K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Nhâm tuất:
+ Thời gian: 5-6-1862
+ Hoàn cảnh: Sau khi chiếm 3 tỉnh Định Tường,Biên Hòa, Vĩnh Long; Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Nội dung: SGK 
+ Tác hại: Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước
. Mở cửa biển tạo đk cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn
. Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn
-->Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nên độc lập dân tộc.Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn là cơ sở cho td Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

hiệp ước Hác Măng (1883):

  • Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì thuộc Pháp
  • Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
  •  Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế
  • Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
  • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm.
  • Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về Trung Kì.
12 tháng 8 2019

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá, để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thoả thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó nhưngôi nhà thứ hai của mình.

11 tháng 8 2019

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.



học tốt

12 tháng 8 2019

Thơ đôi khi không cần nhiều từ ngữ, chỉ vài dòng ngắn thôi cũng đủ tạc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. Đọc bài thơ "Cảnh khuya" của Bác Hồ kính yêu, chỉ vẹn vẻn có bốn dòng thơ bảy chữ nhưng khiến cho dòng cảm xúc trong ta mãi không chịu ngừng suy tư.

Bài thơ này được Bác sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt năm 1947 nhưng ngay từ câu mở đầu bài thơ, người đọc đã ấn tượng mạnh với khung cảnh thiên nhiên được vẽ ra trước mắt bằng một cảm quan hết sức thi sĩ. Điều đầu tiên mà người đọc nhận ra đó là âm thanh của tiếng suối được cảm nhận hết sức tinh tế:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Ngay từ nhan đề bài thơ ta cũng có thể đoán ra được không gian trong bài, đó vào thời gian đã về đêm và có lẽ không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh đến mức Người cảm nhận tiếng suối chảy xiết nghe du dương, lúc trầm, lúc bổng như là một tiếng hát vẳng xa. Tiếng hát ấy không chỉ vang mà còn trong vắt trong không gian yên tĩnh của núi rừng, cảm giác như ở trong đó chứa đựng mọi thanh tao, thoát tục nhất của cả một vùng núi rừng này. Phép so sánh này khiến ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Côn Sơn ca)

Nếu Nguyễn Trãi thấy tiếng suối như tiếng đàn bên tai thì Bác cảm nhận nó là tiếng hát vang vọng, tiếng hát bay cao, bay xa, tiếng hát của núi rừng. Chỉ một từ "xa" thôi cũng đủ gợi sự rộng lớn hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc nhưng cũng chính nó mở ra một núi rừng hoang vu, xa vắng tiếng người.

Từ âm thanh xa gần của tiếng suối, điểm nhìn chuyển xuống những tán cổ thụ với:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Điệp từ "lồng" xuất hiện khiến cho người đọc liên tưởng đến sự gắn kết tuyệt đẹp khi trăng trên cao đã "xà" xuống thế gian, lồng bóng mình vào bóng thiên nhiên, vào bóng cổ thụ. Phải chăng nhìn từ tán cổ thụ, trăng treo trên cao như hạ xuống, đậu lên tán, thậm chí đan cài vài tán, bóng trăng cũng vì thế mà lồng vào bóng lá, bóng hoa, tạo nên những bóng đen, bống trắng như muôn vàn hình hoa trên mặt đất. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng và hình ảnh con người đến lúc này mới lộ diện:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Đêm đã khuya vậy mà Bác vẫn còn chưa ngủ, bóng Bác đổ dài theo ánh trăng in xuống lồng vào bóng hoa, bóng trăng, tưởng chừng chính cảnh khuya đang vẽ nên chân dung Bác trong đêm không ngủ. Nhưng Bác không ngủ không phải là để thưởng trăng cũng không phải để nghe "tiếng suối trong như tiếng hát" kia mà là vì Bác có những trăn trở về một sự nghiệp vĩ đại:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Người chưa ngủ vì lo cho nước, lo cho dân, lo cho những chiến sĩ, lo cho cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc. Hình ảnh ấy của Người thật đẹp, thật rạng rỡ, phần nào tưởng còn phát ánh hào quang mạnh hơn cả chính bóng trăng đang vẽ chân dung Người.

Sóng Hồng đã từng nói: "Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng". Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự xếp sắp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài "Cảnh khuya". Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng.

Đoạn văn mẫu 1:

    Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.

Đoạn văn mẫu 2:

    Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.

Đoạn văn mẫu 3:

   Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.

Bạn có thể lấy một bài ở đây nhé! Đừng quên k cho mình với nha♥

#hoctot#

2 tháng 4 2021

Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc

11 tháng 8 2019

Trả lời..............

Bạn nói chắc ko là chuẩn rồi

Không nên đăng câu trả lời linh tinh lên olm nếu ko thì bạn bị trừ điểm SP đấy

....................học tốt...................

a sorry mấy bạn anh mình nó nhắn bậy xin lội các bạn

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

"Khi con tu hú gọi bầy"

Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao".

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

http://thuthuat.taimienphi.vn/buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-khi-con-tu-hu-cua-nha-tho-to-huu-40193n.aspx 
Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

11 tháng 8 2019

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

Một buổi chiều mùa hè, trời nóng như nung. Ngoài sân, mặt đất bốc hơi lên hầm hập. Bỗng, bầu trời xám xịt lại. Những đám mây đen, nặng trĩu từ đâu ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời làm cho khoảng không gian này như bị kéo thấp xuống. Gió giật từng hồi, mát lạnh. Bụi tung mù nịt trên đường. Lá cây rụng lả tả, bay xào xạc.

Lộp bộp, lộp bộp, mưa đã bắt đầu rơi, rồi trong chớp nhoáng, mưa đổ ào ào xuống đường. Cây cối nghiêng ngả, cành cây run lẩy bẩy. Sấm chớp đùng đoàng như muốn rạch ngang cả bầu trời khiến cho mấy em bé khóc toáng lên vì sợ hãi, ôm chặt vào lòng mẹ. Con mèo kêu “meo meo”, lông xù lên, trú dưới gầm ghế. Mọi người vội vàng vào bốt điện thoại, mái hiên của khu tập thể, hàng quán… để mặc áo mưa. Có giọt mưa xối thẳng xuống đường lộp bộp, lộp bộp, có giọt rơi trên mái tôn lộp độp, lộp độp, giọt lại vô tình đập vào áo mưa người đi đường lùng bùng, lùng bùng, giọt thì lại bay xiên xẹo rồi trườn vào vỉa hè một cách thật tinh nghịch. Ô tô, xe máy vẫn lao vun vút khiến cho nước mưa bắn tung tóe lên lề đường. Nước mưa chảy thành dòng xuống thân cây nâu sẫm, ướt nhẹp. Nước mưa rơi ngập đường, đỏ ngầu, ồ ồ thi nhau chảy xuống cống. Bầu trời trắng xóa trong biển mờ.

Mưa nhỏ dần, nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sáng ra. Ánh nắng mặt trời vàng óng hòa cùng bảy sắc cầu vồng, trông thật lung linh, huyền ảo. Hạt mưa còn đọng lại trên cánh hoa, lá trong veo như hạt ngọc. Cây cối khoác lên mình bộ áo mới màu lá mạ đầy sức sống. Ai đó nói: “Sau cơn mưa trời lại sáng”, quả đúng như vậy. Những mầm cây non như được tiếp sức mạnh đứng hiên ngang, vươn mình trên bầu trời xanh.

                     Bn tham khảo nhá                     

11 tháng 8 2019

Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.

Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.

Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.

Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới - tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bỗng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời - cầu vồng sau mưa.

Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.