K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinhCác em học sinh,Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung...
Đọc tiếp

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinh

Thư gửi các học sinh

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu.

Hồ Chí Minh

 

Chú thích:

- Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976.

- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

- Hoàn cầu: thế giới.

- Kiến thiết: xây dựng.

- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.

2. Nội dung bài thư gửi các học sinh

Nội dung chính: Bài đọc là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Cách đọc

Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.

Giải thích từ ngữ:

- Ngày tựu trường: ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học

 

- Đồng bào: nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.

- Nô lệ: bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thống trị, áp bức.

>> Tham khảo luyện tập: Trắc nghiệm bài Thư gửi các học sinh

3. Hướng dẫn soạn bài - Tập đọc lớp 5: Thư gửi các học sinhCâu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Gợi ý

Hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... Vậy các em nghĩ sao? và chỉ ra điều đặc biệt.

Trả lời:

So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Gợi ý: Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây. .. đến hết, tìm ra nhiệm vụ của toàn dân sau Cách mạng tháng Tám.

Trả lời:

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới..

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây ... đến hết và nêu trách nhiệm của học sinh.

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

Hoặc có thể trả lời

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Trả lời:

Học sinh tự học.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nghe - viết: Việt Nam thân yêu

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 và Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc - Thư gửi các học sinh. Các dạng lời giải theo phân môn: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc cập nhật lời giải thường xuyên.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

 
1
14 tháng 11 2021

câu 1:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Trả lời:

Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

14 tháng 11 2021

????????????????????????????///

Loading... 0%

2 giờ sau: 2%

1 phút sau: 101%

Chết, quá 100% rồi, load lại từ đầu =)

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

ko bt và mik ko bt

14 tháng 11 2021

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chuyện một khu vườn nhỏ trang 102 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Nội dung

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

Câu 1

Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.

Câu 2

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.

Câu 3

Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Phương pháp giải:

Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?

Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?

Lời giải chi tiết:

Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.

Câu 4

Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?

Phương pháp giải:

Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.

Lời giải chi tiết:

“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống. 

Bài đọc

Chuyện một khu vườn nhỏ

              Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

              Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!

             Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:

- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?

Theo VÂN LONG

26 tháng 4 2018

- Vì điện năng không phải là vô tận mà nó có hạn,nếu sử dụng quá mức điện năng sẽ làm cho các nhà máy điện không đủ khả năng cung cấp dẫn đến tình trạng mất điện. Mà bạn thấy đấy mất điện sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống con người. Không chỉ vậy xài quá phung phí điện năng đồng thời là đang tiêu hao tiền của chúng ta.
Nêu các công việc làm để tiết kiệm điện năng cho gia đình?
– Tiết kiệm tiền cho gia đình.
– Hạn chế điện năng trong giờ cao điểm
– Tránh hỏng, giảm tuổi thọ đồ điện trong gia đình.

26 tháng 4 2018

nếu ko tiết kiệm điện thì ta sẽ mất rất nhiều tiền . Minh ko chac dau nhe . Minh chi tra loi cho vui thoi day ma

13 tháng 11 2021

Ngày hôm qua, lúc đi học về, em có ghé qua trường cấp một cũ để thăm trường. Tại đây, em bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày cũ. Cảm xúc trở nên xúc động lạ lùng. Chợt những hồi ức về thầy Minh - người giáo viên đầu tiên của em lại hiện về.

Thầy Minh là giáo viên dạy em năm lớp 1. Lúc đó, thầy đã sắp về hưu rồi. Nên ấn tượng đầu tiên của em về thầy là trông thật hiền từ. Thầy có dáng người cao gầy, với tấm lưng luôn thẳng đứng, đĩnh đạc. Mái tóc hoa râm được chải gọn gàng. Trên sống mũi của thầy luôn là chiếc kính trắng, trông rất trí thức. Cách ăn mặc của thầy vô cùng giản dị. Thường là chiếc áo sơ mi và quần vải màu đen. Khi trời lạnh thầy sẽ mặc thêm chiếc áo ghi lê và áo khoác ngoài. Hằng ngày đến lớp, thầy thường mang theo một chiếc cặp màu ghi cũ. Nhưng bên trong nó là cả một kho tàng đối với học sinh chúng em. Đó là những viên phấn nhiều màu, những cây thước nhiều hình dáng, những bộ ghép chữ đa dạng.

“Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh”

Từ xưa tới nay, câu ca dao này vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, nghề giáo đã vận dụng câu ca dao này vào bài giảng. Ở trường em đang học cũng thế. Trong các thầy cô giáo đã dạy em thì cô Kiều là người mà em yêu mến nhất. Mỗi tiết học đều vang lên giọng nói âu yếm của cô: “Có em nào chưa hiểu bài không”? Câu nói đó thật ấm áp biết dường nào.

Cô Kiều năm nay 40 tuổi. Thân hình khá cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp. Nhờ mang đôi giày cao gót màu đen bóng nên trông cô cao hơn, bắt mắt hơn. Mái tóc cô dài, đen mượt và luôn được buộc cao gọn gàng. Khuôn mặt hình trái xoan, nổ bật với làn da trắng. Mặc dù không cần phấn son nhưng mặt cô vẫn xinh đẹp và hiền hậu lạ thường. Đó là khuôn mặt hiền từ và được pha lẫn nét khôi hài. Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn.

Đôi mắt sáng thường thay đổi trông như một nhà ảo thuật. Khi vui đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao. Khi bạn nào không tập trung học thì nó trở nên nghiêm nghị thật khó tả. Co chỉ nhìn thôi cũng đủ để cả lớp im lặng một cách nặng nề. Giọng nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm của cô đã cuốn hút chúng em vào thế giới kiến thức của cô- một thế giới vẫn còn nhiều bí ẩn đang chờ đợi chúng em khám phá. Cô rất hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ như hoa. Cô nhìn càng cuốn hút hơn bởi hàm răng đều như những hạt bắp và trắng như muối biển. Cô rất thân thiện với học sinh. Cô luôn công bằng giữa bạn giỏi và bạn yếu.

Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo. Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ. Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến. Chúng em cũng rất vui khi học với cô. Học với cô thật thích biết bao.

Em rất yêu quý cô Kiều. Mặc dù giờ đây không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em sẽ ghi nhớ lời cô dạy và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cô.

13 tháng 11 2021

Đoản tảu nảy qua_Đoản tảu khác đến

12 tháng 11 2021

Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá. Cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng là những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi, em yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!

12 tháng 11 2021

Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn

12 tháng 11 2021

D . tớ , cậu nhé bạn 

12 tháng 11 2021

Các đại từ trong đoạn hội thoại dưới đây là: Trong giờ ra chơi,Nam hỏi Bắc: -Bắc ơi,hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng anh - tớ được mười , còn cậu được mấy điểm? bắc nói - tớ cũng thế A.Bắc,Nam,tớ,cậu,bạn B.tớ,cậu,bạn C.bạn,tớ,cậu,thế( D.)tớ,cậu

9 tháng 12 2017

Danh từ: long biết ơn, ý nghĩa, vật chất, câu hỏi, điều, sự trao tặng.
Động từ: Biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng
Tính từ: ngây ngô, nhỏ nhoi

9 tháng 12 2017

Danh từ : lòng biết ơn, ý ngĩa, vật chất, câu hỏi, điều, sự trao tặng

Động từ : biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng

Tính từ : ngây ngô, nhỏ nhoi