K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2021

Em vẫn nhớ hồi lớp một, khi chúng em học sắp hết bài trong sách Tiếng Việt lớp một – tập một, cô giáo cho chúng em viết bút mực. Mẹ đã mua cho em một cây bút máy và cho đến nay, dù đã bốn năm học hơn, em vẫn dùng cây bút máy ấy.

Cây bút của em là loại bút máy của trung tâm luyện chữ đẹp Như Hảo. Cây bút làm bằng nhựa tốt, màu đen bóng, thon thon vừa bằng ngón tay giữa của em. Thân bút có khắc chữ “Trung tâm luyện chữ đẹp Như Hảo”. Nắp bút cũng màu đen, chỉ có phần dùng cài bút là thép mạ kim nhũ vàng. Bên trong bút có ngòi bút hình lá tre ló ra khỏi quản bút khoảng một xăng-ti-mét. Em vặn vỏ ngoài thân bút ra khỏi quản bút: tiếp nối với quản bút là phần nhựa trong, có ống bơm nhựa nhỏ bằng đầu đũa, vặn nhẹ ống bơm, mực sẽ hút vào ống mực. Trải qua bốn năm học, nét viết của bút vẫn đẹp và ngòi bút lướt trên giấy vẫn êm. Cây bút cần mẫn giúp em học hành. Mỗi lần ghi chép bài vở xong, em đều lau bút bằng một mảnh vải mềm rồi cất bút vào hộp ngay ngắn. Vài tuần một lần, em súc rửa bút bằng nước ấm cho bút khỏi bị nghẽn mực. Nhờ giữ gìn bút cẩn thận như thế, bút của em vẫn đẹp, xinh xắn và bền lâu. Bố mẹ em đã vất vả lo công việc sinh sống của gia đình, em phải biết giữ gìn đồ dùng của mình được bền lâu để bố mẹ đỡ tiêu tốn tiền bạc. Em phải học giỏi, rèn tính cẩn thận để làm gương cho các em. Hai anh em bảo ban nhau học tập và làm tốt mọi việc để làm bố mẹ vui lòng.

Nếu người công nhân xây nhà dùng bay để chà vôi vừa xây lên những ngôi nhà xinh xắn, những cao ốc đồ sộ thì người học sinh dùng bút và mực để xây “tòa nhà” kiến thức cho mình. “Toà nhà” đó có hữu dụng hay không chính là nhờ “vật liệu” chúng em đang tích lũy. Cây bút máy không những là dụng cụ học tập thiết yếu mà còn là người bạn thân thiết của em, là người chiến sĩ năng động trên mặt trận chiến đấu tìm kiếm khoa học, tiến bộ trong tương lai mai sau.

22 tháng 3 2021

Ngày mới bước sang kì hai của năm học lớp một – năm học đầu tiên của quãng đời học sinh, tôi được mẹ mua cho một cây bút máy. Sau cả một kỳ học dài, tôi mới được cầm trên tay chiếc bút máy đầu tiên. 

Chiếc bút máy có nhãn hiệu "Trường Sơn" in nghiêng trên vỏ bút. Chiếc bút dài chừng 20 cm, được chia làm hai phần thân bút và nắp bút. Thân bút có độ dài tương đương với chiếc bút, có ngòi bút, phần tay cầm và ruột bút. Ngòi chiếc bút máy có dạng như chiếc măng non cắt lát được làm bằng kim loại nên có màu sáng loáng. Ngòi bút của tôi có màu vàng đồng thích mắt. Phía trên của ngòi bút được mài nhọn. Nét chữ có đẹp, viết có trơn cũng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng, độ mài dũa của ngòi bút. Ở giữa từ đầu nhọn có một khe rãnh thẳng đứng. Khe rãnh này chính là lối ra của mực để tôi có thể viết chữ lên trang vở của mình. Phía đằng sau của ngòi bút là phần đệm cứng màu đem. Phần đệm này để mực ra đều và bảo vệ ngòi bút khỏi bụi bẩn và cặn mực. Có thể nói, vì thuộc tính mỏng nhẹ của ngòi bút nên ngòi bút rất dễ bị hỏng. Chỉ cần ngòi bút bị rơi xuống dưới đất, cũng đủ để ngòi bút bị vẹo hoặc tõe ra làm đôi. Lúc đó, coi như chiếc bút đã không còn sử dụng được nữa.

