K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

19 tháng 10 2021
Bạn nào có câu trả lời trước mình sẽ tích
19 tháng 10 2021

Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất. Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét. Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ. Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.

#ht#

19 tháng 10 2021

Bài tham khảo:
Trong những câu chuyện cổ tích đã được đọc, được nghe, em thích nhất là chuyện Thạch Sanh.

Truyện kể về về một đôi vợ chồng già, sau bao năm tháng mong ngóng, cũng sinh được một người con là Thạch Sanh. Thế nhưng, hạnh phúc ngắn ngủi, Thạch Sanh sớm phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cảnh tứ cố vô thân, trong túp lều rách nát dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng chỉ là một chiếc rìu sắt. Sau này, chàng được thiên thần dạy cho nhiều phép biến hóa thần thông.

Thấy Thạch Sanh chăm chỉ, hiền lành, Lý Thông lừa chàng về sống cùng để làm việc cho hắn. Vốn khao khát tình thân, Sanh đồng ý ngay. Nào ngờ, lại bị hắn lừa đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Chưa hết, khi Thạch Sanh tiêu diệt được kẻ ác, thì Lý Thông lại lừa chàng thêm lần nữa để cướp công. Nhờ vậy, Lý Thông được vua ban thưởng hậu hĩnh, còn Thạch Sanh thì lại trở về sống lầm lũi dưới gốc đa.

Một lần đi hội, Thạch Sanh nhìn thấy con đại bàng tinh bắt cóc một người con gái. Vội đuổi theo giải cứu hết mình. Khi đang loay hoay, chàng gặp Lý Thông, và đề nghị cùng hắn phối hợp giải cứu công chúa. Ngờ đâu, sau khi cứu được công chúa, Lý Thông gian xảo lại lần nữa cướp công chàng, cho lấp cửa hang lại. Bị nhốt, Thạch Sanh vẫn không nản chí, chàng cố tìm lối ra ngoài, nhờ vậy mà cứu được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt. Sau lần đó, chàng nhận được một món quà là cây đàn thần kì.

Hoạn nạn qua đi, vừa trở lại nhà, thì Thạch Sanh lại bị nhốt vào ngục tối, do hồn Chằn Tinh và đại bàng tinh hãm hại. Đau buồn, chàng lấy đàn ra và trút hết nỗi lòng mình. Tiếng đàn bay xa, bay vào cung cấm, giúp công chúa bị câm có thể nói lại được. Nhờ vậy, Thạch Sanh có cơ hội minh oan cho mình, còn mẹ con Lý Thông gian ác bị vạch mặt. Chàng có cho mẹ con chúng được về quê, nhưng giữa đường chúng bị sét đánh chết. Sau này, Thạch Sanh trở thành phò mã. Khi chư hầu mười tám nước đem quân sang đánh, chàng đã thông minh, dũng cảm dùng chiếc đàn thần và niêu cơm thần để đánh bại sĩ khí của kẻ địch. Giúp quân ta chiến thắng mà không có ai phải hi sinh. Thế là, dưới sự tin phục của bao người, Thạch Sanh lên ngôi vua.

Câu chuyện cổ tích Thạch Sanh không chỉ hay và hấp dẫn. Mà nó còn ẩn chứa những bài học quý giá về cách sống, cách làm người.

19 tháng 10 2021

biện pháp so sánh

tác dụng

- liên kết ý tạo nhịp điệu cho câu

- tăng sức gợi hình gợi tả cho hình ảnh trong câu

- nhấn mạnh nội dung chính của câu là vẻ đẹp của Sơn Dương

28 tháng 10 2021

ko bt há há

Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ với lời ru. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.



 

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

19 tháng 10 2021

hỏi gì kì vậy?

19 tháng 10 2021

đáp án là C) 16 nha

TL:

Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho" Biện pháp nhân hóa Biện pháp ẩn dụ bàn tay- mẹ => Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, như lời hát ru, từ ngữ giàu tính tượng hình, tượng thanh => Tác dung: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết mẹ con + Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ gì? Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài, mong con ngủ ngoan đồng thời cũng mong con biết được tình yêu thương, sự hi sinh của mẹ dành cho con.

HT

19 tháng 10 2021

Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Điệp ngữ: ” bàn tay”, ” à ơi này cái”,” ru cho”

- Biện pháp nhân hóa.

- Biện pháp ẩn dụ bàn taymẹ