K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2021

tham khảo nha!!

Ký ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ của bà, với nàng tiên ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kỳ. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao. Hàng cây im lìm bên dưới, chạm tới một tầng mây mềm và ấm: “Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ”. Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn. Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.

- Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên? – Tôi khẽ hỏi.

Ông lại cười, nụ cười của ông sao thật giống nụ cười của ông ngoại tôi. Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi:

- Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hy vọng của con người. Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lý luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi.

À thì ra là như vậy! Tôi cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ những việc mà ông tiên đã làm. Ánh mặt trời rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi.

14 tháng 7 2021

Bạn tham khảo !!

Tối qua, em đã được nghe bà kể câu chuyện Tấm Cám. Trong truyện, em cảm thấy ấn tượng nhất chính là hình ảnh ông bụt hiện lên với phép màu giúp đỡ cô Tấm.

Theo lời kể của bà, ông bụt xuất hiện trong truyện đã rất lớn tuổi rồi. Nhưng không ai biết được ông đã bao nhiêu tuổi. Ông có dáng người cao, nhưng gầy gò. Khuôn mặt vô cùng phúc hậu. Những vết nhăn càng khiến ông trở nên hiền từ. Đôi mắt của ông rất dịu hiền. Vầng trán cao và rộng. Đặc biệt là chòm râu dài đã bạc trắng. Ông mặt bộ quần áo chùm màu trắng tinh. Một tay chống cây gậy trúc.

Ông có một đôi tai thật thần kì. Nó có thể nghe được mọi chuyện trong thế gian. Từ những việc tốt đến việc xấu. Và khi những người hiền lành, tốt bụng gặp khó khăn, ông lại hiện lên giúp đỡ họ. Trong vầng hào quang, ông xuất hiện với bộ trang phục trắng tinh, đi đôi guốc mộc đơn giản.

Riêng trong truyện Tấm Cám. Mỗi khi cô Tấm ngồi khóc, ông lại xuất hiện thật đúng lúc với câu hỏi: “Làm sao con khóc?”. Giọng nói của ông nhẹ nhàng, đầy ấm áp. Và rồi cũng chính ông là người đã dùng phép màu để giúp đỡ cô Tấm. Cũng chính vì điều đó mà ông là hiện thân cho cái thiện, với “ở hiền gặp lành”.

Không chỉ trong truyện Tấm Cám. Ở rất nhiều truyện khác, nhân vật ông tiên ông bụt cũng hiện lên để giúp đỡ con người. Ông đã hóa phép ra “Cây tre trăm đốt” để giúp anh Khoai trị tên địa chủ, lấy người vợ là con gái ông ta. Hay trong truyện “Bông cúc trắng”, ông đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ.

Bà em nói rằng, ông tiên ông bụt là nhân dạy cho chúng em phân biệt được thiện ác, biết sống tốt đẹp để mai sau “ở hiền gặp lành”. Những câu chuyện cổ tích thường phải có sự xuất hiện của ông tiên, ông bụt.

Đối với những kẻ xấu xa, ông tiên thẳng tay trừng trị. Đối với những người hiền lành, tốt bụng thì ông sẽ giúp đỡ cho họ thoát khỏi những khó khăn. Có đôi khi, ông còn xuất hiện để thử lòng con người. Khi đó, ông thường biến thành những hình dáng khác nhau. Đó có thể là một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay người mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ…

Đối với riêng em, ông tiên ông bụt chính là biểu tượng của lòng nhân hậu. Em rất mong muốn một lần được gặp gỡ với ông tiên, ông bụt ngoài đời.

Bố tôi/là giáo viên.

Mẹ tôi/cũng là giáo viên.

Tôi/là học sinh.

Em tôi/là học sinh.

Chú tôi/ là ca sĩ.

HỌC TỐT!

14 tháng 7 2021

d/d

s/s

a/a

f/f

g/g

chuẩn luôn

Giả sử ô tô đi quãng đường đó với vận tốc 35 km/giờ trong cả 5 giờ.

Quãng đường ô tô đó đi được là:

               35 x 5 = 175 (km)

Thời gian xe đi với vận tốc 60 km/giờ là:

               (225 - 175) : (60 - 35) = 2 (giờ)

                         Đáp số: 2 giờ

Giả sử ô tô đi quãng đường đó với vận tốc 35 km/giờ trong cả 5 giờ.

