K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lòng hảo tâm có thể là tặng cho người khác chiếc ô trong lúc trời mưa, tặng áo khi trời đông giá lạnh, tặng tình thương khi người ta héo mòn tâm hồn. Nhưng thiết nghĩ, những điều đó không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, chính lòng ích kỉ lên ngôi đã đẩy lùi những lối sống tốt đẹp.

Ai cũng biết ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt , là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân , không hề quan tâm người xung quanh và đề cao lợi ích cá nhân một cách triệt để.
Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dẫn thành màu xám đục , hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô đọc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ , ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân. Bạn có biết về những quan chức cấp cao, họ luôn nói vì dân thương dân mà làm tất cả nhưng khi vén bức màn sự thật, tất cả chỉ là những kẻ đó đang nuôi “ Hầu bao “ ngày một lớn, sự ích kỉ và lòng tham xui khiến những con người không ngừng biến chất tha hóa. Có đôi lúc họ sống chỉ biết chăm chăm lợi ích của bản thân mà chà đạp lên tình thương, sự quan tâm và lợi ích của người khác. Cái đau đớn xót xa nhất của toàn nhân loại là loài người đa dần tách ra, trà đạp lẫn nhau để đạt được những thứ mình muốn. Ích kỉ dần trở thành một lối sống tiêu cực nên nó sẽ sinh ra sự thù hận và ghen ghét đố kị nếu ai đó có được nhiều lợi ích hơn mình. Người ta sẵn sàng vứt bỏ mỏi thứ tình bạn tình yêu, tất cả những mối quan hệ mình có để đánh đổi một thứ lợi ích tầm thường không đáng. Nhưng có một sự ích kỉ trong cuộc sống được người ta thừa nhận đó chính là sự ích kỉ trong tình yêu. Tình yêu là thứ tình cảm giữa hai người, vốn dĩ không danh cho người thứ ba, chính vì vậy khi xuất hiện một điều trái lẽ tự nhiên, người ta sinh ra sự ích kỉ, sự sở hữu vốn có trong bản tình con người.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạ khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con qủy dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người. Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.
Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án manh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một anh thanh niên nhìn thấy một cụ già bị ngã những không chịu dừng lại dù chỉ một phú để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn gian:” Không thể đến lớp trễ , sẽ bị cô giáo phạt năng mất” Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một ‘loại thuốc ‘ hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luận được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ, Nhưng tin chắc răng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỰ ÍCH KỈ LỚP 8
Để có thể sống chân chính và ngẩng cao đầu tự hào về hai tiếng con người thì trên hành trình gian nan ấy, quả thực chúng ta cần cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Chúng ta cần có bản lĩnh, trái tim nhân hậu vị tha và đặc biệt là biết cách giết chết con rắn độc “ích kỉ” đang ẩn náu trong tâm hồn mỗi người.

Lòng ích kỉ là sự vị kỉ cá nhân, là thái độ và suy nghĩ chỉ biết vì lợi ích cá nhân, chỉ biết mưu mô, toan tính và sân si với những lợi ích của bản thân, không biết cách sống cho- nhận một cách hài hòa cân đối. Dĩ nhiên, là con người chưa bào giờ là hoàn hảo cả, tuy nhiên đừng cứ trách cuộc đời hay méo mó, sao ta không tròn tự trong tâm. Vậy nên, lòng ích kỉ là một con rắn độc nó luôn âm thầm luồn lách vào bên trong tâm hồn bạn, chỉ cần chút sơ hở nó sẽ chiến thắng cà bạn sẽ bị nó khuất phục.

Ai cũng đều muốn mang lợi ích về mình, đều nghĩ cho bản thân trong những tình huống phải tính toán hơn thiệt, điều ấy sẽ gây ra lòng ích kỉ. Sự ích kỉ sẽ đến khi khát vọng biến thành tham vọng, khi cá nhân không thể suy nghĩ cho cộng đồng, khi cái tôi chiến thắng và át chế cái ta chung. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận.lòng ích kỉ sẽ gây ra tâm lí đố kị, ghen ghét với những ai đạt được thành công hay hạnh phúc hơn mình, từ đó muốn tìm mọi cách để chiến thắng đối phương, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Do vậy tâm hồn không bao giờ được thanh thản nhẹ nhõm thậm chí còn thấy áp lực và mệt mỏi vì quay cuồng và bị sai khiến bởi lòng tự ái. Bản thân với cái tôi đề cao quá cao sẽ đánh mất mình giữa cộng đồng và nhân quần rộng lớn. Rồi dần dần sẽ mất đi tình đồng loại nhân cách cao thượng và sự vị tha của tâm hồn. Đẩy ta gần hơn dưới hố sâu của tội lội và cơn cuồng nộ của tranh đấu, giành giật. chính vì thế, con người dễ bị sa ngã, xói mòn và băng hoại về đạo đức, chết dần chết mòn đi vì những lợi ích ti tiện và tầm thường của cá nhân, chạy theo những giá trị nhất thời mà mất đi giá trị và tâm hồn cao quý của loài người.

