K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2020

Ngày chủ nhật được nghỉ học, sau khi làm xong hết mọi việc, tôi cùng anh bạn hàng xóm ra đầu làng chơi. Trời bắt đầu khuất sau rặng tre, tôi chợt nhận ra cảnh hoàng hôn trên quê mình thật tuyệt đẹp.

Ông mặt trời đang dần dần khuất, cái nắng đã không còn gắt như trước đó, không khí đã dịu, ánh rẻ quạt chiếu lên bầu trời như muốn xiên thủng màng mây trắng ngà. Dưới ánh hoàng hôn, nhiều cánh chim bắt đầu bay về tổ, một đàn cò trắng còn muốn khoe sắc lông trắng của mình dưới ánh vàng của hoàng hôn, màu hồng hồng của nắng chiều như tô điểm thêm vẻ đẹp của chúng. Trên cao là những con én bay liệng như muốn nhìn bầu trời lần cuối trước khi trú cánh vào một nơi nào đó. Nhìn những cánh chim. Em ước mình có thêm đôi cánh để được bay cao, bay xa, bay với những ước mơ bay bổng của mình, bay để được ngắm phong cảnh quê hương thanh bình. Gió chiều thoang thoảng, phả vào mặt em làm em cảm thấy hân hoan, sảng khoái.

Đó là không khí của cảnh hoàng hôn trên vùng quê em, khung cảnh bên dưới mặt đất càng làm em thích thú hơn. Trên cánh đồng làng, các bác nông dân đã thu xếp nông cụ để trở về nhà sau một ngày lao động hiệu quả. Từng tốp người xuất hiện trên đường làng đang cười nói vui vẻ, tựa như họ đang rất hài lòng về thành quả lao động của mình. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng máy cày, máy xới nổ ì ạch trên đường, tiếng trâu bò rống rộn ràng vang cả xóm. Tất cả như một dàn hòa ca đang hòa tấu trên một vùng quê. Ngắm những gì đang diễn ra tại quê mình mà lòng em cảm thấy tự hào, vui sướng biết bao. Những lúc nhìn thấy quê mình đẹp như vậy tôi mới hiểu được những người xa quê người ta mới nhớ quê biết nhường nào.

Trên con đường làng với những hàng cây râm mát, những chú chim đang tụ về để tìm tổ, chúng đang hót líu lo. Dưới đường các bác nông dân đang đi làm đồng về. Em cùng hòa mình vào dòng người đang chầm chậm trở về nhà, trên mặt mỗi người tuy mệt mỏi nhưng vẫn thể hiện một niềm vui sướng hân hoan. Càng về chiều, ánh nắng càng đẹp hơn và phản chiếu xa hơn. Ông mặt trời như muốn mở to đôi mắt soi xuống quê em để cùng chung không khí vui tươi, thanh bình của mọi người, và cũng để dần đưa mọi người về với gia đình, về với tổ ấm của họ.

Mặt trời mỗi lúc một khuất dần, ánh nắng đã mờ dần. Hàng cau bên đường, hương cau thoang thoảng càng quyến rũ lòng người. Chim đã tìm được về tổ sau một ngày làm việc vất vả. Các con của chúng ríu ra ríu rít gọi mẹ để được mớm mồi. Nhìn cảnh tượng ấy, em chợt mỉm cười một mình vì lát nữa thôi, em cũng như con chim non kia, sẽ được ông bà, cha mẹ ra đón và sẽ dành cho em thật nhiều tình thương còn hơn lũ chim kia.

Mặt trời không còn đủ kiên nhẫn lán lại mà chứng kiến mọi cảnh tượng đang diễn ra trên mặt đất. Nó đã khuất hẳn, những tia nắng cuối cùng còn hắt lại trên những đám mây nhiều hình. Bóng tôi lan dần trên bầu trời. Cảnh vật mờ dần, đôi chỗ sương trắng đã chập chờn. Người đi đường thưa thớt, thỉnh thoảng có vài người đưa trâu về muộn còn quát tháo chúng đi nhanh hơn.

Tôi đã trở về đến nhà, nhìn lại cảnh xóm làng tôi đã nhận thấy cây cối, nhà cửa đã nhòa đi trong ánh sáng mờ mờ. Khói bếp của mọi nhà lan tỏa trong bóng chiều sương mờ bao phủ. Trời tối hẳn, những ánh sao bắt đầu lấp lánh khoe sắc trên bầu trời. Trên đồng, những chú côn trùng cũng mở dàn đồng ca muôn thuở. Trong xóm, ánh đèn đã sáng lên trong các nhà và có gia đình đã quây quần bên mâm cơm chiều.

