K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2018

Kb nha !

17 tháng 8 2018

he nhô. còn onl nè. nhưng kb ròi

17 tháng 8 2018

Bọn này nó bị điên điên ngáo ngáo sẵn rồi bạn ạ

17 tháng 8 2018

chuẩn đấy

17 tháng 8 2018

cách làm : 

tìm hiểu đề , tìm ý 

lập dàn bài 

viết bài 

đọc và sửa lỗi sai .

có 2 phương pháp :

nghĩ luận chứng minh 

nghị luận giải thích 

hok tốt 

17 tháng 8 2018

CUNHX ĐƯỢC

LÀN SAU KO ĐĂNG LINH TIH NX

đẹp lắm lun

k nha

17 tháng 8 2018

Nhà văn Nam Cao rất nổi tiếng nền văn học nước nhà, ông sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng cho văn học nước nhà. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong số các tác phẩm thể hiện nỗi khổ người nông dân trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn, bí bách dẫn đến con đường chết, Lão Hạc là nhân vật như vậy.

Lão Hạc xuất thân là người nông dân sống cảnh nghèo đói, khổ cực, Lão Hạc góa vợ, hoàn cảnh khó khăn buộc lão phải để con lão bỏ làng đi vào đồn điền cao su làm ăn. Với lão chỉ còn người bạn duy nhất đó là con chó mà con trai lão đã mua.

Lão thương con chó lắm, có gì cũng cho nó ăn, chăm sóc chu đáo nhưng cuộc sống nghèo đói, lão không có mà ăn lấy đâu cho nó ăn. Cuối cùng quyết định bán con chó đi, một quyết định khiến chính bản thân lão cũng cảm thấy có lỗi.

Cuộc sống ngày càng túng quẫn lão quyết định không nên sống, lão tự tử để số tiền dành dụm được cho đứa con trai cùng mảnh đất cũng để lại cho nó. Nhân vật Lão Hạc tự sắp xếp trước cái chết, một cái chết giải thoát, đây là tình cảnh chung của người nông dân nghèo khổ, túng quẫn bị áp bức đến đường cùng.

Nhân vật Lão Hạc trong những thời khắc cuối cùng vẫn giữ được nhân phẩm, đạo đức không để cho thân danh một đời bị nghèo đói làm vẩn đục. Cái chết đó chính là tâm điểm của tác phẩm khi sáng lên tinh thần nhân văn cao cả của con người, càng khiến người đọc cảm phục hơn tinh thần của một người nông dân nghèo khổ.

Tác phẩm Lão Hạc khiến người đọc không khỏi xót xa, nghẹn ngào trước một lão nông đến chết vẫn giữ được nhân phẩm của mình. Hình ảnh ông giáo học thức nhưng vẫn không tìm ra giải pháp cứu thoát cuộc đời mình khỏi áp bức bóc lột, nỗi lo cơm áo gạo tiền, các nhân vật trong truyện đều vô cùng đáng thương.Số phận của họ đều đang chịu cảnh bí bách, áp bức bóc lột đến thậm tệ.

Tác giả đã cho người đọc thấy cái nhìn chân thực, sâu sắc về những con người nghèo khổ trong xã hội xưa, qua đó chính là cái nhìn nhân sinh của tác giả Nam Cao.

17 tháng 8 2018

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

Nhưng cần xem lại nội quy

16 tháng 8 2018

Bài làm : 

Trong thành phố này, có nhiều việc tốt xảy ra hằng ngày. Một việc tốt em vừa được chứng kiến chỉ nhỏ bé thôi nhưng đối với em ý nghĩa lại rất to lớn. Việc tốt đó càng lớn khi người làm là một người tàn tật.

   Chủ nhật vừa qua, em cùng bà nội ra bến xe buýt, đi Phú Lâm. Xe dừng, người lên kẻ xuống chen lấn, xô đẩy nhau. Trong xe đông nghẹt người, hai bà cháu không tìm ra một ghế trống nên đành phải đứng. Trước mặt em, một số thanh niên khoẻ mạnh, mặc quần áo kiểu này kiểu nọ, nói cười huyên thuyên. Em cảm thấy khó chịu. Bà nội em đã bảy mươi tám tuổi, họ có nhìn thấy không nhỉ? Xe bắt đầu chạy, em giữ lấy tay bà. Khi xe thắng lại, hai bà cháu như muốn té ngửa. Bỗng có tiếng trong trẻo vang lên phía sau:

   - Thưa cụ, cháu mời cụ ngồi xuống ghế của cháu:

   Bà em và em cùng quay lại. Em reo lên.

