K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a, in đậm không có?

b, Ở đây /trời/màu biếcđất /màu lam và mùi sơn /đã thơm 

     TN      CN1     VN1     CN2   VN2            CN3            

ngạt ngào như hương bửu tọa.

            VN3

c,Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên : Nhân hóa , so sánh

Câu 2 :

a. Em hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc tính từ
2 tháng 8 2021

Tác giả có cách nêu vấn đề "bắt nạt" như thế nào?

Bắt nạt là xấu lắm                        

Đừng bắt nạt, bạn ơi

Bất cứ ai trên đời

Đều không cần bắt nạt

2 tháng 8 2021
  • Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
  • Học ăn học nói, học gói học mở.
  • Học hay cày biết.
  • Học một biết mười.
  • Học thầy chẳng tầy học bạn.
  • Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
  • Ăn vóc học hay.
  • Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

k cho mk lm ơn

  • Học một biết mười.
  • Học thầy chẳng tầy học bạn.
  • Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
  • Ăn vóc học hay.
  • Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.

Em đã từng nghe câu thơ: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi”. Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.

Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.

Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhích, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. CÒn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.

Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế xa lon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.

Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ơ đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.

Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm  đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.

Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa,những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.



 

Cuộc sống mang con người đi xa, tới nơi có những vùng đất mới. Nhưng sau tất cả, ta chỉ có một nơi để trở về, đó là mái nhà yêu thương, nơi ta đã lớn lên, nơi có gia đình thương yêu ta.

Ngôi nhà của em là một căn nhà 3 tầng trong một ngõ nhỏ của thành phố quê hương thân yêu. Phía bên ngoài nhà được sơn màu vàng nhạt, đi từ xa có thể nhìn thấy chiếc cổng màu xanh ngọc và ngôi nhà trong khoảng sân nhỏ bé đầy cây cảnh. Khi cánh cửa gỗ lim mở ra có thể thấy phòng khách mở ra ngay trước mắt. Tường phòng khách được sơn màu giống như phía bên ngoài. Bộ bàn ghế gỗ được kê sát tường, để trống một phía bên trái cho mọi người dễ dàng đi lại. Ngay bên cạnh bộ bàn ghế, sát cầu thang đi lên là tủ sập kê tivi. Trên kệ tủ ấy, bố em còn trang trí thêm một ông thần tài bằng đá và một lọ hoa rất đẹp. Trên tường phía đối diện bộ bàn ghế là bộ tranh tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Bố em nói treo bộ tranh này để nhắc nhở chúng em học tập những đức tính của người chính nhân quân tử. Ngửa mặt lên nhìn có thể thấy bộ đèn chùm treo chính giữa. Màu đèn kết hợp với màu tường nhà khiến cả căn phòng sáng bừng lên, tươi mới lạ kì. Phía bên trong phòng khách là phòng bếp. Phòng bếp nhà em không to lắm nhưng đầy đủ những vật dụng cần thiết . Bên tay trái đặt bếp, trạn, bồn rửa tay,... còn bên tay phải là bộ bàn ghế gỗ để gia đình em có thể cùng nhau quây quần mỗi bữa cơm.

Bước lên cầu thang lên gác có thể thấy có lối đi chia về hai hướng. Rẽ sang bên trái là phòng của bố mẹ em, còn bên phải là phòng của em trai em. Phòng bố mẹ lớn hơn một chút so với các phòng còn lại, được sơn màu hồng tím nhạt. Bố em sơn màu sơn này vì đó là màu yêu thích của mẹ. Phòng em trai em són màu xanh đậm. Đúng tính chất căn phòng của một cậu bé năng động, căn phòng ấy có đủ loại đồ chơi và hình dán các siêu anh hùng. Trên tầng 3 là phòng của em và hiên nhà, nơi để phơi và giặt quần áo. Em chọn căn phòng trên tầng cao nhất là vì từ đây có thể nhìn ra thành phố, không khí rất thoáng đãng, trong lành.

Em rất yêu ngôi nhà của mình, yêu cuộc sống nơi đây, nơi gắn bó với em từ lúc em sinh ra cho tới từng ngày em lớn. Mai này khôn lớn trưởng thành, ngôi nhà sẽ là điểm tựa cho em lớn lên từng ngày. Vì em biết, mỗi sáng tỉnh giấc, nơi đây luôn có người tiễn em ra cửa, và mỗi chiều khi trời xế bóng, luôn có người mở cửa chờ em.

