K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2022

-tác giả là Bằng Việt sinh 1941 quê ở hà nội, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ

- hoàn cảnh sáng tác: năm 1963 khi nha thơ đang là sinh viên đang học tập xa nước

- Bố cục chia làm 4 phần: 

+) Phần 1: ( ba khổ thơ đầu) : Hình ảnh khới nguồn cảm xúc

+) Phần 2: ( 4 khổ tiếp): Hồi tưởng kỉ niệm về bà và tình bà cháu.

+) Phần 3: ( 2 khổ nối tiếp): Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà

+) Phần 4: ( khổ thơ cuối) : Nói về tác giả đã trưởng thành, đi xa, đứa cháu vẫn không nguôi nhớ về bà.

                       1 SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐỂ CÁC BẠN DỄ SỌA BÀI HƠN :33

14 tháng 11 2022

-TG: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây(Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

-Bài thơ sáng tác năm 1963, khi TG đang là sinh viên nghành luật ở Liên Xô, được đưa vào tập Hương cây-Bếp lửa năm 1968, tập thơ đầu tay của ông và Lưu Quang Vũ.

-Bố cục chia làm 4 phần

+ khổ đầu: Hồi tưởng về bà và bếp lửa

+ 4 khổ tiếp: Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà

+ khổ tiếp: Những suy ngẫm về bà và bếp lửa

+ khổ cuối: tình cảm của cháu với bà và bếp lửa

Mong lời giải của mình giúp ích cho bạn ^^

13 tháng 11 2022

Bài soạn ngắn!

1. đôi nét về tác giả

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc.

- Phạm Tiến Duật được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” và “ngọn lửa đèn” của 1 thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”

3. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ, được in trong tập Vầng trăng quầng lửa. Vậy hoàn cảnh sáng tác của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra sao?

4.

Bố cục chia làm:(3 phần)

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.


 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
14 tháng 11 2022

1. Tác giả, HCST:

- Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái.

- Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

- Hoàn cảnh sáng tác: Hoàng Lê nhất thống chí được sáng tác trong một khoảng thời gian dài từ cuối triều Lê sang đầu triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX), ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

2. Tóm tắt:

     Nguyễn Huệ nhận được tin báo quân Thanh kéo vào nước ta, vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Ông cùng nghĩa quân Tây Sơn vào Nghệ An, mở cuộc tuyển quân, chiêu dụ được thêm 1 vạn quân lính, kéo quân ra Bắc đánh bại kẻ thù. Nhờ vào sự chỉ huy tài giỏi, sự tính toán khôn khéo của nhà vua, nghĩa quân đã đánh thắng được quân địch, chiếm đồn Hà Hồi vào nửa đêm ngày mùng 3 Tết Kỉ Dậu. Sau đó, nghĩa quân tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi, đánh chiếm thành Thăng Long mà quân giặc không hề hay biết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, vội vàng bỏ trốn, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy về phía Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gãy cầu phao, tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua tôi nhà Lê cũng nhận kết cục bi thảm, phải cướp cả thuyền của dân để bỏ chạy.

13 tháng 11 2022

hãy follow in của tớ nhé:Luzu_ne

12 tháng 11 2022

 Cho những bạn nào chx bt 

1. Tác giả

- Bằng Việt sinh năm 1941.

- Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

2. Tác phẩm

ada. Hoàn cảnh sáng tác

- Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga.

- In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

b. Bố cục

- Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà, gắn liền với bếp lửa.

- Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.

- Phần 4 (khổ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà, dù đã khôn lớn.

c. Ý nghĩa nhan đề

Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với con người Việt Nam. Nó là kỉ niệm ấu thơ giữa tác giả và người bà. Bếp lửa cũng là hình ảnh biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương mà người bà dành cho cháu. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

d. Giá trị nội dung

Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.

e. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.

- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
13 tháng 11 2022

https://olm.vn/chu-de/bep-lua-bang-viet-2502

https://olm.vn/chu-de/bep-lua-tu-hoc-co-huong-dan-354708

Anh Thư có thể tham khảo bài giảng của OLM trong link trên. Trong các bài giảng có đầy đủ những phần kiến thức mà em đang cần tìm lời giải đáp nhé! Chúc em học tốt!

12 tháng 11 2022

- Mọi cảnh vật qua con mắt Kiều đều gợi lên những nét buồn da diết:

+ Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại và điệp từ: Mỗi cặp lục bát làm thành một cảnh đều được tác giả khắc họa, liên kết qua điệp từ " buồn trông"

 +" Buồn trông" có nghĩa là buồn mà nhìn ra xa trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay hiện tại, nhưng mà vô vọng

 +" Buồn trông"có cả cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn của người con gái ngây thơ, lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang trái, mang tính dự cảm hãi hùng

- Điệp từ "buồn trông" kết hợp với các hình ảnh đúng sau đó đã diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng với nhiều sắc độ khác nhau như những con sóng lòng ko sao chịu nổi, những nỗi buồn vô vọng, vô tận:

 Cảnh đầu tiên

         "Buồn trong cửa bể chiều hôm

    Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồm xa xa"

 + Là bức tranh t

Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp...
Đọc tiếp
Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp được binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? Hãy viết đoạn văn quy nạp (từ 10 đến 12 câu) làm rõ vẻ đẹp hình ảnh vua Quang Trung dựa vào đoạn trích trên, trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn gián tiếp
0
3 tháng 11 2022

Cần gấp chưa em