Phần cầm bút được thiết kế trơn nhẵn. Chiếc bút của tôi được làm bằng nhựa nên khá nhẹ và êm tay. Khi tháo vỏ bút bằng nhựa ở bên ngoài ra có thể nhìn thấy phía bên trong là ruột gà. Ruột gà là bộ phận để chứa mực. Ruột gà là một cái ống làm bằng cao su rỗng. Chỉ cần thao tác bóp nhẹ vào đáy ruột gà là mực có thể tự đi lên. Đến khi đầy ruột gà mực thì thôi. Chiếc nắp bút được thiết kế hình trụ, đầu tròn, có quai ở phía bên phải. Chiếc nắp bút được thiết kế phù hợp với gen ở thân bút đển bảo quản, bảo vệ ngòi bút mỏng manh phía trong. Cả nắp bút và vỏ thân bút đều được làm bằng nhựa nhẹ, có màu xanh da trời khá đẹp mắt. Chiếc bút đã bắt đầu đồng hành cũng tôi từ những ngày như thế.

Chiếc bút máy – một đồ dùng học tập không thể thiếu của tôi. Nhờ có nó mà tôi mới có được những trang vở sạch đẹp, chữ viết ngay ngắn. "Nét chữ nết người" – tôi luôn tâm niệm điều đó và rèn chữ ngày một đẹp hơn. 

HỌC TỐT

Không đăng linh tinh !

Mình cấp một  cơ

22 tháng 3 2021

(1) ngắt nhịp 2/3 

em chỉ biết tế thôi

22 tháng 3 2021

ko nha ban ie

22 tháng 3 2021

"chống"

đúng thì k nha

22 tháng 3 2021

CHỐNG

22 tháng 3 2021
  1. Các bạn giúp tôi nha
  2. Cảm ơn các bạn nhìu nha.  Thank you
22 tháng 3 2021

BÀI LÀM

Em đã được học rất nhiều câu chuyện hay nhưng trong số đó em thích nhất là câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.Câu chuyện xin được bắt đầu :

Xưa,có ông quan tên là Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng thông minh,chính trực,có tài xử án nên được dân chúng vô cùng mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

- Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

- Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Em rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

22 tháng 3 2021

trẻ con (nghĩ vậy)

23 tháng 3 2021

Câu trả lời thứ nhất là giả định rằng “con người” đầu tiên là thành viên đầu tiên trong loài Homo sapiens chúng ta. Con người này cũng giống như bạn và tôi, chỉ là không có iPhone thôi! Bộ xương cổ nhất được tìm thấy cho đến nay của loài Homo sapiens là ở Morocco và có niên đại khoảng 300.000 năm.

22 tháng 3 2021

Thư gửi người lớn về đại dịch COVID-19

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Theo số liệu mới thống kê tổng số ca nhiễm virus Corona mới trên toàn thế giới đã tăng lên trên 40.000 người, trong đó khoảng 3.300 người được xác nhận là khỏi bệnh nhưng cũng đã có hơn 900 người chết, chủ yếu ở Trung Quốc - quốc gia đang là tâm dịch. Ở Việt Nam đã có 16 ca nhiễm virus corona, và con số này vẫn tiếp tục gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy có 4 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này

Thứ nhất, lây truyền qua không khí: tiếp xúc với nước bọt từ người ho, hắt hơi, rồi virus xâm nhập vào đường hô hấp.

Thứ hai, lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay khi không thực hiện các biện pháp dự phòng như rửa tay...

Thứ ba, lây truyền khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn như bề mặt gỗ, đá, sắt, thép, vải,... có thời gian tồn tại khá lâu, khi con người sờ vào các bề mặt đó rồi đưa lên mắt mũi miệng dễ bị nhiễm.

Thứ tư, lây truyền qua đường phân, chủ yếu do chăm sóc người bệnh.

Theo ước tính, mỗi người mắc bệnh COVID-19 có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người khác.

Thực tế cho thấy, cơ chế lây nhiễm của virus này gần giống với H1N1 hay cúm hơn là SARS. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được. Bởi vậy, số ca nhiễm COVID-19 cứ liên tục tăng, một “sự lây lan chưa từng thấy”.

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào? Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người.

Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng…

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

22 tháng 3 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

Em gái của chị