K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có một số giải pháp góp phần giảm số vụ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:- Thông qua việc nâng cấp các công trình giao thông, khiến cho người tham gia giao thông ít gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm hơn (Road safety Engineering).- Giáo dục (Education) và đào tạo người tham gia giao thông để họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và có thể giải quyết tốt hơn...
Đọc tiếp

Có một số giải pháp góp phần giảm số vụ và mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:
- Thông qua việc nâng cấp các công trình giao thông, khiến cho người tham gia giao thông ít gặp tình huống khó khăn và nguy hiểm hơn (Road safety Engineering).
- Giáo dục (Education) và đào tạo người tham gia giao thông để họ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và có thể giải quyết tốt hơn các tình huống khi tham gia giao thông.
- Cưỡng chế (Enforcement) thực hiện các quy định của pháp luật về trật tư an toàn giao thông nhằm hạn chế các hành vi vi phạm, góp phần làm cho môi trường giao thông an toàn hơn.
1. Em hiểu thế nào về các giải pháp trên?
2. Liên hệ các giải pháp nêu trên để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đối với địa phương em.

( viết một bài văn ngắn nha)

0
11 tháng 2 2020

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.

Không chỉ vậy, thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn từ lục địa đổ vào các đại dương mỗi năm. Còn theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ khiến chúng ta không khỏi giật mình khi biết, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.

Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

30 tháng 1 2020

phongvanccmutdiroitraloiphongvannhakhongdocnoiquycuaOnlineMathsa

1 tháng 2 2020

Không hề linh tinh nha, liên quan đến học tập mà @Vũ Tiến Sỹ

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

24 tháng 1 2020

tự viết

14 tháng 1 2020

tách x2+32 = (x2-4) +32

=) f(x) = (x+2)/4 + 9/(x-2) = [(x-2)/4 +9/(x-2)]  + 1 

cô si 2 số trong ngoặc vuông làm mất (X-2) là xong

13 tháng 1 2020

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Mỗi khi nhắc đến những câu ca dao quen thuộc này, ta lại nhớ đến bông sen, một loài hoa thanh khiết vô ngần, một loài hoa đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ xa xưa.

Hoa sen có nguồn gốc ở Châu Á, xuất phát ở Ấn Độ và dường như nó là một loài hoa xuất hiện từ rất lâu rồi. Và ở Việt Nam nó trở thành một biểu tượng cao quý từ ngàn đời.
Hoa sen thuộc bộ Quắc Hoa, là cây thủy sinh, thuộc nhóm thực vật phát triển rất sớm trên trái đất. Thân sen ăn sâm dưới bùn là loại cây thân củ như cây súng, có thể ăn được, rễ mọc từ củ sen, có nhiều nhánh. thân sen cấu tạo rất đặc biệt, nếu bẻ đôi thân sen sẽ thấy hai nửa thân được nối với nhau bằng những sợi tơ dài.Cuốn lá có nhiều gai nhỏ, phiến lá to tròn, trên phiến lá có một lớp nhung trắng, khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mặt lá lấp lánh. Toàn bộ bông sen được nâng đỡ bằng một cuống hoa dài khoảng mấy chục cm Sau khi sen nở nhị và nhụy thụ phấn thì các cánh sen từ màu hồng tươi bắt đầu tàn, đài sen dần dần lớn chuyển từ vàng sang xanh. Sau khi các hạt trong đài sen lớn ,già và chuyển dần sang màu đen, đài sen bắt đầu khô và các hạt sen rơi ra bắt đầu cho sự sống mới trên ao bùn lầy. Khi sen chưa nở, những búp sen hình bầu dục xép khít vào nhau màu xanh lục đẹp mắt.

Những bông hoa sen chỉ mọc vào mùa hạ, khi hạ qua đông về, sen sẽ lụi tàn.. Sen chỉ sinh trưởng trong môi trường có khí hậu ấm nóng bởi vậy khi thu đến đông về, sen chìm mình xuống lớp bùn đất để chờ xuân sang vươn chồi non biếc.Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc tinh khôi. Làng quê nơi Bác sinh ra tại Nghê An cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với Bác Hồ, người cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Bông sen trong đời sống đóng vai trò quan trọng. Hoa sen được cắm vào những chiếc bình xinh xắn là vật trang trí trong nhà. Hơn nữa, sen còn là món ngon rất bổ dưỡng: hạt sen để làm xôi, chè. Củ sen rửa sách có thể làm món ăn mát lành trong mùa hè và nhị sen được dùng để pha trà rất thơm. Chè làm từ sen giúp chữa bênh mất ngủ , suy nhược,…

Bên cạnh những giá trị thực tế trong cuộc sống, bông sen còn có giá trị về mặt tinh thần, là tín ngưỡng tâm linh trong phật giáo. Hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng bởi tôn giáo này quan niệm rằng bản thân bông sen đã mang một thứ khí giới thanh cao biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự trong trắng và thánh thiện,..Đặc biệt sen trở thành quốc hoa ở Ấn Độ và các nước trong khu vực Châu Á có những tín ngưỡng cao. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng. Chùa Một Cột là kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen được xây dựng trụ một cột gỗ trên một hồ nước..Và sen cũng xuất hiện trên các kiến trúc chùa, chiền, đền,..Ngoài ra , bông sen còn trở thành biểu tượng, một loài hoa quốc dân của Việt Nam, biểu trưng cho những khí tiết thanh cao trong sạch, bất khuất kiên cường của con người Việt Nam nói chung và những phụ nữ duyên dáng nói riêng. Không những thế, họ nhà sen có nhiều loài khác nhau, mỗi loại lại có một ý nghĩa riêng. Sen đỏ biểu tượng cho vẻ đẹp tình yêu, sen trắng biểu tượng cho sự thuần khiết, sen hồng là sen tối thượng dùng cho những vị thánh tối cao,sen xanh biểu tượng cho trí tuệ,thông minh....

Hoa sen- quốc hoa của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam , một loài hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà chúng ta cần trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp của nó.

13 tháng 1 2020

Cảm mơn bạn nha!