Hãy nhìn những con người cứ mãi quanh quẩn trong vòng danh lợi, đấu đá và ganh ghét lẫn nhau xem, họ đã bị cộng đồng xa lánh, từ chối bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Sự ích kỉ cũng là một biểu hiện của việc muốn hưởng thụ vậy. Thử hỏi, nếu ai cũng sống bằng lòng ích kỉ, cũng sống với cái tôi cao ngất ngưởng ấy, xã hội và nhân quần sẽ đi về đâu. Liệu còn đâu làm điểm tựa cho sự bền vững được chăng. Một người chỉ biết có ích kỉ, chỉ biết có cá nhân sẽ sớm bị đào thải, bị xa lánh và tấy chay với những tham vọng và ham muốn vô độ của bản thân.

Nhưng để có thể sống cống hiến, hi sinh, vị tha mà không tham sân si với những lợi ích tầm thường, dễ dãi cần phải là người có bản lĩnh, nhân cách cao thượng. biết hi sinh, chấp nhận mình vì mọi người, mình không là duy nhất,cần hiểu rõ vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. không quá tham lam và thái độ cố hữu, bảo thủ, đấy cũng là một hướng sáng để bạn mở ra cánh cửa của tình yêu trong trái tim.

Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Thật vui biết bao khi một trái đất ngập tràn yêu thương và lòng ích kỉ trở thành biển hồ chết.

17 tháng 4 2019

Mỗi con người khi sinh ra đều là những cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Nhưng sống trong một xã hội ngày càng đề cao tính cộng đồng, mỗi người không nên có tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến người khác. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói : “Lao động là vinh quang” sao ? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không ? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả,khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển. Liệu có ai muốn giúp đỡ người không bao giờ giúp đỡ người khác? Có ai muốn hợp tác người lúc nào cũng tính toán quyền lợi của bản thân trong khi điều kiện là đôi bên cùng có lợi ? Người ích kỉ sẽ sống một cuộc sống mờ nhạt, không hòa đồng và cởi mở với mọi người xung quanh. Họ sống thiếu tình thương vì họ sợ nếu yêu thương quá nhiều thì họ sẽ bị thiệt thòi. Nói cách khác, họ chỉ đang “tồn tại” chứ không phải đang “sống”. Như câu nói của nhà văn Huy-gô: “Kẻ nào m\vì mình mà sống thì vô tình kẻ đó đã chết đối với người khác.” Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Đừng để trái tim của chúng ta bị sự ích kỉ quấn lấy, rồi từ đó hình thành mầm mống cho thói ganh ghét, đố kị, cho thói tham lam, dối trá, lừa lọc. Có lẽ trong chúng ta không ai không biết vụ thảm sát kinh hoàng đã khiến sáu người trong một gia đình thiệt mạng ở Bình Phước. Động cơ của tên thủ ác Nguyễn Hải Dương cũng xuất phát từ sự ích kỉ của bản thân khi bị người yêu giàu có từ chối tình cảm của mình. Quả không sai khi Mác-đen đã nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác.” Từ việc chỉ biết nghĩ cho bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Ví dụ như những người nông dân không chân chính trong xã hội bây giờ, chỉ vì nghĩ đến quyền lợi của bản thân, dù biết nó sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí là bệnh ung thư, vậy mà họ vẫn làm rau bẩn, vẫn dùng nước thải có chứa dầu từ các doanh nghiệp để tưới, vẫn phun nhiều thuốc trừ sâu độc hại cho cây trồng. Có một câu nói của biên tập viên Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm” mà đến giờ tôi vẫn không quên: “Đến khi nào thì con người chúng ta mới thôi độc ác với nhau?”

