K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Ý nghĩa của xác định giới tính phôi ở vật nuôi là: giúp cho người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với hướng sản xuấ và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi là:

Bước 1: Lấy mẫu từ phôi.

Bước 2: Tách chiết DNA của mẫu phôi.

Bước 3: Khuếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mồi đặc hiệu.

Bước 4: Điện di sản phẩm PCR.

Bước 5: Đối chiếu sản phẩm điện di để xác định giới tính.

25 tháng 8 2023

Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi:

- Bước 1: lấy mẫu từ phôi

- Bước 2: Tách chiết DNA của mẫu phôi

- Bước 3: Khuếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mồi đặc hiệu

- Bước 4: Điện di sản phẩm PCR

- Bước 5: Đối chiếu sản phẩm điện di để xác định giới tính.

25 tháng 8 2023

- Kĩ thuật cấy truyền phôi động vật gồm các bước sau:

Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.

Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào phôi đó trước khi cho vào tế bào nhận.

Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2 vào tử cung của các động vật nhận phôi để các động vật này mang thai và sinh con.

25 tháng 8 2023

- Những chỉ tiêu cơ bản được sử dụng trong chọn giống vật nuôi:

+ Ngoại hình

+ Thể chất

+ Sinh trưởng, phát dục

+ Khả năng sản xuất

- Biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi:

 

Ngoại hình

Thể chất

Sinh trưởng, phát dục

Khả năng sản xuất

Biểu hiện

Hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mõm, bụng, số núm vú, sừng, chân (đối với gia súc); mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm)

Tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi, ..

Lớn nhanh, tiêu tốn thúc ăn thấp, cơ thể phát triển hoàn thiện, sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi từng giống.

Giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

Ý nghĩa

Chọn được những cá thể cân đối, mang các đặc điểm đặc trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và da bóng mượt, mắt tinh nhanh để làm giống.

Chọn được cá thể có đặc điểm như lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn để làm giống

Giúp vật nuôi phát triển ngày càng hoàn chỉnh.

Tạo ra sản phẩm của vật nuôi.

25 tháng 8 2023

Các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi nhờ ứng dụng công nghệ sinh học:

- Bước 1: Xác định mẫu bệnh phẩm.

- Bước 2: Tách chiết RNA tổng số.

- Bước 3: Tổng hợp cDNA từ RNA.

- Bước 4: Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.

- Bước 5: Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.

25 tháng 8 2023

- Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

   + Vệ sinh khu vực chuồng trại: Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

   + Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi:

    • Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.

    • Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.

    • Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.

- Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: Vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

   + Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khoẻ, sức đề kháng.

   + Tiêm phòng hoặc cho uống đầy đủ các loại vaccine, giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chuồng trại, giúp đàn vật nuôi phỏng ngừa được bệnh dịch. 

   + Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp đàn vật nuôi luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.

25 tháng 8 2023

Ý nghĩa của các bước trong quy trình chăn nuôi VietGAP:

Bước 1: Chuẩn bị chuồng trại và thiết thị chăn nuôi: đảm bảo chuồng trại chất lượng tốt, phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng và mục đích sản xuất.

Bước 2: Chuẩn bị con giống: tránh lựa chọn những con giống bị bệnh, không có đặc tính di truyền tốt và khỏe mạnh.

Bước 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc: giúp cho vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, không mắc bệnh.

Bước 4: Quản lí dịch bệnh: tránh lây lan dịch bệnh cho cả đàn.

Bước 5: Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường: tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân.

Bước 6: Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc: giúp lưu trữ những thông tin cần thiết về trang trại, thức ăn, con giống, phòng, trị bệnh,...

Bước 7: Kiểm tra nội bộ: giúp kiểm tra hoạt động của trại đã phù hợp với các nội dung của Quy trình chăn nuôi VietGAP hay chưa.

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

25 tháng 8 2023

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 2 vào cuối năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi không ngừng mở rộng kinh doanh, đặc biệt những doanh nghiệp lớn có lợi thế nhờ áp dụng mô hình 3F: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm), thực phẩm (food).

Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thức ăn trong nước. Sản lượng thịt lợn dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm. Ngành thức ăn chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 7,6%/năm.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo thời gian tới, cùng với đà phát triển dân số và thu nhập của người dân, quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,06%/năm, từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD năm 2025.

25 tháng 8 2023

* Các phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

- Chọn lọc cá thể

+ Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

* Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em:

Địa phương em sử dụng phương pháp chọn lọc hàng loạt.