng, ân cần, chu đáo.

Nhưng anh chồng vừa đưa tới miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến tiếp tục hành hạ anh Dậu. Phản ứng của chị Dậu có sự biến chuyển theo mức độ tăng dần, tính kịch cũng dần đẩy lên cao trào, từ nhún nhường van xin, dần dần căng thẳng, cuối cùng là quyết liệt, mạnh mẽ.

Ban đầu, chị Dậu cũng tái mặt khi bọn cai ập tới nhà. Giọng chị run run, tha thiết xin cho chồng. Thế nhưng, tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu. Chị Dậu cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”. Xưng hô thay đổi từ “cháu” gọi “ông” thành “ông” – “tôi”. Sự thay đổi ngôi thứ đẩy chị Dậu lên ngang hàng với bọn lính, cai. Với người phụ nữ này, bọn cường hào, ác bá có thể chà đạp chị bằng vũ lực, nhưng không được phép chà đạp lên chồng chị.

Xem thêm:  Đóng vai Ông giáo kể lại chuyện Lão Hạc bán chó và cái chết của lão Hạc

Nhưng thói đời là thế, bọn tàn ác đó nào chịu buông tha. tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại: “Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Niềm căm giận trỗi dậy trong câu nói. Ngôi thứ tiếp tục thày đổi thành “bà”-“mày”.

Đoạn trích bước vào mâu thuẫn đỉnh điểm khi chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu sức. Không còn cách nào khác, chị Dậu liền xông tới túm cổ đẩy tên cai ngã chổng quèo, túm tóc mấy tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Những từ chỉ hành động như “túm cổ”, “ấn dúi”, “túm tóc”, “lẳng” đã tạo nên một nhân vật chị Dậu có sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mạnh mẽ.

Tóm lại, thông qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu hiện lên trong hoàn cảnh đau thương nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, đó là giàu tình yêu thương và tinh thần bất khuất. Qua đó, Ngô Tất Tố muốn phê phán hiện thực xã hội nửa thực dân phong kiến áp bức, bóc lột người nông dân tới cùng cực đồng thời ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam giàu nghị lực, giàu đức hi sinh.

Đoạn trích cũng thể hiện tài văn chương uyên bác của Ngô Tất Tố. Sự khéo léo trong khắc hoạ nhân vật hay dùng từ “đắt” để lột tả diễn biến đầy kịch tính trong hành động của mỗi nhân vật tạo nên một nhà văn Ngô Tất Tố với phong cách rất riêng.

Ht nhé

15 tháng 9 2021

ò đây anh

Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.

đúng ko anh

15 tháng 9 2021

Cảm ơn em