K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2018

Báo cáo cái gì? Lần sau bạn đừng đăng câu hỏi linh tinh nữa.

25 tháng 8 2018

Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.
Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp một cũng vậy. Hình như là khoảng mùng năm hay mùng sáu tháng chín gì đó, tôi không còn nhớ rõ nữa. Tôi chỉ nhớ đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt- mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam . Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?Ngay từ sang sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ thật tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến tôi cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự tôi vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó.Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em tôi và tôi đến trường. Dọc đường, chúng tôi gặp những cậu bé, cô bé cùng lứa tuổi. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.

24 tháng 8 2018

Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn 
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương

 Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ


* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở

Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

24 tháng 8 2018

Bn là anti hay blink hay sky?

24 tháng 8 2018

- Của Tác Giả Hồ Chí Minh <3

- Mk Là Army BTS Nhé 

24 tháng 8 2018

Lịch sử lên H em êi

25 tháng 8 2018

giai câp tư sản có thế lực về kinh tế, ko c1 thế lực về chính trị. còn che do phong kien lai co the luc ve chính tri nhung ko co he luc ve kinh te. 

vì lẽ đó nên nhà vua oo73 giai cấp phong kiến đã kìm hoãn lại sự làm ăn của tư sản, nâng thuế cao về những dụng cụ ma giai cap tu san ban ra, ha thap thue cho nhung do dung ma giai che do phong kien

dan toc dan den mau thuan vs nhau, say ra chien tranh

mk nghĩ là vậy

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽchúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

24 tháng 8 2018

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

 Bao nhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

24 tháng 8 2018

thánh kiu bạn nhiều nha

Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
 
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
 
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
 
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
 
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
 
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
 
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
 
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.