K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2021

giáo dục 

  • GD thời Lê Sơ phát triển mạnh do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển GD như: tổ chức thi cử 3 năm một lần (nhà Trần 7 năm một lần).
  • Thời Lý- Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.
  • Thời Lê Sơ, đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.
  • Thời Lý- trần, đạo phật rất được trọng dụng.
  • Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
  • Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê Sơ cũng đạt được những thành tựu mới
  • tích mình làm tiếp
16 tháng 3 2021

CÁCH 1. TÓM TẮT DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN NGẮN GỌN NHẤT

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

16 tháng 3 2021

CÁCH 2: TÓM TẮT DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN CHI TIẾT VỀ DIỄN BIẾN CỦA CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU.

1. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

=>Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất lớn trong các càn quét của quân Minh.

Những năm đầu họat động của nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:

+ Lực lượng còn non yếu.

+ Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.

+ Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.

+ Thiếu lương thực, thực phẩm.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 - 1426

- Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi.  Cụ thể diễn biến tiêu biểu của các cuộc khởi nghĩa như sau:

+ Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

  • Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận
  • Ngày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân
  • Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

+ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

  • Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

+ Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

  • Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:

.Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang

.Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan

.Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan

  • Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ tích cực về mọi mặt
  • Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

+ Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

  • Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
  • Muốn giành thế chủ động, 11/1946, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
  • Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động, đánh giặc tan tác rồi Vương Thông kéo quây chạy tháo về Đông Quan.
  • Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

3. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi năm 1427

- Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát thêm 10 vạn viện binh quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước.

=> Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

15 tháng 3 2021

CÂU 1:

KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN

KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG

KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG

KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO

15 tháng 3 2021

1

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

  • Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
  • Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
  • Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

2

-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.

3

* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

Lê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Sau hội thề Đông Quan, ngày 29/12/1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3/1/1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi.

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại điện Kính Thiên xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương" đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố "Bình Ngô đại cáo" - đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:

"... Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

"Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: "Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp..."

Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng Tám năm Quý Sửu - 1433, hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hoá, trị vì được 5 năm.

9 tháng 3 2021

Lê lợi là một anh hùng dân tộc

Ông đã đánh thắng quân Minh

Lên ngôi vua và đặt là Lê Thánh Tông

9 tháng 3 2021

thời trần

9 tháng 3 2021

Thời Trần

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 3 2021

Lê Sơ : 

⇒Trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị, với địa vị độc tôn, là nội dung của giáo dục
⇒- Chặt chẽ, được tổ chức đều đặn và qui củ. Nhà nước qui định cứ 3 năm mở một kì thi Hương, năm sau mở kì thi hội.
⇒Hệ thống giáo dục được mở rộng, ngoài các trường do nhà nước lập nên, ở các Lộ, Phủ, Huyện, các đạo Thừa tuyên đều có các trường
⇒Được mở rộng con em mọi tầng lớp nhân dân

13 tháng 3 2021

Luật Hồng Đức một bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê và của cả Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến bộ luật này người ta thường nghĩ ngay đó là một bộ luật tiến bộ, có kỹ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện, quan tâm bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

Dù biết đó là một bộ luật mang nhiều tiến bộ và đi trước thời đại nhưng khi được đọc tôi thực sự thấy ngạc nhiên vì các điều luật thực sự tiến bộ hơn rất nhiều so với suy nghĩ của tôi. Xin chia sẻ một số điều luật nổi bật cùng bạn đọc để các bạn cùng suy ngẫm.

Điều 11. Những kẻ phạm tội ác nghịch thì dẫu có dịp ân xá cũng không được ân xá. 

Mình nghĩ đây thực sự là một quy định rất hay và có thể biến hóa một phần để áp dụng trong thời ký bây giờ. Khi mà chạy án xảy ra phổ biến, chung thân có thể 8, 9 năm là ra tù, giết người đi tù 10 năm sau lại giết tiếp người khác. Thiết nghĩ pháp luật mặc dù không nên quy định là không được ân xá. Nhưng những tội phạm đặc biệt nguy hiểm nên có những quy định về mức cụ thể và một mức ân xá vừa phải thôi. Chứ không phải ân xá tràn lan, có tiền là ân xá và cũng nên xem xét quy đinh tội nhẹ được mức ân xá nhiều hơn tội nặng.

Điều 47. Những người phạm tội tuy tên gọi giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa của việc xét xử hình án: "tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ".