   - A! Chị Hoa.

   Em định đỡ bà em ngồi xuống ghế. Chợt em dừng tay. Em nhìn xuống chân chị. Như hiểu ý, chị nói:

   - Dù sao cháu cũng là thanh niên. Cụ cứ ngồi cho khoẻ kẻo lúc thắng xe lỡ bị té...

   Chị Hoa với một chân bị tàn tật đứng lên. Bà em cảm động ngồi xuống trong khi chị run run vịn tay vào hàng ghế... Những thanh niên đang cười đùa chợt đỏ mặt. Có người lén đứng lên, len ra gần phía cửa. Bà em kéo chị Hoa ngồi xuống. Với cử chỉ âu yếm, bà quạt cho chị. Luồng gió mát như lan rộng khắp lòng xe...

Chị Nguyễn Kim Hoa, cô gái hiền lành tàn tật của khu phố em làm cho em mến phục. Chị khiêm tốn trong cách ăn mặc nhưng chị mới thật là người lịch sự, văn minh. Ôi! Đẹp làm sao những con người đáng quý.

16 tháng 8 2018

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta có vô cùng nhiều những việc làm tốt. Những trái tim nhân hậu không phân biệt tuổi tác. Sau đây là một câu chuyện về một em bé mà tôi đã từng được chứng kiến tận mắt, em bé ấy quả là một em bé ngoan và thương người. 
Vào một ngày đông lạnh giá, gió rít từng cơn, từng cơn lạnh thấu xương. Mưa phùn rơi buốt da, buốt thịt. Sự lạnh giá như làm mọi vật trở nên lười biếng. Đường chỉ lác đác vài chiếc xe, vài chiếc lá khô xào xạc. Tôi đang trên đường đi bộ về nhà, miệng thở ra những hơi khói. Và bỗng nhiên, ập vào mắt tôi là hình ảnh một ông lão ăn xin ngồi dưới gốc cây trơ trụi. 
Tôi vô cảm nhìn ông lão, đã từ bao giờ, tôi đánh mất đi một thứ gọi là "tình người". Tôi chả thấy ông lão có một chút thiện cảm. Quần áo thì rách rưới, chỗ vá chỗ khâu. Khuôn mặt nhem nhuốc, tóc tai thì bù xù, chân tay đen ngòm, bẩn thỉu. Sự nghèo khổ đã gặm nhấm đi con người...
Rồi bỗng nhiên, từ một góc nào đó, có một em bé chừng bốn năm tuổi, ăn mặc rất đẹp tiến tới chỗ lão ăn xin. Tôi cố tình đứng lại, nép sau một thân cây gần đó xem con bé trêu lão ta thế nào. Con bé nhìn ông lão một lúc rồi ngồi xổm xuống, ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên và hỏi ông lão ăn xin:
-Ông ơi, nhà của ông đâu, sao ông lại ở đây vậy ạ?
Đáp lại là giọng bé bé, khản đặc của ông lão: 
-Ông... ông...không có nhà cháu à!
Gió vẫn rít, mưa phùn vẫn rơi lâm thâm. Cô bé đáp lại ông lão: 
-Vậy gia đình của ông đâu vậy ông, cháu tưởng ai cũng có gia đình.
Sự ngây thơ của con bé như làm lão bối rối: 
- ông ... ông ... gia đình của ông....
Chưa kịp trả lời hết, cô bé đã hỏi tiếp:
-Mà sao trời lạnh như vậy, ông ở ngoài đường mà lại ăn mặc phong phanh như thế ạ?
-Ông .... làm gì ... có .. có tiền mua quần áo ...! -Ông lão trả lời, giọng rưng rưng.
Trên khuôn mặt con bé thể hiện rõ nỗi ngạc nhiên, như thể là nó còn cả đóng thắc mắc muốn hỏi ông lão. Nó nháy lia lịa đôi mắt bồ câu to, tròn, đen láy của mình. Nhưng rồi, con bé lấy tay, tháo chiếc khăn trên cổ, cầm bằng hai tay, đưa cho ông lão:
-Ông đeo tạm chiếc khăn của cháu này, cho ông đỡ lạnh, ở nhà cháu còn nhiều khăn lắm! 
Tôi như khựng lại, cô bé này không trêu lão sao? Trên khuôn mặt ông lão ăn xin hiện lên một vẻ trìu mến, xúc động, xen lẫn sự ngạc nhiên. Ông lão đưa tay run run, cầm lấy chiếc khăn. Ông nắm lấy đôi bàn tay bé bỏng của cô bé, rưng rưng: 
- Ong... ông cảm ơn cháu, chảu quả là một cô bé tốt. 
Mọi vật như trở nên ấm áp. Sau đó, cô bé tạm biệt ông lão ăn xin rồi đi về. Tôi cũng đi về, một cảm giác khó tả. Sự vô cảm đã biến con người ta thành cái gì vậy? Một cô bé nhưng còn biết thương người. Tôi cảm thấy có lỗi và cảm thấy thật xấu hổ...
Đâu đó, trong xã hội, vẫn còn tồn tại một thứ vô hình như vô cùng giá trị, thứ đó gọi là "tình nguời". "Giữa một đêm đông lạnh giá, một hành động nhỏ bé nhưng cũng đủ để sưởi ấm một trái tim."

