K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

18 tháng 3 2020

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt.Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ.Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

 

18 tháng 3 2020

Câu đặc biệt thường được dùng trong trong các văn bản văn chương để:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

Ví dụ:

+ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

(Võ Quảng)

Câu đặc biệt “Mùa xuân ” dùng để xác định thời gian.

+ Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chơ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.

(Lí Xè Páo)

Câu đặc biệt “Chợ Đồng Văn ” dùng để xác định nơi chốn.

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

+ Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

(Lí Phan Quỳnh)

+ Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt...

– Bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

+ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

+ Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!

(Đoàn Giỏi)

– Gọi đáp.

Ví dụ:

+ Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.

(Tố Hữu)

+ Thanh!

Dạ

Mày đi đâu?

Dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêu.

(Nguyễn Công Hoan)

Tục ngữ thường là câu rút gọn vì nó giúp làm gọn câu hơn, vừa dễ hiểu, vừa tránh lặp lại các từ ngữ xuất hiện ở trước .

Ví dụ : Học ăn, học nói, học gói, học mở .

 => Ở đây rút gọn thành phần Chủ Ngữ (tôi, chúng ta, chúng tôi,...)

Bởi vì câu tục ngữ là những lời dạy dành cho tất cả mọi người, không cố định là ai nên dùng câu rút gọn tục ngữ (không chỉ có "anh ấy, cô ấy, ..."

Bài 1: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau:a.   Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.b.  Mưa và rét! vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…c.   Bà ta chạy tới. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.d.  Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau:

a.   Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

b.  Mưa và rét! vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…

c.   Bà ta chạy tới. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

d.  Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

e.    Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chợ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.

f.       Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

g.     Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt...

h.      Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!

i.       Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.

j.       Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.

k.     Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.

l.       Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó.

m.  Vậy là đã hai năm tạm biệt ngôi trường Tiểu học yêu dấu. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên tới trường cứ gợi nhớ trong tâm trí tôi.

 

LÀM HỘ MÌNH VỚI NHÉ ! MÌNH ĐANG CẦN GẤP Ạ !! MÌNH SẼ TICK CHO BẠN NÀO TRL NHANH NHẤT Ạ !! CÁC BẠN LÀM GIÚP MÌNH VỚI NHÉ ^^ !! MÌNH CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU Ạ !!

0
17 tháng 3 2020

Trong thơ, ca dao hiện tượng rút gọn CN lại tương đối phổ biến vì chủ ngữ được hiểu như tác giả hoặc những người đồng cảnh, đồng cảm với tác giả. Lối rút gọn như vậy làm cho cách diễn đạt trở nên uyển chuyển, mềm mại thể hiện sự đồng cảm

VD : 

1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai

2. Ai đem con sáo sang song
Để cho con sáo sổ lồng bay cao

3. Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân

4. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Ai đi muôn dặm non song
Để ai chứa chất sầu đong vời đầy

5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa
Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào
Ai đi sục sịch ngoài hàng rào
Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa

6. Ai kêu là rạch, em gọi là song
Phù sa theo nước chảy mênh mông
Sông ơi, thấm mát đời con gái
Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng

7. Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương

9. Ai mà nói dối cùng ai
Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
Ai mà nói dối cùng chồng
Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao

10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

11. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

12. Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau

13. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong

14. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Ai ơi chớ vội cười nhau
Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười

15. Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim

16. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây

17. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi

18. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

19. Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Hay nằm thời có võng đào
Dài lưng thời có áo chào nhà vua
Hay ăn thời có gạo kho
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm

20. Ai ơi đừng lấy pháo binh
Nửa đêm nó bắn rung rinh cái giường

21. Ai ơi ở chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

22. Ai ơi chí ở cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Dù ai nói Đông nói Tây,
Ta đây vẫn vững như cây giữa rừng

23. Ai phụ tôi có đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo, tôi không dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây

24. Ai về ai ở mặc ai
Áo dà ở lại, đến mai hãy về

25. Ai về ai ở mặc ai
Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh

26. Ai về Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền

27. Ai về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

28. Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu

29. Ăn cây sung ngồi gốc cây sung
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm

30. Ăn cháo, đá bát

31. Ăn một bát cháo, chạy ba quảng đồng

32. Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày

33. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm

34. Ăn cây nào, rào cây nấy

35. Ăn chưa no, lo chưa tới

36. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc

37. Ăn cơm có canh như tu hành có bạn

38. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ

39. Ăn dầm, nằm dề

40. Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau

41. Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ

42. Ăn đong cho đáng ăn đong
Lấy chồng cho đáng hình dong con người

43. Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo

44. Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương

45. Ăn tàn ăn mạt, ăn nát cửa nhà
Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi

46. Ăn thì ăn những miếng ngon,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.

47. Ăn thì vùa, thua thì chạy

48. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng

49. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

50. Ầu ơ… Anh về bán đất cây da
Để khuya em đắp gió Tây lạnh lung

học tốt

17 tháng 3 2020

lên google tham khảo nha

chúc bạn thành công

17 tháng 3 2020

.Tác giả đăt nhan đề như vậy giống như một cách đảo ngữ, giúp cho người đọc thêm tò mò, lôi cuốn, cũng như để làm nổi bật lên hình ảnh "cốm" trong bài văn.đồng thời cũng để nhấn mạnh từ " Cốm " một đặc sản của Hà Nội và thức quà của chất tinh khiết, quý sạch của trời -Lúa non

học tốt