Việc phạm tội vô ý hay cố ý sẽ có thể nói là phương diện hàng đầu khi xem xét hình phạt cho một tội nào đó. Một điều luật thể hiện pháp luật thời bấy giờ đã có cái nhìn rất sâu và cũng rất nhân đạo.

Điều 295. Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ mà lại bỏ rơi họ thì bị bị xử đánh 50 roi, biếm một tư. Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công. Nghĩ để mà ngẫm đến mình, Ở thời kỳ phong kiến kinh tế còn rất kém nhưng đất nước lại có quy định thành luật rất cụ thể về việc phải thu nuôi những người đặc biệt khó khăn không thể tự nuôi sống bản thân. Còn bây giờ các chính sách về bảo trợ xã hội vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, người ăn xin nhiều, các trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi sống lang thang ngủ hầm cầu còn rất nhiều. Rồi bớt xén khẩu phần ăn của những người được sống trong các trung tâm bảo trợ khá phổ biến. Thiết nghĩ nhà nước ta đừng đổ lỗi cho thiếu hụt ngân sách, A, B,C để không quan tâm đúng mức tới những trẻ lang thang cơ nhỡ, những số phận bi đát trong xã hội. Không biết có những trẻ lang thang đó sao, không biết có những người phải đi ăn thức ăn ở thùng rác đó sao. Tôi nghĩ không phải, tại sao thu thuế không bỏ sót một ai tất nhiên trừ những trường hợp mang tính bao che, kết hợp ăn chia. Thử nhớ xem thu thuế cho phương tiện tham gia giao thông trước đậy, người ta có bỏ sót bạn không, với bộ máy giúp việc cồng kềnh nào đâu chủ tịch phường, hội phụ nữ, hội thanh niên, ủy ban mặt trận...lại không từng thấy, từng nge những hoàn cảnh, những số phận cơ cực đến bi đát đó sao. Rồi chưa kể tới việc ngân sách trung ương chi 100 về tỉnh còn 80 về huyện còn 60 về xã còn 50 để thực hiện các chính sách xã hội nào đó. Đúng tệ nạn tham nhũng phổ biến và nặng nề nhưng những quy định xử phạt vẫn còn quá xem nhẹ, buông lỏng.

Điều 542. Thầy thuốc chữa bệnh cho người mà cố ý dằng dai hãm bệnh để lấy tiền, thì phải biếm ba tư.

Y đức thầy thuốc luôn là vấn đề nóng của xã hội. Với rất nhiều vấn đề liên quan đến khám chữa bệnh, tới trách nhiệm đội ngũ bác sỹ đối với bệnh nhân, với nạn phong bì và tất nhiên việc cố ý dằng dai để kéo dài việc điều trị bệnh để lấy tiền cũng không phải là hiếm. Thiết nghĩ pháp luật nên có quy định về vấn đề kéo dài thời gian trị bệnh để lấy tiền này chăng.

Người tốt hay người xấu thì thực chất cũng đều có ít nhất một điểm tốt mà chúng ta có thể hoc. Cũng như pháp luật cũng vậy nó có thể là của quá khứ chưa phát triển nhưng khi chú tâm để ý ta cũng có thể thấy những khía cạnh đáng để ta phải tiếp thu.

So sánh các triều đại Lý,Trần,Lê Sơ So sánh các triều đại Lý,trần,lê sơTên triều đạiĐặc điểmLý    TrầnLê Sơ1,Hoàn cảnh lịch sử                                             2,Xã hội     3.Luật pháp      4.Quân đội      5.Kinh tế:nông nghiệpthợ thủ côngthương nghiệp                                                                                                                                        ...
Đọc tiếp

So sánh các triều đại Lý,Trần,Lê Sơ 

So sánh các triều đại Lý,trần,lê sơ

Tên triều đại

Đặc điểm

 

 

 

 

TrầnLê Sơ
1,Hoàn cảnh lịch sử

                                          

 

  
2,Xã hội

 

 

 

  
3.Luật pháp

 

 

 

 

  
4.Quân đội

 

 

 

 

  

5.Kinh tế:

nông nghiệp

thợ thủ công

thương nghiệp

                                                     

 

 

 

 

                                                                                                                
6.Các cuộc kháng chiến

 

 

 

 

 

  

Các bạn làm đc con nào thì làm cảm ơn mà các bn làm thì ko cần kẻ đâu chỉ cần ghi:

1.Hoàn cảnh lịch sử của lý:.................

cảm ơn

0