16 tháng 8 2018

Em có một đứa bạn thân, chơi cùng em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên.

Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong.

Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp.

Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét.

Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.

16 tháng 8 2018

Trong trái tim mỗi chúng ta luôn có chỗ cho tất cả những người ta yêu thương quý mến: ông bà, bố mẹ, thầy cô, anh chị, bạn bè... Dẫu vậy, vẫn có một góc riêng đặc biệt để chúng ta lưu giữ những kỉ niệm thầm kín, thiêng liêng về một người ta không thể quên. Trong trái tim tôi cũng có một người sống mãi như vậy, một người bạn thuở ấu thơ mà đã lâu lắm rồi tôi không được gặp.

Bạn có một cái tên rất lạ - nghe như tên con trai: Việt Anh. Lần đầu nghe tên bạn, tôi bật cười thích thú và ấn tượng ngay với cô bạn gầy gầy, nhỏ nhỏ trông như cái kẹo. Việt Anh thấp hơn tôi, tóc cắt ngắn rất tươi tắn. Nhưng ngoài cái tên giống con trai ra bạn còn một điều ngộ nghĩnh nữa: bạn có một chiếc răng nanh bị sâu. Nó bị thủng một lỗ đen. Điều đó khiến cái cười của bạn trở nên ngộ hết sức. Tôi chủ động đến nói chuyện với bạn vì những ấn tượng rất vui vẻ ấy.

Càng nói chuyện càng thấy hợp nhau, hai đứa tôi kết thành đôi bạn thân thiết. Dù ở cùng xóm nhưng đến tận lúc ấy - hai đứa quen nhau ở lớp 1 trường làng, chúng tôi mới biết nhà nhau. Nhà Việt Anh hai tầng khang trang. Trong làng tôi khi ấy, đa phần là nhà ngói, hiếm hoi lắm mới có ngôi nhà mái bằng, nhà tầng - đó là những giàu. Trong khi những người lớn (trong đó có bố mẹ tôi) suốt ngày phải đi làm đồng thì tôi thấy mẹ Việt Anh chỉ ở nhà nấu nướng dọn dẹp. Tôi thấy Việt Anh kể bố bạn là thầy giáo ở trường quân đội to lắm. Nhưng bác đi làm suốt, tôi chẳng gặp bao giờ. Sau lần đầu tiên đến nhà bạn, tôi trở nên dè dặt, nghĩ rằng mình nên ít chơi với Việt Anh hơn... Nhà tôi nghèo hơn nhà bạn nhiều lắm. Nhà tôi lụp xụp mái ngói cứ mùa mưa là hứng nước trong nhà, tát nước ngoài sân. Trong khi nhà bạn nhìn đâu cũng thấy đồ điện thì tôi vẫn phải học bằng đèn dầu. Vì thế, đã mấy lần Việt Anh giục về nhà tôi chơi nhưng tôi vẫn chần chừ, lần lữa. Bạn sẽ khinh tôi mất! Tôi cứ lảng tránh dần những câu chuyện với bạn trên lớp, những lời rủ về nhà chơi của bạn...

Học tốt

Thế rồi một hôm...