Ngồi bên mâm cơm với gia đình, tôi vô cùng vui sướng. Tôi thấy hoàng hôn trên quê mình sao mà đẹp, sao mà thân thương đến thế. Khó trách vì sao mà nhiều văn nghệ sĩ hay nhắc đến cảnh hoàng hôn trong các sang tác của mình. Tôi tự hứa với long, mình nhất định phải thành đạt để trở về xây dựng quê mình thêm giàu thêm đẹp.

Khi mặt trời bắt đầu xuống núi, lúc đó hoàng hôn bao phủ lấy cả làng quê nơi em ở. Em vẫn thích ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống, khiến cho mọi thứ êm ả và thanh bình đến lạ. Em vẫn thích cảm nhận không khí nhẹ nhàng và rất quê đó. Nó giúp cho mọi người thoải mái cảm nhận những phút giây cuối ngày.

Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, những tia nắng măt trời bắt đầu héo hon và là là sát mặt đất. Nhìn cánh đồng lúa bảo la khi khoảnh khắc hoàng hôn xuống thật yên bình và nhẹ nhàng. Những làn gió nhẹ nhàng từ đâu thổi về khiến cho những bông lúa nặng trĩu bông khẽ đung đưa từ bên này sang bên khác.

Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ khi sắp kết thúc một ngày bước đủng đỉnh, thong thả chậm rãi bước về nhà theo tiếng sáo diều ở đằng xa. Các cô chú nông dân khi mặt trời tắt nắng cũng dừng công việc đồng áng để trở về nhà chuẩn bị bữa tối ấm cúng bên gia đình.

Ở cái giếng làng của xóm em, có một cây đa rất lớn và cái ao to trồng rất nhiều hoa sen. Mọi người cúi xuống rửa các dụng cụ làm đồng, cười nói rất vui vẻ, tiếng trẻ con reo hò khiến cho khung cảnh làng quê khi chiều muộn trở nên nhộn nhịp hơn.

Trên những mái ngói đỏ tươi có những làn khói trắng lan tỏa ra khắp không gian và mùi cơm thơm lừng. Có lẽ nhà ai đó đang nấu cơm buổi tối. Một khung cảnh thật yên bình, giản dị nhưng ấm áp và than quen biết bao.

Bọn trẻ chúng em khi hoàng hôn buông xuống thường kéo nhau ra đồng và ngắm cảnh mọi người về nhà, ngắm những chiếc xe tải chạy bon bon ở trên đường quốc lộ và ngắm mặt trời rớt núi.

Em rất thích những khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống ở làng quê em. Nó thanh bình và rất yên ả.

23 tháng 2 2020

của Tế Hanh à bạn

23 tháng 2 2020

Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

 

hok tốt

23 tháng 2 2020

Bài 1.

1. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

2. Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

23 tháng 2 2020

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

23 tháng 2 2020

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, tôi đã có thể tưởng tượng được cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị.

23 tháng 2 2020

hãy trả lời cho mình với

23 tháng 2 2020

thông minh , nhanh nhẹn

23 tháng 2 2020

 Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho tôi mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ, mặc dù hơi nhút nhát và rụt rè nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

27 tháng 7 2021

Cặp từ đồng nghĩa trong đoạn văn là

 

11 tháng 9 2021

hãy giúp mình với please đi mà ai giải giúp mình cho 5 sao

24 tháng 2 2020

a) So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

- So sánh vật với vật:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].

(Vũ Tú Nam)

b) So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

Bà như quả đã chín rồi

 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

  Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Gợi ý: Có thể lấy thêm các ví dụ sau.

a) So sánh đồng loại

- Người với người:

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.

(Tố Hữu)

- Vật với vật:

Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.

(Đoàn Giỏi)

b) So sánh khác loại

- Vật với người:

Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

(Thép Mới)

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Bác Hồ)

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,

Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.

(Xuân Diệu)



 

24 tháng 2 2020

Các bộ phận song song trong các câu làm chức vụ sau:

a. mờ ảo // đang lắng rồi chìm vào đất - Vị ngữ

b. mở rộng cánh // rung rinh dưới nước - Vị ngữ

c. núi đồi // thung lũng // làng bản - Chủ ngữ