K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

mỗi người ai cũng phải học để biết, để làm người nhưng khi học chúng ta phải có 1 người cô hoặc thầy giáo dạy. trong số đó thầy cô giảng hay dễ hiểu và cũng là người tôi yêu quý nhất là cô ............ 

bài k hay nhưng mong bn ủng hộ nha

18 tháng 10 2017

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Hằng, cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Lưu ý : cô mik tên Hằng còn cô bạn tên j bn tự viết nha .

18 tháng 10 2017

- Giống nhau:

+ Đều là tế bào thực vật

+ Có chung thành phần cấu tạo là: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào: nhân, không bào,...

- Khác nhau:

+ Tế bào biểu bì vảy hành: tế bào đơn, có hình đa giác, màu trắng.

+ Tế bào thịt quả cà chua chín: tế bào kép, có hình trứng, màu hồng nhạt.

18 tháng 10 2017

Tế bào quả cà chua hình trò và tế bào vẩy hành hình vuông.Tế bào quả cà chua chồng lên nhau còn tế bào vẩy hành thì không.

18 tháng 10 2017

Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo truyền truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

18 tháng 10 2017

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

18 tháng 10 2017

Lần 1 viên quan thứ thách hai lần nhà vua 1 lần sử than

18 tháng 10 2017

Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).



 

18 tháng 10 2017

rong cuộc đời có những chuyện kì lạ. Ta may mắn được chứng kiến câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương. Hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe chuyên ngày xưa chàng đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, triều đình vô cùng lo lắng. Nhà vua cử ta đi khắp nơi kêu gọi người tài đánh đuổi quân thù. Khi ta đến kêu loa ở vùng làng Gióng thì có bà cụ ngập ngừng gọi ta vào nhà. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong nhà chỉ có chú bé chừng ba tuổi, trông rất khôi ngô. Chú bé cất giọng nói:

-    Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, ta sẽ đánh tan quân giặc này.

Ta choáng váng trước những lời nói ấy. Câu bé này thì đánh sao nổi giặc? Nhưng thấy thái độ nghiêm túc cùa cậu bé, ta ngạc nhiên vô cùng. Chào hai mẹ con nhà cu ra về, ta lân la hỏi thăm hàng xóm bà con kể rằng, và được họ cho biết. Hai ông bà vốn nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái nhưng sống rất lương thiện, phúc hậu. Một hôm, bà lão ra thăm đồng, thấy một vết chân rất to bèn ướm thử chân vào. Thế rồi có mang. Hai ông bà mừng lắm. Nhưng một năm sau, bà cụ mới sinh, lức đó ông lão đã mất. Kì lạ thay, đứa bé đẹp đẽ đáng yêu nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm nay nó đã ba tuổi mà mọi sự vẫn không thay đổi.

Chắc đúng là người nhà trời xuống giúp nước ta rồi. Ta vội trở về tâu trình lên nhà vua. Người nửa tin nửa ngờ song vẫn lập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một cây gậy sắt lớn.

Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước vô cùng nguy ngập. Ta tuân mệnh vua mang đến các thứ cậu bé yêu cầu. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình không phải là một cậu bé mà là chàng thanh niên khỏe mạnh. Chàng vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một bụi tre đầu ngõ.

-    Lạy mẹ, con đi!

Chàng nói rồi ra roi. Ngựa tung bờm phi thẳng đến chỗ quân giặc. Khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng, roi sắt vung lên một lần thì đã có cả chục thằng bị hất tung lên trời.

Bỗng "rắc" một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ, định hò nhau xông lại. Sẩn các bụi tre bên đường, chàng vươn mình nhổ bật lên, quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã không còn một mống.

Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, chàng cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, rồi cùng ngựa sắt từ từ cất mình bay vào không trung.

Nhà vua về thăm làng Gióng, được dân làng kể: từ sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp com gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai hóa thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đánh tan giặc rồi về trời, Nhà vua phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại quê nhà, hàng năm mở hội rất to. Năm nào ta cũng đến hội để tỏ lòng ngưỡng mộ chàng, người anh hùng của nhân dân

18 tháng 10 2017

Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạrnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi cứ cui cút hoài trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đệm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.

Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh ông nhà và tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi ngô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.

Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, khi tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sàt, ta sẽ phá tan giặc!.". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lơn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.

Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may là nhà vua đã cho đưa đến ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh khỏe khác thường. Nó mặc giáp sắt, cẩm roi sắt và lên yên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.

Vợ chồng tôi rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giác bảo vệ cuộc sống no ấm cho mọi người

Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột và giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào đá núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ mấy cây tre bên đường quật nốt đám tàn quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Ninh Sóc và tại đây nó cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay lên trời.

Mọi người đã lập đền thờ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho con tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.

Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi ấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hôm nay sở dĩ có tôn gọi như vậy là do ngựa Giống phun lửa và đốt rụi cả một làng. Cũng may bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.

Vợ chồng tôi rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giác bảo vệ cuộc sống no ấm cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắn rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ, và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?



 

18 tháng 10 2017

học rồi tự kể nha

18 tháng 10 2017

viết dài lắm chế ơi

18 tháng 10 2017

trả lời câu hỏi là được,nhưng phải trả lời đúng thì người ta mới h cho mình

cảm ơn nha ! mà tôi trả lời mà chẳng được tích gì cả.

thật là bất công

18 tháng 10 2017

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

18 tháng 10 2017

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện ..

18 tháng 10 2017

bn đợi mk lát nhé rồi mk soạn cho , bài này mk học rồi

18 tháng 10 2017

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu

trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

- Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

- Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

- Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

- Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.