Tôi đang chuẩn bị đi kiếm củi. Thay bộ đồng phục, tôi mặc bộ quần áo đã rách vá mấy miếng. Đang tìm cái tải để vơ lá, cắt mấy cái dây chuối để bó củi, bất chợt tôi nghe tiếng gọi quen thuộc:

Nhung ơi! Nhung!

Trời ơi, Việt Anh. Tôi chạy ra sân.

Làm sao bạn tìm được nhà tớ?

Tớ hỏi mọi người đấy. Tớ mang búp bê sang nhà cậu chơi.

Việt Anh vui vẻ bước vào nhà tôi. Không để ý đến cái sân trơn trượt rêu mốc, cả bức tường đã loang lổ những mảng vữa lở. Bạn vô tư ngồi xuống chiếc giường duy nhất trong nhà bày búp bê biết mở mắt nhắm mắt ra.

ơ... tớ phải đi kiếm củi bây giờ...

- Kiếm củi á? Về nhà tớ lấy đi. Nhà tớ nhiều lắm!

Nói rồi bạn để lại đồ chơi hăm hở kéo tôi về nhà mình. Vậy là chúng tôi lại xích lại gần nhau hơn nữa, ngày càng thân thiết hơn. Con búp bê đẹp đẽ được đặt tên Nguyệt Hằng và được chúng tôi may cho những bộ quần áo xinh xắn. Vườn chuối nhà tôi đã mấy lần hai đứa bói quả bằng cách lấy dao chém ngang thân cây (trong khi mẹ tôi bảo chi chặt nhẹ hai ba lần áo ngoài thôi!). Và biết bao bờ rào, rặng cây trong xã in dấu chân hai con bé kiếm củi, nhặt lá...

Thời gian êm đềm trôi qua. Đã hết năm lớp 1, hai đứa đã cùng học cùng chơi và đều là học sinh giỏi. Bố Việt Anh thưởng cho bạn một chuyến đi chơi. Lúc trở về bạn mang cho tôi bao nhiêu là quà: bánh kẹo, đồ chơi,...

Tôi còn đang tần ngần, băn khoăn, trước những món quà cùa Việt Anh thì bạn nhìn tôi vẻ bí mật:

Này, chúng mình kết nghĩa chị em nhé!

Tôi ngẩng lên nhìn Việt Anh sửng sốt. Kết nghĩa? Kết nghĩa là sao?

Là không phải chị em ruột nhưng coi nhau là chị em ruột. Không chờ tôi hỏi tiếp, bạn kể cho tôi nghe bạn xem phim người ta làm lễ kết nghĩa ăn thề như thế nào, sống chết vì nhau ra sao.

Cắt một tí tóc thì được (chắc mẹ tớ không biết đâu). Nhưng cắt tay lấy máu thì eo ôi đau lắm!

Không, bọn mình không cắn tay lấy máu. Lấy cái gì màu đỏ đỏ là được mà.

Thế là chúng tôi kết nghĩa chị em. Lén cắt một ít tóc vàng hoe, chúng tôi trộn tóc hai đứa vào nhau rồi chia ra hai phần bằng nhau mỗi đứa giữ một nửa. Việt Anh còn viết hai tờ “Giấy kết nghĩa” giống hệt nhau với những câu “sống chết có nhau”, “sướng khổ có nhau”... khiến tôi khá căng thẳng. Sau đó nó mắm môi vẩy rõ mạnh cho mực trong cái bút bi đỏ trào ra rồi “hướng dẫn” tôi xoa ngón tay trỏ vào mực, điểm chỉ vào hai tờ “Giấy kết nghĩa”. Nó tự nhận làm em và gọi tôi là chị vì tôi cao hơn. Để cho thân mật, tên Việt Anh chuyển thành Vịt, còn tôi được gọi là Mập vì người tôi béo tròn.

Tôi đã trở thành chị của Vịt như thế. Tuổi thơ êm đềm trôi qua được bốn năm.

Thế rồi một ngày, Vịt tức tưỏi khóc và chạy sang nhà tôi. Tôi sửng sốt cả người: chưa bao giờ tôi thấy Vịt khóc. Thế mà nay, trước mắt tôi, em khóc nức nở, người nấc lên từng nhịp. Vịt kể bố mẹ Vịt chia tay, bố không được làm giáo viên nữa.. Nghĩa là từ đó, Vịt sống với mình mẹ, bố Vịt về quê ở tận Hà Tĩnh. Mẹ Vịt lại làm ruộng như bao nhiêu người khác. Đồ đạc trong nhà dần dần phải đem bán đi.. Tội nghiệp nhất là Vịt đang từ một cô công chúa được chiều chuộng nâng niu giờ em lấm lem bùn đất. Đi học về, Vịt rù tôi nhặt củi ven đường để nấu cơm, đun nước.