Quãng đường ô tô đó đi được là:

               35 x 5 = 175 (km)

Thời gian xe đi với vận tốc 60 km/giờ là:

               (225 - 175) : (60 - 35) = 2 (giờ)

                         Đáp số: 2 giờ

13 tháng 7 2021

Ở trường em có 1 bác bảo vệ,bác năm nay 76 tuổi,bác tên Sơn.Mọi người trong trường em rất quý bác.Bác nhà rất nghèo lại có con bị liệt nên bác phải là người trụ cột trong gia đình.Bác tuy nghèo nhưng nhân hậu và tốt bụng,nhiều lúc có nhiều người ở trường em cần 1 người giúp,bác ko ngần ngại đến gúp họ, em rất cảm kích những gì bác đã làm.Và em mong mọi điều may mắn sẽ đến với Bác
 

13 tháng 7 2021

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

13 tháng 7 2021

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện thuộc “Truyền kì mạn lục” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Khi xây dựng bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh nhưng bất hạnh thì nhà văn đã tạo ra được một chi tiết then chốt quyết định đến số phận của Vũ Nương, đó là chi tiết “cái bóng”.

Truyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Chi tiết “cái bóng” xuất hiện trong hoàn cảnh sau khi Trương Sinh đi lính, một thời gian sau Vũ Nương sinh hạ một bé trai cáu kỉnh. Trong những ngày tháng không có chồng ở nhà, nàng vừa phải chăm sóc con vừa phải phụng dưỡng mẹ già. Hằng đêm, khi dỗ dành con ngủ, đứa bé thường hỏi về cha của mình. Nàng thường chỉ vào chiếc bóng của mình trên vách tường và bảo đấy là cha Đản.

Chi tiết “cái bóng” trước hết thể hiện được tình yêu thương con sâu sắc của Vũ Nương. Nàng lo lắng rằng con sẽ cảm thấy buồn tủi và thiếu thốn tình cảm nên mới nói dối con. Lời nói dối ấy tưởng chừng như vô hại với đứa trẻ nhưng lại chính nó đã gián tiếp làm hại cuộc đời nàng. Đối với bé Đản, chiếc bóng chính là hiện thân của người cha, của tình cảm cha con thiêng liêng. Đứa bé luôn cho rằng đấy là cha của mình nên khi người cha thực sự trở về mới xa lánh. Trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ lên ba, bé Đản luôn tin rằng có một người cha đêm nào cũng đến với hai mẹ con. Người cha ấy rất yêu thương mẹ: “Khi mẹ ngồi cũng ngồi, khi mẹ đứng cũng đứng” chỉ có điều người cha ấy chưa từng ôm ấp, nâng niu em mà thôi.

Nhưng không chỉ có vậy, cái bóng còn được đặt cho một sứ mệnh ý nghĩa hơn. Đó là chi tiết thắt nút để rồi tạo ra bi kịch cho Vũ Nương. Đứa bé ngây thơ khi gặp lại Trương Sinh đã kể lại hết toàn bộ câu chuyện. Từ đó, Trương Sinh vốn tính đa nghi đã cho rằng “vợ hư”. Hắn mắng nhiếc thậm chí đánh đập vỡ mặc cho dân làng có giải thích hay Vũ Nương biện giải. Trương Sinh đã nhẫn tâm đuổi người vợ hết mực thủy chung của mình đi dù người vợ ấy đã từng hết lòng chăm sóc hết lòng cho mẹ và con trai của mình. Để rồi Vũ Nương phải tìm đến cái chết chứng minh cho tấm lòng chung thủy. Đó cũng là chi tiết mở nút giúp giải oan cho nàng. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh bế con ngồi trước ánh đèn. Bỗng nhiên đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi!”. Trương hỏi đâu thì thấy đứa bé chỉ vào cái bóng của mình. Lúc bây giờ mới biết là vợ bị oan thì cảm thấy vô cùng hối hận. Tuy đó chỉ là sự hối hận muộn màng. Nhưng nó cũng phần nào chứng minh cho phẩm hạnh của nàng Vũ Nương.

Quả thật, chỉ với một chi tiết nhỏ thôi, nhưng đã có vai trò vô cùng quan trọng. Chi tiết “cái bóng” chính là nhãn tự của toàn bộ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Khi qua đó, nhà văn muốn tố cáo chiến tranh cũng như chế độ phong kiến đương thời đã đẩy người phụ nữ vào cảnh gia đình chia ly để rồi phải rơi vào bi kịch. Người phụ nữ trong xã hội xưa, họ không được quyết định cuộc đời của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông:

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân. 

Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên giá trị lớn. Quả thật, nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm rất nhiều ý nghĩa với chi tiết này.

ĐÁp án

Người đàn ông thứ 3 là người bảo vệ đại dương.

Học tót!!!

hà nội ,mik thấy ngần như chưa thi

- 5 câu đơn là :
1. Tôi / đi học.

2. Lan / là học sinh giỏi lớp em.
3. Bố em / làm công nhân.
4. Cô giáo em / rất hiền.
5.Trâm / là bạn thân của Vy.
- 5 câu ghép là :
1.Trời / mưa to nên đường / rất trơn.
2.Trời / ầm ầm giông gió,biển / đục ngầu giận dữ.
3.Bầu trời / quang đãng,những đám mây / trôi bồng bềnh.
4.Con mèo / bắt chuột,con chó / canh nhà.
5.Chúng em / ca hát,chim / hót líu lo.