2 tháng 8 2021

Như một cơn gió.

Như một vị thần.

a boss.

Như một vị thần.

2 tháng 8 2021

Nếu hoa đào là loài cây đặc trưng cho ngày tết ở miền Bắc, thì ở miền Nam đó chính là hoa mai. Tết năm nay, gia đình em đã mua một cây hoa mai để trang trí nhà cửa cũng như để cầu chúc một năm mới thịnh vượng, bình an.

Em còn nhớ đó là ngày ba mươi Tết, ba em đã ra khu chợ hoa của thành phố để mua một cây hoa mai về nhà. Ba trồng cây trong một chiếc chậu sứ màu trắng, đặt ở góc sân. Còn mẹ thì trang trí cho cây những câu đối hay phong bao lì xì đỏ. Em phụ trách tưới nước cho cây. Xong xuôi, em cùng em trai mang ghế ra ngồi ngắm nhìn cây mai.

Dáng của cây mai rất thẳng. Gốc mai cằn cỗi, xù xì lớp vỏ. Những đường gân rắn chắc nổi lên phô diễn sức mạnh của rễ cây. Cành cây trông khẳng khiu, gầy guộc. Còn thân cây lại cứng cáp, mạnh mẽ.

Lá của cây mai thon dài như lá trà, mép lá có hình răng cưa. Lúc non lá có màu xanh phơn phớt hồng. Khi lớn hơn, lá sẽ có màu xanh đậm. Ba nói với em rằng, những ngày trước Tết, người ta thường tỉa những chiếc lá già để từ đó những chiếc lá non sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Đẹp nhất phải kể đến hoa mai. Những bông hoa có màu vàng, trông thật ấm áp dưới ánh nắng rực rỡ. Mỗi nụ mai thường có năm cánh. Hiếm lắm mới bắt gặp một vài bông hoa có nhiều cánh hoa hơn. Những cánh hoa mềm mại, mỏng manh được xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Chính giữa là vài chiếc nhị hoa nhỏ xíu. Những bông hoa rung rinh dưới ánh nắng trông thật tuyệt vời. Đâu đó, tiếng chim ca líu lo như đang chào đón một mùa xuân nữa lại về.

Không phải ngẫu nhiên mà cây mai được coi là biểu tượng của ngày Tết. Mà bởi hoa mai được xem là đem đến sự tài lộc, thịnh vượng và may mắn trong năm mới. Sắc mai vàng rực rỡ cũng tượng trưng cho sự sống, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng mai thẳng đứng trông thật thanh cao, tượng trưng cho khí phách của người dân Việt từ ngàn đời nay. Đối với người dân sống ở miền Nam - việc có một cây mai trong nhà vào ngày Tết đã trở thành một “truyền thống” không thể thiếu, không thể bỏ.

Cây mai đã trở thành biểu tượng của mùa xuân, của vẻ đẹp cao khiết và của tâm hồn người Việt Nam - thanh cao mà bình dị. Vì vậy, mỗi dịp Tết về, em lại háo hức đón chờ cùng ba đi sắm sửa một cây hoa mai.

 Những ngày cuối cùng của năm, không khí tết đã tràn ngập muôn nơi. Trên mọi nẻo đường, trăm hoa đã khoác lên mình bộ quần áo mới, nào hồng đỏ thắm, nào ly trắng tinh khôi,… và làm sao có thể quên được sắc hồng rực rỡ của những cành đào – biểu tượng của tết cổ truyền nước ta:

“Dừng chân ghé lại xứ hoa đào

Xuân đã đến rồi buổi sáng nao”

Cây đào nhà em được trồng ở vị trí đẹp nhất của vườn, nó thuộc giống bích đào nên hoa có màu hồng đậm. Cây đào này được đích thân ông em lựa chọn ở vườn đào Nhật Tân và đem về nhà trồng, nó đã là thành viên của gia đình gần năm năm nay. Chỉ cần nhìn những chiếc nụ đỏ lấm tấm, xinh xinh là cả gia đình đã biết Tết sắp về.

