K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2022

Dân tộc ta có một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng đồ sộ, uyên bác. Trong đó chứa đựng rất nhiều đạo lý được ông cha ta dùng để nhắn nhủ con cháu đời sau. Trong đó, có rất nhiều câu ca dao nói về tình anh em trong gia đình, tiêu biểu là câu ca dao:

"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Câu ca dao được dùng để nhắn nhủ với con cháu đời sau về cách ứng xử giữa những người anh em cùng gia đình. Nhưng không hề khô khan, mà còn rất nhịp nhàng. Trong câu đầu, đã xuất hiện biện pháp tu từ so sánh. Người anh và người em ruột thịt được ví như tay và chân. Đây là cách so sánh rất gần gũi và tự nhiên. Chân và tay là hai bộ phận rất quan trọng của con người. Chúng phối hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp con người sinh hoạt và lao động. Nếu thiếu một trong hai, hoặc không phối hợp với nhau thì con người sẽ gặp khó khăn khi làm việc. Anh em cũng vậy. Trong cuộc sống, những người anh em có cùng chung máu thịt, luôn có nhau, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong cuộc sống.

Từ đó, ông cha nhắn nhủ đến chúng ta rằng: anh em với nhau thì phải luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau. Không phân biệt sang hèn. Bởi đó là thứ tình cảm gia đình, máu thịt vô cùng thiêng liêng. Là anh em thì không được căm ghét, xem thường hay xa lánh nhau. Dù anh em của mình có nghèo khó, ốm đau cũng không được khinh khi, bỏ mặc.

Lời dạy thấm thía ấy của cha ông ta vẫn luôn được nhân dân ta vận dụng nhuần nhuyễn. Bao đời nay, nhân dân ta vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, với tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một số ít cá nhân chưa thấm nhuần được đạo lí này. CÒn có hành động chưa đúng mực, cần phải thay đổi ngay.

Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng. Giống như ông cha ta đã dạy: "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

17 tháng 8 2022

Ông cha ta thường nhắn nhủ những người anh chị em sống cùng trong gia đình rằng: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.

Mở đầu câu ca dao là một hình ảnh so sánh rất gần gũi và dễ liên tưởng. Tay và chân luôn hỗ trợ, cùng nhau hoàn thành các công việc. Như anh và em, luôn yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.Dù đầy đủ hay khốn khó, dù tài giỏi hay kém cỏi, thì những người anh em vẫn phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bởi đó là thứ tình cảm thiêng liêng, không gì xóa đi được.

Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng.Ngày nay, bài học đó vẫn còn giữ nguyên giá trị khi mà trong cuộc sống diễn ra những cảnh tượng ngang trái giữa anh em trong một gia đình.

 

17 tháng 8 2022

trèo

 

17 tháng 8 2022

Cùng nghĩa với leo là trèo nhé!

Học tốt! UwU

17 tháng 8 2022

ko có số nào chia hết cho 2 nhưng ko chia hết cho 5

17 tháng 8 2022

đùa hả :))) 

 

17 tháng 8 2022

- Ở hiền gặp lành : Con người hiền lành thì sẽ gặp những điều tốt lành.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn : Phẩm chất đạo đức tốt đẹp của một con người đáng quý hơn vẻ đẹp hình thức bên ngoài.

- Ăn vóc học hay : Phải ăn mới có sức vóc, phải học mới có hiểu biết.

- Học thầy không tày học bạn : Ngoài việc học ở thầy cô, việc học hỏi ở bạn bè cũng rất cần thiết và hữu ích vì bạn bè là những người có nhiều điểm tương đồng với mình trong việc lĩnh hội các kiến thức từ Thầy/Cô nhưng có thể có những phương pháp học tốt hơn mình.

- Học một biết mười : Chỉ cách học của những người thông minh, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học.

- Máu chảy ruột mềm :Chỉ tình máu mủ, ruột thịt thương xót nhau khi gặp hoạn nạn.

17 tháng 8 2022

- Ở hiền gặp lành : Khi chúng ta sống lương thiện,tốt bụng, biết yêu thương,chia sẻ với người khác thì chúng ta sẽ gặp được những điều may mắn,tốt lành trong cuộc sống.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn : Chúng ta đừng vội đánh giá 1 con người qua ngoại hình ,mà hãy đánh giá họ qua phẩm chất mà họ có,

-Ăn vóc học hay : Ăn khỏe , học hành giỏi giang,

-Học thầy không tày học bạn:Việc học không chỉ diễn ra ở trên trường lớp từ bài học do thầy cô dạy dỗ.Chúng ta còn phải mở rộng phạm vi kiến thức của mình từ việc học hỏi từ bạn bè.

-Máu chảy ruột mềm: Ý nói giữa bà con ruột thịt có sự tương quan mật thiết , như máu với ruột,hễ máu chảy là ruột mềm.

17 tháng 8 2022

a) người ( dòng 3 )

b) quả bóng ( dòng 2 )

 

16 tháng 8 2022

Tiếng chuông vang lên, giờ ra chơi đã đến. Như thói quen tôi ra gốc cây sà cừ sau trường  tận hưởng bóng râm mát và thế giới của riêng mình, chẳng biết cây bao nhiêu tuổi . . . Bỗng có tiếng nói phía sau :

- Sao bạn không đi chơi với các bạn? 

Tôi giật mình ngoảnh lại thì ra là bạn cây đang nói chuyện với. Cây lại nói :

- Kể mình nghe đi, sao ngày nào bạn cũng ra đây ngồi vậy.

Dựa vào cây tôi im lặng một lúc :

- Mình không biết cách hòa nhập với mọi người, tính mình cũng không sôi nổi.

Lắng nghe từng câu nói của tôi, cây cũng kể cho tôi nghe tháng năm cậu ấy gắn bó với ngôi trường. Trường thành lập bao nhiêu năm, cây cũng bấy nhiêu tuổi. Cây kể tôi nghe khi mọi người nhổ cỏ, tưới nước, khi có những bạn học cầm bút, compa khắc tên lên cây. Có rất nhiều bạn học sinh đến đây, vui có buồn có. Nhưng sau tất cả, cây nói với tôi thời học sinh ngồi trên ghế nhà trường là đẹp nhất, ngôi trường của mình thân yêu nhường nào. Tiếng trống vào lớp vang lên, cắt ngang cuộc trò chuyện, cây rung nhẹ tán lá như mỉm cười tạm biệt tôi. Hiểu được thời học sinh tươi đẹp của mình, tôi tạm biệt cây, chạy vào lớp học, hứa với lòng từ nay sẽ vui vẻ, hòa nhập với mọi người hơn.

Tr quơ... cái này mà ngoài đời thực chắc xách cái mông chạy 8 hướng ...  >_< 

16 tháng 8 2022

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại bóc ra. Những mảng da của tôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!