K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh dồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi...a. (1 điểm) Hãy...
Đọc tiếp

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh dồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi...

a. (1 điểm) Hãy cho biết đoạn văn trích từ văn bản nào? Của ai? Tìm thêm 2 từ đồng nghĩa với từ “đất nước”.

b. (1 điểm) Ghi ra 1 đại từ. 3 từ ghép Hán Việt có trong đoạn văn.

c. (1 điểm) Theo em, nếu thay từ “của” trong câu “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước” bằng từ “với” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao?

 

Làm ơn các cao nhân giúp em với ạ.

0
Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sau.  Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?         a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.            b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.            c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.Bài 2: Xác định CN, VN,TN, trong...
Đọc tiếp

Bài 1: Phân tích thànhphần các câu sau.  Khoanh vào chữ cái đặt trước câu ghép?

         a.Tảng sáng, vòm trời cao, xanh mênh mông.

            b.Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.

            c.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.

Bài 2: Xác định CN, VN,TN, trong các câu văn sau:

 Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

 Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng  cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.

Bài 3: Từ “đánh” trong câu nào đ­ược dùng với nghĩa gốc:

a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.

b. Bạn Hùng có tài đánh trống.

c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hư­ớng.

d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len.

Bài 4: Dòng nào chỉ gồm các động từ?

a. Niềm vui, tình yêu, tình thư­ơng, niềm tâm sự.  

b Vui t­ươi, đáng yêu, đáng th­ương, sự thân th­ương.

c. Vui t­ươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.    

d. Vui chơi, yêu th­ương, thư­ơng yêu, tâm sự.

Bài 5: Câu “Mùa đông , cây trụi hết lá , chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng cứ phập phồng thở lửa giữa sương giá” là câu đơn hay câu ghép? ………………………….................................................................

Bài 6:  Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nư­ớc tăng đột biến" và "Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau nh­ư thế nào?

     A. Từ đồng âm.                   B. Từ đồng nghĩa.

     C. Từ nhiều nghĩa.              D. Từ trái nghĩa.

Bài 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dư­ới đây không nói về tinh thần hợp tác ?

a.  Kề vai sát cánh.                                     b. Chen vai thích cánh.

     c. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.         d.  Đồng tâm hợp lực.

Bài 8: Trong câu sau:

"Một vầng trăng tròn to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa." Có mấy quan hệ từ? đó là những quan hệ từ nào?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 9: Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn , tai mang nghĩa gốc (Ghi G), và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển (Ghi C).:

a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi.

              -  Con đèo chạy ngang sườn núi.

              - Tôi đi qua phía sườn nhà.

              - Dựa vào sườn của bản báo cáo…

b) Tai:    - Đó là điều mà tôI mắt thấy tai nghe.

              - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.               

Bài 10: Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây,  từ nào mang nghĩa gốc (Ghi G) , từ nào mang nghĩa chuyển (Ghi C).

a) Lá :      - bàng đang đỏ ngọn cây.

                - khoai anh ngỡ lá sen

                - Lá cờ căng lên vì ngược gió

                - Cầm thư này lòng hướng vô Nam

b) Quả :   -  Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao

                - Quả cau nho nhỏ ; cái vỏ vân vân

                - Trăng tròn như quả bóng

                - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta

                - Quả hồng như thể quả tim giữa đời

Bài 11: Em hãy viết bài văn tả một người thân của em đang làm việc (mẹ đang nấu cơm, bố làm việc trên máy tính, ông đọc báo, bạn học bài, hoặc nhảy dây,...)           

0
Bài  1: Đọc đoạn  văn  sau: “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)b/Ghi lại các quan...
Đọc tiếp

Bài  1:

 Đọc đoạn  văn  sau:

 “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”

a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

b/Ghi lại các quan hệ từ có trong đoạn văn trên:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2 : Đặt dấu chấm, dấu phẩy  vào đoạn sau cho đúng chỗ.

     Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây

còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dẩn rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ

hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát

 

 Bài 3: Cho ví dụ sau:

         Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

         Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

    a.Gạch chân cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.

    b.Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ,từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 4: Những từ đeo , cõng , vác , ôm  có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai đư­ợc không? Vì sao?

Nhớ ng­ười mẹ nắng cháy l­ưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 5: Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí? Hãy sửa lại

         A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.

          B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.                      

          C. Cây đổ vì gió lớn.

          D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

2
11 tháng 2 2020

Bài 1:

(1) Lý Công Uẩn / là người con của vùng Kinh Bắc xưa.

        CN                                   VN

(2) Từ nhỏ,/  Lí Công Uẩn / đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác

TN                   CN                                                    VN

người.

