K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 3: Dưới đây là một sự kiện trong Hồi thứ mười bốn (Trích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm tác giả Ngô gia văn phái:        “ …Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp, thì ngày 24 Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân. Bắc Bình Vương tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay…” 1. (1.0 điểm) Nhân vật Bắc Bình Vương được nói...
Đọc tiếp

BÀI 3: Dưới đây là một sự kiện trong Hồi thứ mười bốn (Trích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm tác giả Ngô gia văn phái:

 

       “ …Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp, thì ngày 24 Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân. Bắc Bình Vương tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay…”

 

1. (1.0 điểm) Nhân vật Bắc Bình Vương được nói đến trong đoạn trích là ai?

 

2. (1.5 điểm) Kể ra một số việc nhân vật trên đã làm trong vòng hơn một tháng. Qua những việc làm đó, em thấy được vẻ đẹp nào của nhân vật?

 

3. (3.5 điểm) Cũng trong Hồi thứ mười bốn, các tác giả còn cho ta thấy: Nhân vật là một người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong nhận định tình hình địch – ta và xét đoán bề tôi. Em hãy làm rõ vẻ đẹp trên của nhân vật bằng một đoạn văn theo phép lập luận T - P - H khoảng 8 đến 10 câu, trong đoạn có sử dụng một câu mở rộng thành phần, một câu bị động (Gạch chân và chú thích rõ).

 

4. (0.5 điểm) Kể tên một tác phẩm khác (tên tác giả) cùng thời kì với tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

 

 

0
BÀI 2: Cho đoạn trích sau:         “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội…”                                                    (Ngữ văn 9 – tập I – Nhà xuất bản Giáo dục) 1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên liên quan đến sự kiện nào trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí...
Đọc tiếp

BÀI 2: Cho đoạn trích sau:

 

        “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội…”

 

                                                   (Ngữ văn 9 – tập I – Nhà xuất bản Giáo dục)

 

1. (0.5 điểm) Đoạn trích trên liên quan đến sự kiện nào trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”?

 

2. (1.0 điểm) Trước hành động của Sở và Lân, vua Quang Trung đã có quyết định như thế nào? Vì sao vua Quang Trung lại có quyết định như vậy? Quyết định ấy cho em hiểu gì về nhân vật?

 

3. (1.5 điểm) Theo em điều gì khiến tác giả vốn là bề tôi trung thành của nhà Lê lại viết hay và chân thực về Quang Trung đến vậy?

 

0
BÀI 1. (6.5 điểm) Dưới đây là một mệnh lệnh của vua Quang Trung với quân lính:        “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc, chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp...
Đọc tiếp

BÀI 1. (6.5 điểm) Dưới đây là một mệnh lệnh của vua Quang Trung với quân lính:

 

      “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc, chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc  xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”

 

                                              (Trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”)

 

1. (1.0 điểm) Cho biết tên tác giả và thể loại của tác phẩm chứa đoạn trích trên.

 

2. (1.0 điểm) Tìm các thành ngữ có trong “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14 và cho biết ý nghĩa của mỗi thành ngữ ấy.

 

3. (1.0 điểm) Nhà vua nói: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc, chia nhau mà cai trị” nhằm mục đích gì?

 

Chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.

 

4. (3.5 điểm) Qua đoạn trích, em thấy được nét đẹp nào của nhân vật vua Quang Trung? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp đó của nhân vật bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép (gạch chân, chú thích rõ).

 

0