   Cây đào nhìn từ xa cao lớn, các cành của cây cong vút, mềm mại tỏa ra bốn phía như ôm trọn lấy bầu trời. Thân đào sần, to bằng cổ tay, thân cây màu nâu pha những khoanh tròn màu trắng. Khi hơi ấm của những chị gió mùa xuân xuất hiện, từng chiếc chồi non bé xíu khẽ cựa mình chuẩn bị chào đón một năm mới và không lâu sau các nụ hoa cũng dần dần hé mở. Nụ hoa đào màu hồng đậm, lúc nào cũng bẽn lẽn, chúm chím y như môi em bé. Hàng ngày, em cùng ông ra vườn chăm bón, tưới nước cho cây. Mỗi khi cây đào nhìn thấy em và ông đều rung ring như đang chào đón hai ông cháu. Dưới bàn tay chăm sóc của ông chẳng mấy chốc lá và nụ đã phủ kín cây. Chẳng còn thấy đâu nữa thân cây xù xì, chỉ còn một màu xanh non của lá. Những nụ hoa căng tràn nhựa sống cứ lớn mãi lên, chỉ chờ khoảnh khắc giao thừa là bung nở mạnh mẽ. Vào đúng đêm 30 tết, khi tiếng chuông điểm báo một năm mới đã sang, những cánh đào cựa mình, bung cánh nở, khoe vẻ đẹp rực rỡ trước thiên nhiên, vạn vật. Cánh hoa màu hồng đậm, mỏng mảnh, mịn màng như nhung. Nhụy hoa màu vàng, thật hài hòa với sắc hồng rực rỡ của cánh hoa. Hoa đào có hương thơm dịu dàng, ngan ngát nhưng lại rất thu hút ong bướm. Những cánh đào đua nhau khoe sắc thắm, cả cây chỉ thấy một màu hồng rực rỡ, những chiếc lá xanh cũng phải nương mình, nhường lại cho hoa được khoe trọn vẹn vẻ đẹp của mình. Để làm cho cây đào thêm phần lung linh, bố mẹ em còn mua rất nhiều đèn nhấp nháy và những dải dây kim tuyến lóng lánh đem treo lên cây. Khi đêm xuống, ánh đèn lấp lánh hòa cùng sắc hoa khiến cho cây đào lại càng lung linh, huyền ảo hơn chẳng khác nào vị nữ hoàng của mùa xuân.

   Ai đến nhà em cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của cây đào, mọi người dừng chân lại ngắm nghía, thưởng thức hương thơm dịu nhẹ của cây, đôi khi còn chụp lại những cánh đào xinh đẹp làm kỉ niệm. Cây đào làm không khí tết của gia đình em trở nên vui vẻ, đầm ấm hơn.

   Ra giêng, những bông đào lần lượt rụng xuống gốc cây, tạo nên một tấm thảm tuyệt đẹp. Lúc bấy giờ, những chiếc lá xanh non lại vươn mình trỗi dậy, các bông hoa còn sót lại nhường chỗ, e ấp bên cạnh những nhành lộc biếc. Hoa đào ở thời điểm nào cũng đẹp, ra giêng, cánh đào đã nhạt bớt cái rực rỡ, chỉ còn lại màu phớt hồng, nhưng cũng đủ làm say mê, quyến rũ biết bao người.

   Hoa đào trở thành một biểu tượng đẹp đẽ cho tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, thiếu đi hoa đào sẽ thiếu hẳn đi hương vị của ngày Tết. Em mong rằng những cánh hoa đào rực rỡ kia sẽ đem lại may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia đình em cũng như tất cả các gia đình khác trên đất nước Việt Nam.

2 tháng 8 2021

Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Nổi bật nhất chính là đôi mắt long lanh mà ẩn sâu trong đó là tinh yêu bao la như biển rộng sông dài của mẹ.Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Cô giáo em nói: “ Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Mẹ sẽ luôn là hậu phương vững chắc để em có động lực vượt qua mọi khó khăn,gian khổ trong cuộc sống này.
- Câu so sánh: Nổi bật nhất chính là đôi mắt long lanh mà ẩn sâu trong đó là tinh yêu bao la như biển rộng sông dài của mẹ.

2 tháng 8 2021

củ địt

2 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
 

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
 

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:

- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.

b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:

- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:

- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.

c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:

- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
-  Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.

d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:

- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 
 

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

Bạn tham khảo :

Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.

Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân. 

Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng. 

Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 

Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.

#Nii