K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019

Chị dựa vào các ý sau mà viết thành bài của chị nha:

Mở bài

HS có thể chọn những cách sau để mở bài :

– Trực tiếp : bài kiểm tra tự giới thiệu về mình …..

– Gián tiếp : Tạo ra tình huống để bài kiểm tra tự kể về mình ….

Thân bài

* Bài kiểm tra tự giới thiệu về mình và việc bị vứt bỏ trong ngăn bàn:

– Lúc đầu cũng giống như các bạn, được mua về từ hiệu sách, được cất ngay ngắn trong túi giấy kiểm tra, ngày ngày theo chủ nhân tới trường, mong đợi đến lúc được phục vụ chủ nhân trong giờ kiểm tra

– Đến giờ kiểm tra môn …, hào hứng khi được chủ nhân lấy ra sử dụng , ghi tên lớp , làm bài , nộp bài ….

– Sau một tuần mong gặp lại chủ nhân, khi cô giáo trả bài chủ nhân của nó cầm lên xem xét qua loa sau đó ném nó vào ngăn bàn chứ không cất vào túi đựng giấy kiểm tra – nơi các bạn bè của nó đang ở …

– Hậu quả: bài kiểm tra bị sách vở đè lên, bị dồn vào góc ngăn bàn, nhàu nát…

– Cảm giác: đau đớn, ngẹt thở vì bị chèn ép,ngứa ngáy,khó chịu vì bụi bặm …

– Nguyên nhân : do chủ nhân lười biếng, ham chơi, không ôn bài, làm bài không tốt, bị điểm kém, sợ bố mẹ biết sẽ mắng nên không cất bài kiểm tra vào túi

* Tâm trạng, thái độ của bài kiểm tra :

– Buồn bã vì bị ném vào ngăn bàn , thất vọng vì ý thức của chủ nhân

– Lo lắng một ngày nào đó sẽ bị quẳng vào sọt rác , bị vứt đi, bị xé…

– Mong muốn : các cô cậu học trò chăm học hơn, thuộc bài, làm bài tốt, được điểm cao… để không có bài kiểm tra nào phải chịu số phận như mình

Kết bài

- Cảm xúc, suy nghĩ, lời nhắn nhủ…..

7 tháng 10 2019

Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả cứ rối tung lên chẳng có nền nếp gì cả.

Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có chuyện đó xảy ra. Đó là một tối thứ bảy nên tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ. Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nó nói rất to, giọng ồm ồm:

- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng hề quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu giờ cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua để mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác. Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.

Tôi chợt nhận ra đó chính là quyển sách ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi lại nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:

- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muốn bỏ quách cậu chủ mà đi.

- Lạch quạt! Lạch quạt! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Số má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu.…

Sau một hồi than thở khóc, chị thước kẻ lại nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dáng buồn chán lắm. Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:

- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không. Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn chu đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần câu ấy cắm xuống đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.

Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:

- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa. Cả sách và vở cùng lên tiếng:

- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy. Nghe những đồ dùng học tập nói về mình như vậy, tôi giật mình nhận ra quả là tôi quá cẩu thả và vô tâm.

Vừa nghĩ đến đó, tôi chợt nghe anh sách ngữ văn lên tiếng:

- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa. Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa. Thấy vậy, tôi giật mình hét to:

- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa. Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.

Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc. Ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn. Tôi vội vã vùng dậy thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đối xử với đồ dùng học tập như trước nữa.

14 tháng 3 2018

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu:

    + Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.

    + Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.

2. Thân bài

Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích "Bố của Xi-Mông".

- Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:

    + Bị bạn bè trêu như thế nào ?

    + Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)

    + Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè

- Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.

    + Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.

    + Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến "tôi" cảm giác ra sao ?

- Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.

    + Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.

    + Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.

- Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.

3. Kết bài

- Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.

- Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.

12 tháng 6 2019

1. Mở bài

- Giới thiệu:

    + Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.

    + Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.

2. Thân bài

   Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích "Bố của Xi-Mông".

- Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:

    + Bị bạn bè trêu như thế nào ?

    + Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)

    + Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè

- Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.

    + Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.

    + Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến "tôi" cảm giác ra sao ?

- Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.

    + Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.

    + Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.

- Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.

3. Kết bài

- Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.

- Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.

13 tháng 11 2016

Mọi người giúp mình với đề cô cho bay bổng quá gẫy cánh rồi