Cuộc sống khó khăn dần. Một hôm tôi giật mình nghe cô giáo nhắc tên Việt Anh trong danh sách những người đóng tiền học muộn (thực ra danh sách ấy chỉ có tên một người). Tôi lặng người đưa mắt thầm nhìn đứa bạn thân. Mặt bạn đờ đẫn tội nghiệp. Ngay buổi học hôm ấy, tôi hăm hở rủ Vịt chạy khắp các phòng học trong trường để nhặt giấy vụn bán lấy tiền đóng học. Nhưng tiền học hàng tháng, rồi tiền tham quan, tiền quỹ lớp,... Cả lớp tôi lo lắng. Chúng tôi gom góp một chút tiền gửi tặng bạn nhưng dĩ nhiên bạn từ chối. Dần dần tôi lại phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: đã cả tháng nay Vịt không được ăn cơm. Nhà hết gạo đã lâu, bạn chỉ ăn khoai và củ. Dù còn non nớt nhưng một đứa bé lớp 4 như tôi thừa hiểu không có cơm ăn nghĩa là thế nào. Mẹ Vịt không nuôi cho Vịt ăn học được nữa...

Và chuyện gì đến sẽ phải đến.

Mùa hè lớp 4, tôi khóc ròng khi Vịt báo tin vào Nghệ An sống với bố. Trước hôm Vịt đi, chúng tôi nước mắt ngắn dài viết thêm vào “Giấy kết nghĩa” hẹn mười năm sau sẽ gặp lại. Vịt bảo lúc ấy cả hai đứa đã học đại học, đã đi làm thêm được, đã có tiền và có thể đi xa để thăm nhau. Tôi như đứa mất hồn những ngày sau đó. Tôi chẳng muốn chơi với ai nữa. Nhưng việc học hành vẫn phải chú tâm vì tôi sợ nếu không vào được đại học sẽ không gặp được em Vịt của tôi. Và hơn thế, tôi cũng không muốn học kém hơn đứa em kết nghĩa của mình.

Suốt những năm qua, Vịt viết thư cho tôi luôn. Nhiều lắm. Vịt kể vào đó, Vịt có rất nhiều bạn, mọi người rất quý Vịt nhưng Vịt không bao giờ quên tôi. Tôi tin điều đó, niềm tin của tôi nơi Vịt không bao giờ thay đỗi. Tôi chỉ sợ một điều thay đổi là chính bản thân tôi thôi. Tôi nhận ra điều đó khi vào ngày hè khắc nghiệt, tôi xem trên tivi thấy cảnh một vùng đất bị lũ lụt tràn về. Bao nhiêu trâu bò, bao nhiêu mái nhà, bao nhiêu đồ đạc,… bị cuốn phăng đi... Tôi giật mình khi nghe tên vùng bị nạn: Đức Thọ, Hà Tĩnh trời ơi, là quê của Việt Anh đó! Vậy là bạn đã phải chịu bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu mất mát,... nhưng chưa bao giờ bạn than thở với tôi. Không, đúng hơn là chưa bao giờ tôi hỏi thăm bạn. Tôi nhớ đến những lời hỏi thăm rất vội, những lời chúc rất sáo,... mình gửi cho bạn. Và nghẹn lòng nhớ đến những lá thư tới rất kịp thời vào dịp sinh nhật, Tết hay Noel,... của bạn. Vâng, dù tôi có thế nào, tình cảm yêu thương mà Việt Anh dành cho tôi vẫn không hề thay đổi, điều đó giống với tên cuốn sách mà bạn gửi tặng tôi vào dịp sinh nhật vừa rồi: "Mãi mãi là yêu thương".

Tôi ấp ủ trong mình những ước mơ lớn trong tương lai và ước mơ mười năm cũng sẽ không bao giờ tắt. Hình ảnh người bạn thuở ấu thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhoà trong tôi bởi vẫn còn nguyên vẹn đó những yêu thương trong lòng mà hai chúng tôi thắp lên cho nhau trong nhau suốt những ngày thơ ấu