K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

Kết thúc theo kiểu kỳ ảo và kết thúc theo phim và xem đó là một kết thúc có hậu

11 tháng 10 2017

C1 chỉ ra rằng Giong là một vị thần bất tử còn C2 chỉ ra nhân dân ta khi không có giặc thì rất hiền lành còn khi đất nươc lâm nguy thì vùng lên đánh giặc.

11 tháng 10 2017

Vua Hùng kén rể, Sơn Tinh hốt được vợ ,Thủy Tinh ko cưới được vợ đánh Sơn Tinh.Sơn Tinh ném chất thải vào Thủy Tinh làm Thủy Tinh thua liên tiếp nhiều năm,Sơn Tinh đem Mị Nương về núi.

Một ngày kia thánh Gióng được sinh ra sau 12 tháng.một hôm có 1 thằng trẻ trâu đi kêu đánh trận,thánh Gióng kêu mẹ cho đi đánh,lúc đó cậu đòi ăn, mẹ cậu cho ăn, cậu ăn rất nhiều và trở thàng 1 chàng trai béo phì, ăn xong cậu cưỡi xe đạp bay đến quán net đánh liên minh.

Sau khi bổ đầu con trăn, Thạnh Rau Câu Long Hải nhận được 1 lọ thuốc độc,lúc đó khát quá tưởng đó là nước nên uống luôn.R.I.P Thạnh Rau Câu

Cậu bé thông minh trả lời được câu hỏi của vua nên được phong chức THÁI GIÁM :)

13 tháng 10 2017

Màu sắc cánh hoa thay đổi. Nước có phẩm đỏ được vận chuyển từ rễ lên thân, lá qua mạch gỗ. - Kết luận: Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. 

 

Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

P/ s : Các bạn tham khảo nha

11 tháng 10 2017

 Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

11 tháng 10 2017

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

hạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

11 tháng 10 2017

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh

11 tháng 10 2017

Nhân vật giọt nước tự giới thiệu: Được sinh ra từ biển cả.

+ Cuộc đời gắn với những cuộc phiêu lưu.

THÂN BÀI

1) Khi còn ở trong biển

+ Tôi tung tăng đi đó đây.

+ Tôi đùa giỡn với mọi vật.

giot-nuoc

Tôi chu du khắp nơi và ngắm bao nhiêu cảnh sắc

2) Lúc thành hơi

+ Tôi chu du khắp nơi và ngắm bao nhiêu cảnh sắc.

3) Lúc thành giọt nước rơi theo mưa 

+ Tôi xuống dòng sông nhỏ.

+ Thực hiện nhiệm vụ: Kì cọ cho những đứa bé ở biển.

+ Được mang về nhà nấu pha trà và lại bay hơi.

4) Chu du theo mây

+ Đi chán, mỏi mệt tôi nặng nề đến công trường thủy điện sông Đà

+ Thành mưa rơi xuống dòng sông và cùng các bạn chạy máy thủy điện.

5) Xuôi dòng sông

+ Ngắm nhìn cảnh đẹp trên sông.

+ Ra gặp lại mẹ biển của mình.

KẾT LUẬN

Lại muốn phiêu lưu để ngắm cảnh và làm việc có ích cho đời.

11 tháng 10 2017

Tôi vốn được sinh ra từ biển cả. Cuộc đời tôi gắn liền với những cuộc phiêu lưu thật dễ thương và kì thú.

Mẹ tôi, người có nước da xanh lơ màu trời, luôn vỗ về, âu yếm tôi. Ngày ngày, tôi theo mẹ đi khắp đó dây, lúc thì nhảy lăn tăn nô đùa với những chị rong biển dịu dàng, lúc thì trò chuyên với các chàng san hô trăng trẻo

Thế rồi một hôm, tôi cảm thấy nóng bức và trong chốc lát, ông Mặt Trời đã hút tôi lên cao. Tôi được gió đưa đi khắp nơi, từ những rặng núi cao đến cánh đồng lúa chín như tấm thảm vàng. Nhưng hoàng hôn đã buông xuống, mọi vật quanh tôi chìm đắm trong giấc ngủ, tôi thấy nhớ mẹ, nhớ nhà và, ôi chao! Lạnh quá! Đang co ro chợt tôi bị rơi xuống một dòng sông nho nhỏ và hiền hòa. Ngày ngày tôi cùng các bạn có nhiệm vụ rất quan trọng: Làm vệ sinh cho mọi người sau giờ lao động. Các bà mẹ thường nhờ tôi kì cọ cho các cô các cậu bé nghịch bẩn.