(3) Một hôm, / nhà sư họ Lý / sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật.

          TN                     CN                                        VN

(4) Cậu bé / đã khoét oản ăn trước.

         CN                       VN

b. Quan hệ từ có trong đoạn văn là: và (ở câu 2)

11 tháng 2 2020

Bài 2: 

Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời. Sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Bài 3: 

a. cặp từ trái nghĩa: tối >< sáng

b. Từ "tối" được dùng theo nghĩa gốc, từ "sáng" được dùng theo nghĩa chuyển.

Bài 4: 

Các từ đeo, cõng, vác, ôm không thể thay thế cho từ "địu" vì bản thân từ "địu" diễn tả người mẹ vừa mang con trên lưng vừa phải làm việc, cho thấy sự vất vả khó nhọc của người Việt Bắc trong những năm kháng chiến. Các từ đeo, cõng, vác, ôm không diễn tả nghĩa như vậy.

Bài 5: 

B. Mẹ bị ốm vì đã làm việc quá sức.

Bài 1:  Phân tích cấu tạo ngữ pháp các  câu  sau: a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.c) Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.d) Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu hoa vút như con thoi.e) Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn...
Đọc tiếp

Bài 1:  Phân tích cấu tạo ngữ pháp các  câu  sau:

 a) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục.

c) Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.

d) Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu hoa vút như con thoi.

e) Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

g) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

 h) Gió bắt đầu thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay lả lướt theo mây.                                                                                                    

Bài 2: Gach chân các từ láy trong các từ dưới đây:

Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mênh mông, mênh mang, mệt mỏi, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt, ngây ngất, nghẹn ngào, ngẫm nghĩ, ngon ngọt.

-         Những từ không phải từ láy thì là loại từ gì?  

........................................................................................................................................................................................................................

Bài 3: Gạch dưới những từ trong đó tiếng công có nghĩa là không thiên vị :

công bằng, bất công, công nhân, công cụ, công tác, công lí, công minh, công nông, công phu, công trường, công tâm

Bài 4: Đặt 1 câu với 1 từ em vừa gạch chân

 .......................................................................................................................................................................................................................

Bài 5:  Cho các thành ngữ , tục ngữ sau : 

 a. Kẻ góp của, người góp công.

b. Của một đồng, công một nén.

c. Một công đôi việc.

d. Có công mài sắt có ngày nên kim.

     Nghĩa của các từ công trong các câu trên là: ........................................................................................................................................................................................................................

Bài 6: Đặt 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả nói về việc bảo vệ môi trường.

........................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Ngay thềm lăng,/  mười tám cây vạn tuế / tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang

            TN                                   CN                                                          VN

nghiêm.

b. Trưa,/ nước biển/ xanh lơkhi chiều tà/ nước biển/ đổi sang màu xanh lục.

      TN1          CN1             VN1             TN2               CN2                  VN2

c. Hết mùa hoa,/ chim chóc/ cũng vãn.            

            TN                   CN                  VN

d. Những bông hoa đỏ/  ngày nào nay / đã trở thành những quả gạo múp míp,/  hai đầu hoa/  vút như

                   CN1                        TN1   TN2                         VN1                                                    CN2             VN2

con thoi.

e. Cây gạo / như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

         CN                         VN

g. Sau những cơn mưa xuân,/ một màu xanh non/ ngọt ngào, thơ mát, trải ra mênh mông trên khắp các

                TN                                             CN                                               VN

sườn đồi.

h. Gió bắt đầu thổi/ ào ào,// lá cây/ rơi lả tả,// từng đàn cò/ bay lả lướt theo mây.

              CN1                 VN1        CN2         VN2           CN3                             VN3

11 tháng 2 2020

Bài 2: 

- Từ láy: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, mênh mông, mênh mang, tươi tắn, ngây ngất, nghẹn ngào.

- Từ ghép: nhỏ nhẹ, mệt mỏi, tươi tốt, tươi cười, ngẫm nghĩ, ngon ngọt.

Bài 3: 

Những từ trong đó tiếng công có nghĩa là không thiên vị là: công bằng, công lí, công minh, công tâm.

Bài 4: 

Nước Việt Nam là quốc gia công bằng, dân chủ, văn minh.

Bài 5: Nghĩa của các từ công trong các câu trên là:

a. công sức

b. công sức.

c. việc làm.

d. làm việc.

Bài 6:

Vì nhân dân chăm lo dọn dẹp vệ sinh nên đường làng ngõ xóm rất sạch đẹp.