Mỗi con người chúng ta, khi sống hãy biết quan tâm và yêu thương nhau, biết mở lòng với những người khác. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện để bản thân biết sẻ chia, biết đồng cảm. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.

17 tháng 4 2019

“ Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương”. Đúng vậy, nếu ai từng nghe bài hát này thì ắt hẳn sẽ đoán được nội dung mà nhạc sĩ muốn gửi gắm. Gia đình luôn dành những gì tốt nhất cho ta nhưng đã có bao giờ bạn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho gia đình chưa? Đôi khi, bạn luôn dành những quan tâm cho Tổ quốc hay xã hội mà quên đi trách nhiệm của mình dành cho gia đình. Một trách nhiệm xem ra không có gì khó khăn nhưng lại không thể thiếu trong đời sống của mỗi chúng ta.
Vậy thế nào là trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình và chúng ta phải làm như thế nào?”Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đúng vậy , gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần cho ta , họ không bao giờ bỏ ta khi ta gặp hoạn nạn .Vì thế , ngoài nghĩ cho bản thân thì chúng ta cũng nên nghĩ đến gia đình , đến những người thân yêu của chúng ta.
Trách nhiệm đối với gia đình không chỉ là nghĩa vụ mà nó còn thể hiện ở ý thức của mỗi người. chúng ta phải biết quan tâm hơn với gia đình. Tuy chỉ là một hành động nhỏ đối với bạn nhưng đôi khi đối với những người thân thì nó thực sự rất có ý nghĩa.
Chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình qua nhiều hành động khác nhau. Nhưng hành động thể hiện sự yêu thương có lẽ là sẽ làm cho gia đình bạn trở nên hạnh phúc nhất. Khi còn là một đứa trẻ, có lẽ bạn sẽ chưa hiểu rõ được những điều mà cha mẹ bạn dành cho bạn, nhưng một khi sau này đã có gia đình, có con thì bạn sẽ hiểu được tại sao cha mẹ mình lại có thể hy sinh nhiều như vậy. Ở nhà, đôi khi những công việc như quét nhà, nấu cơm, rửa chén… la`những công việc tưởng chừng là những việc đơn giản mà chỉ có mẹ làm, nhưng không, nó còn có thể dành cho bạn đấy. Hãy dành chút thời gian để phụ giúp cho mẹ, việc làm đó không lấy nhiều thời gian của bạn lắm đâu nhưng nó lại làm cho mẹ cảm thấy hạnh phúc

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười

Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

Trái bưởi kia vàng ngọt với cà
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

Tố Hữu gợi nhắc đến trái bưởi, đến hoa nhài, là những thứ cỏ cây, hoa trái gần gũi bên Bác trong những câu hỏi tu từ đầy xót xa. Sự vàng ngọt của trái bưởi, hương thơm, của hoa nhài, dường như đã trở thành vô nghĩa khi Bác ra đi. “Còn đâu” là một sự kiếm tìm đầy tiếc nuối hình ảnh đẹp đẽ, thân quen: “bóng Bác đi hôm sớm. Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. Hình ảnh càng rõ nét, các sự vật càng thân thuộc thì nỗi xót xa, mất mát càng được đẩy cao.

Kết luận bài văn Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài thơ Bác ơi của Tố Hữu

Những câu thơ là tiếng lòng nức nở, dâng trào, nỗi đau xót, ngẩn ngơ, tiếc nuối của Tố Hữu trước sự ra đi của Bác.

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười

Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,... mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

 

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,… Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự . Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

    

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ – người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cẩn cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông gió lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng… Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ… ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

17 tháng 4 2019

@_love_

Cái này có trên mạng r mà :'(

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 4 2019

- (1) Hành động yêu cầu, đề nghị.

- (2) Hành động cảnh báo, thách thức, đe dọa.

17 tháng 4 2019

😂 😂 😂 😂 😂 😂 😂 😂 😂

17 tháng 4 2019

cau a la cau phu đinh mieu ta , con cau c la cau phu đinh bac bo

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 4 2019

- Con hứa con sẽ học bài.

- Xin lỗi, mình đang bận học bài.

- Cảm ơn, mình học bài xong sẽ đi ngay.

- Chúc mừng bạn, bạn đã trúng thưởng một phần quà của ban tổ chức.

- Tôi cam đoan là nó đang học bài.