Vào một buổi chiều nọ, tôi được bác nông dân mang về nhà, cho vào ấm và đun lên. Lúc đầu, tôi cầm thấy khoan khoái, dễ chịu vô cùng. Nhưng một lúc sau, tôi cảm thấy nóng bức quá mà bác nông dân nọ lại chẳng chịu ngừng tay. Những tiếng rên của tôi tuy nhỏ nhưng bác vẫn nghe:”e…e…e nóng quá", rồi đến lúc tôi rên to hơn: "ục… ục… ục… đừng đun nữa!", không chịu được, tôi đành buồn rầu bảo: "rè… rè… rè… vĩnh biệt" và thoát ra ngoài qua ống vòi. Sáng hôm sau, tôi nhập vào họ hàng liti nhà tôi và kết thành một đám mây bay bồng bềnh trên nền trời xanh ngắt, ơ trên ấy thật sung sướng. Chúng tôi luôn thấy mát mẻ và dễ chịu. Cứ rong ruổi hoài với những ngọn gió lang thang, chúng tôi lúc thì kết lại với nhau thành những tảng lớn, lúc thì phân tán thành những đám mây nhỏ. Có bạn thì muốn lại gần mặt trời, có bạn thì muốn lên cao, bạn thì muốn xuống thấp để nhìn cho rõ cảnh vật kì thú của núi đồi sông nước dưới kia… Một hôm tôi đang cùng bạn bè mình bay đến bàn bạc với đám mây mỡ gà ở phía chân trời. Bay mãi bay mãi mà đám mây kia vẩn cứ xa tít tắp. Mỏi mệt, nặng trĩu nỗi buồn, chúng tôi như muốn đứt hơi, đứng lơ lửng giữa tầng không. Thì bỗng nhiên bao nhiêu là mây dồn lại phía chúng tôi. Gió cứ vậy xua chúng tôi chạy đến chóng mặt rạ phía bắc. Rồi gió ngừng thổi. Cả bầu trời xám lại. Mặt trời chạy trốn từ lúc nào. Nhìn xuống phía dưới tôi thấy một dòng sông loáng nước. Và một cái đập chắn khổng lồ. Một cảnh tượng kì lạ, mới mẻ và thật hùng vĩ. Càng sa xuống thấp, tôi càng ngạc nhiên vì có những cột thép to lớn với những cánh tay rắn rỏi kéo căng những sợi dây điện to lớn. Tiếng thác đó, tiếng chạy ỳ ỳ của một cái máy nào rất lớn. Tôi biết ngav đây là sông Đà và kia là nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Thế rồi trời nổi cơn mưa. Theo các bạn tôi lao nhanh xuống đất. Thật may mắn, tôi rơi ngay vào mặt nước sông Đà. Tôi chạy rất nhanh tới cái đập nước sừng sững trước mặt. Và chưa kịp suy nghĩ và ngắm cảnh tồi chạy như bay đến một dòng nước xiết. Thật là chóng mặt đến kinh khủng. Tôi thấy như có ai hút lấy tôi với một mãnh lực ghê gớm. Tôi hụt hẫng và cùng các bạn lao nhanh về phía ngọn thác đang đổ xuống ầm ầm phía xa. Chỉ nháy mắt tôi đã lao vào một vật gì thật cứng và tôi nghe rất rõ tiếng máy nhà máy điện đang chạy. Cuốn tôi phăng phăng xuống phía hạ lưu, dòng nước đã bắt đầu được hiền hòa hơn. Chúng tôi thong thả chảy dọc đê sông Hồng để được ngắm những bãi bắp non, những màu xanh trên những cù lao màu mỡ phù sa… Chúng tôi vẫn không quên những thích thú khi nhảy ào vào máy phát điện…

Tôi mê mải nghe các bạn kể về những xứ sở mà các bạn ấy đã đi. Bao nhiêu nơi kì thú mà qua lời kể, tôi thấy rằng mình còn thèm muốn được chu du. Thì ra họ hàng nước nhà tôi có khả năng du lịch rất nhiều nơi, cả trên trời lẫn dưới đất.