Bài 1: Từ khó khăn, mong muốn trong các câu sau là từ loại gì? (Danh từ, động từ...)        Trong cuộc sống rất  khó khăn (1)  vất vả, chúng ta luôn mong muốn (1) có đư­ợc ng­­ười giúp đỡ mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng tấm lòng giúp đỡ những ng­­­ười gặp khó khăn (2). Chúng ta cũng cần hiểu rõ những mong muốn (2) của mọi ngư­­­ời sống quanh ta để có thể sống tốt hơn. Bài 2:...
Đọc tiếp

Bài 1: Từ khó khăn, mong muốn trong các câu sau là từ loại gì? (Danh từ, động từ...)

        Trong cuộc sống rất  khó khăn (1)  vất vả, chúng ta luôn mong muốn (1) có đư­ợc ng­­ười giúp đỡ mình. Vì vậy, chúng ta cần mở rộng tấm lòng giúp đỡ những ng­­­ười gặp khó khăn (2). Chúng ta cũng cần hiểu rõ những mong muốn (2) của mọi ngư­­­ời sống quanh ta để có thể sống tốt hơn.

 Bài 2: Phân biệt nghĩa của của từ “bản”. Đó là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vỡ sao?

        -  Con đ­­ường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

        -  Phô-tô cho tôi thành 2 bản  nhé!

         - Bạn ấy nắm vững  kiến thức cơ bản của lớp 5.

..................................................................................................................................

Bài 3:  Xác định CN, VN, TN  trong các câu văn sau. Khoanh vào trước chữ cái đặt trước câu ghép.

     a) Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù.

     b) Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.

           c. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

           d. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

           e. Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

           g. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

           h. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh.

Bài 4:

a.  Từ nào khác nghĩa  với  các từ còn lại?

          A. du lịch               B. du xuân                 C. du học                       D. du khách

b.  Từ nào có nghĩa mạnh lên so với nghĩa từ gốc?

        A. đo đỏ             B. nhè nhẹ                  C. cỏn con                      D. xanh xanh

c. Từ nào có nghĩa là “Thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của tập thể”?

        A. công cộng           B. công khai              C. công sở               D. công minh

d.Từ nào không phải là danh từ?

   A. cuộc chiến tranh      B. cái đói                C. sự giả dối          D. nghèo đói

 

Bài 5: Chỉ rõ chức vụ ngữ pháp của từ “thật thà” trong các câu văn sau:

   a) Bạn Hà  rất thật thà.                                       

   b) Tính thật thà của  bạn Hà  khiến ai cũng quý. 

   c) Thật thà là phẩm  chất tốt đẹp của bạn Hà.

Bài 6: Em hãy viết bài văn tả một cô giáo đã từng dạy em mà em yêu quý.

 

1
11 tháng 2 2020

Bài 1:

khó khăn (1): tính từ

mong muốn (2) động từ

khó khăn (2) tính từ

mong muốn (2): danh từ

Bài 2; 

Từ "bản" là từ nhiều nghĩa.

- bản (1): bản làng, đơn vị hành chính.

- Bản (2): từ chỉ số lượng.

- Bản (3): cơ bản, chung, khái quát.

Bài 3:

a. Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, bản làngchìm trong biển mây mù

        TN                               CN                               VN

b. Màn đêm mờ ảo / đang lắng dần rồi chìm vào đất.

                 CN                               VN 

c. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn//, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

     TN         CN1             VN1         CN2              VN2

d. Làng quê tôi đã khuất hẳn//, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

      CN1             VN1                           CN2              VN2

e. Khi ngày chưa tắt hẳn,// trăng đã lên rồi.

            CN1      VN1             CN2      VN2

g. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

       CN1     VN1            CN2     VN2

h. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh

    CN1       VN1               VN1   VN2

Bài 4:

a. D

b. A

c. A

d. D

Bài 5: 

a. Vị ngữ

b. Chủ ngữ

c.  Chủ ngữ 

11 tháng 2 2020

a, Lan học bài, còn Huệ đọc sách.

b, Nếu trời mưa to thì con đường làng sẽ rất trơn trượt.

c, Mẹ em là công an, còn bố em là bộ đội.

d, Tuy Lan mệt nhưng Lan vẫn đến lớp.

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ gìn...
Đọc tiếp

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Câu 4: Những lời tâm sự "nói với con" của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Sống thẳng mình" của con người trong cuộc sống hôm nay.

 

1
11 tháng 2 2020

Phần đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Câu 3: 

- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.

- Biết sống vì người khác.

Câu 4:  Suy nghĩ theo các hướng

- Sống tử tế, yêu thương

- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.

10 tháng 2 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

10 tháng 2 2020

Hello bạn ><

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết....
Đọc tiếp

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

0