Một ngày nọ tôi bỗng nghe tiếng vỗ sóng dào dạt, vui tươi… Trước mặt tôi, mẹ biển cả yêu dấu đang mở lòng đón những đứa con trở về… Tôi nhìn màu nước xanh thẳm, tôi nếm vị mặn của muối mà rưng rưng, cảm động. Trên trời, những đứa con của mẹ hiền lại kết thành những đám mây bạc để tiếp tục cuộc hành trình mang lợi ích đến cho đời… Tôi muốn nghỉ ngơi trong lòng mẹ một thời gian. Rồi một ngày nào đó, tôi lại bay đi.

11 tháng 10 2017

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu… 

 Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.

11 tháng 10 2017

@};- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
@};- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

11 tháng 10 2017

Cùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,... kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo cách "xâu chuỗi" các mẩu chuyện từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vổ cùng hấp dẫn. Truyện Em bé thông minh là một áng cổ tích như thế. Có thế coi tác phẩm thuộc loại truyện "Trạng". "Trạng" là người thông minh, tài trí hơn người, có khả năng ứng đáp linh hoạt, hoá giải được mọi bài toán, câu đố hiểm hóc. Truyện "Trạng" đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm sống được vận dụng sáng tạo, đem lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên mà thâm thuý. Điều thú vị là nhân vật "Trạng" trong các truyện này nhiều người chẳng được học hành, theo đòi sách vở như các ông Tiến sĩ, Trạng nguyên mà chỉ là một anh nông dân nghèo rớt mồng tơi hoặc một em bé còn ăn bám bố mẹ. Chính em bé đó, bằng trí thông minh, tài ứng đối đã khiến mọi người sửng sốt thán phục. Em bé đó là nhân vật trung tâm của truyện Em bé thông minh. Trí khôn của em không chỉ khiến nhiều người khảm phục mà đã nhiều lần cứu nguy cho cả làng, cả nước, cho ngàn vạn người. 1. Trí khôn, mưu kế của em bé được thử thách như thế nào ? a) Em bé đã phải bốn lần đối mặt với câu đố, bốn bài toán trí tuệ hóc búa. Lần thứ nhất, em phải đáp lại câu đố của quan : "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?". Lần thứ hai, em phải tìm ra thâm ý của nhà vua : nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Lần thứ ba cũng là thâm ý, thử thách của vua : từ con chim sẻ "phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Và lần thứ tư, vừa là lời thách đố vừa trêu tức, "chơi xỏ" của sứ thần nước ngoài đối với triều đình, với toàn dân tộc ta là xâu một sợi chỉ qua ruột con ốc vặn rất dài. b) Lời thách đố mỗi lần một tăng lên, lần sau khó hơn lần trước. Lần thứ nhẩt, viên quan đố, lần thứ hai và thứ ba là lời thách đố của nhà vua. Cả hai đều chỉ nhằm tìm người tài giỏi, thông minh. Riêng lần thứ tư thì người đố là "sứ thần" của nước khác. Nhân vật ra đố khác rồi, ý nghĩa cuộc đố cũng khác. Đây không chỉ là tìm người thông minh mà còn hàm ý thử thách trí khôn của cả triều đình, của toàn dân tộc. Xét về tính chất thì sự oái oăm, độ hóc búa của các câu đố, những dữ kiện mà người đố đưa ra mồi lúc thêm kì quặc. Hoặc là một việc làm "lẩn thẩn" : đếm đường cày mỗi ngày, hoặc là một hiện tương vô lí, trái lẽ đời : trâu đực đẻ con, một con sẻ bé tẹo làm thành ba mâm cỗ. Có khi là một việc không chí "lẩn thẩn" mà còn kì quặc, éo le đến độ... chỉ có thánh thần mới làm được. Thêm nữa, tính oái oăm, căng thẳng còn được thể hiện ở sự lựa chọn người giải đố. Lần thứ nhất, viên quan yêu cầu em bé giải đố. Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì... đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu... bị đẩy vào thế... bí. Dân làng thì "lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ". Vua qiian thì "vò dầu suy nghĩ", "lắc đầu bó tay". Trong khi đó, em bé - nhân vật chính của câu chuyện - vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí "còn đùa nghịch ở sau nhà". Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn. Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không ! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị : lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là... thần đồng đấy ư ? 2. Vị thần đồng ấy có trí thông minh như thế nào khi giải các câu đố ? a) Ta hãy lần lượt quan sát cách giải và lắng nghe lời giải của chú bé : Lần thứ nhất, em bé đố lại viên quan : "ngựa của ông đi một ngày được mấy bước". Lần thứ hai, em bé vặn lí với nhà vua : "Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !". Lần - thứ ba, em cũng đố lại vua, xin vua rèn cái kim thành con dao để xẻ thịt một con chim sẻ làm ba mâm cỗ. Và lần thứ tư, em bé dùng kinh nghiệm sống của nhân dân : kiến thấy mùi mỡ ắt phải tìm đến ! Điều thú vị là mỗi lần giải đố, em bé lại dùng một "chiêu" khác nhau. Lần thì lấy "gậy ông đập lưng ông" để đẩy đối phương vào thế bí mà chịu thua cuộc. Lần thì chỉ ra cái "chiêu" của đối phương vô lí, phi lí, trên đời không thể xảy ra khiến đối phương bị "tóm gáy", mà đầu hàng, hoặc cười xoà vui vẻ... Điều thú vị hơn nữa là tất cả những lời giải đố, những chiêu võ trí tuệ của em bé đều không chép từ sách vở nào cả mà bắt nguồn từ kiến thức đời sống. Nó tươi tắn, hồn nhiên mà bất ngờ, đầy sức thuyết phục. Đó chính là sự tươi tắn, thuần hậu, chất phác trong tâm hồn và trí tuệ của nhân dân. Chính nhân dân - những tác giả của câu chuyện cổ tích này - đã gửi trí khôn vào nhân vật em bé, nhờ nhân vật nói hộ mình những suy nghĩ, tính toán, những kinh nghiệm sống để giúp nhau gỡ rối, hoá giải các thử thách, khó khăn của các bài toán, câu đố trong cuộc sống hằng ngày. b) Kết thúc câu chuyện, em bé thông minh được, vua phong là "Trạng nguyên", "Vua lại xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han". Đấy là phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. Lời tôn vinh, sự khẳng định ấy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người ? Đúng ! Nhưng chưa đủ. Điểu đáng tôn vinh, đáng quý trọng nữa là mục đích, tác dụng, hiệu quả của những bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trong bốn lần giải đố thì lần thứ hai và thứ tư đặc hiệt thú vị. Lần thứ hai, từ ba thúng gạo nếp vua ban và ba con trâu đực, em bé đã giúp cho dân làng biến "một tai hoạ" thành "một bữa ăn sướng miệng". Lần thứ tư, em bé chỉ cất tiếng hát vui vẻ "tang tình tang, tính tình tang..." mà các triều thần "mừng như mở cờ trong bụng" và sứ giả nước láng giềng phải thán phục. Sau sự "thán phục" này chắc chắn viên sứ giả sẽ trở về tâu với vua nước họ phải bỏ cái ý định ngông cuồng là "lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta". Như vậy, trí khôn của một em bé đã cứu nguy cho ngàn người, hoá giải những âm mưu đen tối. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Hiểu như thế, chúng ta càng thêm mến yêu em bé thông minh, coi trọng việc rèn giũa trí khôn, sự sáng tạo. Tóm lại, truyện cổ tích Em bé thông minh là loại cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là nhân vật người thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hổn nhiên trong đời sống hằng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phức cho mọi người.  

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-co-h-em-be-thong-minh-22-1726.html

11 tháng 10 2017

1 . Than

2 . Hôm qua , hôm nay và ngày mai

3 . Bằng miệng

4 . Vì họ là tài xế taxi

Tk nha !!! ^^

11 tháng 10 2017

Hòn than .

Hôm qua, hôm nay, ngày mai .

Bằng mồm .

Vì họ là tài xế .