K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“ Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút ….bề ngang vừa đúng ba gang”. ( SGK/ T.32)1, Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích?2, Cụm từ “Một buổi sáng” đóng vai trò gì trong câu? (xét về các thành phần câu)3, Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút ….bề ngang vừa đúng ba gang”

. ( SGK/ T.32)

1, Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích?

2, Cụm từ “Một buổi sáng” đóng vai trò gì trong câu? (xét về các thành phần câu)

3, Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:

Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế của nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!

4, Từ hành động đứng nhìn chim ăn, đến lời nói, giúp em hiểu gì về tính cách của hai vợ chồng người em?

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà………………Em ngồi ở chợ và bán hàng”

( sgk/39)

1, Nêu phương thức biểu đạt và nôi dung chính của đoạn trích?

2, Cụm từ “hôm sau” đóng vai trò gì trong câu?

4, Cảm nhận của em về nhân vật công chúa trong câu chuyện?

3, Mục đích của những thử thách mà “người hát rong” đưa ra cho công chúa là gì?

4, Nhân vật “người hát rong” có vai trò gì trong câu chuyện?

1
3 tháng 3 2022

Câu 1:

1. PTBĐ: tự sự

Nội dung chính: Tấm lòng nhân hậu của vợi chồng người em và phần thưởng xứng đáng cho vợ chồng người em.

2. Cụm từ đóng vai trò trạng ngữ trong câu.

3. Dấu hai chấm trong câu đóng vai trò báo hiệu sau đó là lời của nhân vật.

4. Từ hành động đứng nhìn chim ăn đến lời nói của nhân vật, ta thấy vợ chồng người em là người rộng lượng, khoan dung, tốt bụng, nhân hậu, từ tốn.

Câu 2:

1. PTBĐ: tự sự

Nội dung chính: Cuộc sống mưu sinh của vợ chồng công chúa và người hát rong sau khi kết hôn.

2. Cụm từ hôm sau đóng vai trò trạng ngữ trong câu.

3. Mục đích của những thử thách mà "người hát rong" đưa ra là để công chúa không còn kiêu căng, chế giễu người khác.

4. Nhân vật "người hát rong" có vai trò để thử thách nhân vật chính, uốn nắn những điều chưa tốt, chưa phù hợp với đạo lí.

chắc là dẫn chứng

Tìm hai cụm danh từ có trong đoạn văn sau:“Động Lăng Xương bên sông Đà có một người đàn bà tên là Hàn xấu xí, nghèo khổ không ai lấy. Một hôm bà đi cấy, giẫm phải một vết chân to, cảm động mà thụ thai. Dân làng đuổi bà vào rừng. Bà dựng lều ở, ngày ngày có hổ mang thịt tới nuôi bà cho tới kì sinh nở. Sau mười bốn tháng mang thai, bà sinh được một người con trai đặt tên là...
Đọc tiếp

Tìm hai cụm danh từ có trong đoạn văn sau:
“Động Lăng Xương bên sông Đà có một người đàn bà tên là Hàn xấu xí, nghèo khổ không ai lấy. Một hôm bà đi cấy, giẫm phải một vết chân to, cảm động mà thụ thai. Dân làng đuổi bà vào rừng. Bà dựng lều ở, ngày ngày có hổ mang thịt tới nuôi bà cho tới kì sinh nở. Sau mười bốn tháng mang thai, bà sinh được một người con trai đặt tên là Tuấn.”
Câu 2 (1 điểm). Em có suy nghĩ gì về chi tiết kì ảo: “Tuấn từ khi có gậy thần, cứu sống được rất nhiều người và vật, những người đau ốm các nơi mười phần chết chín tìm đến Tuấn đều được cứu khỏi.”?
Câu 3 (2 điểm). Ngoài nhân vật Thánh Tản, em còn biết nhân vật anh hùng trong truyện truyền thuyết nào cũng có công với nhân dân? Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật anh hùng đó.
 

0
2 tháng 3 2022

Truyện Thánh Gióng là một truyện truyền thuyết tiêu biểu về hình tượng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng là nhân vật chính. Đó là hình ảnh đẹp về người anh hùng trong buổi đầu dựng nước. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng thần kì hấp dẫn, từ sự ra đời cho đến sự lớn lên. Cậu bé giống ra đời từ khi mẹ ướm thử vết chân là mà mang thai ba năm cậu vẫn chưa biết nói cười .Tiếng nói đầu tiên của cậu là tiếng nói xin đi đánh giặc .Lòng yêu nước ý thức đánh giặc ấy đã thôi thúc cậu lớn nhanh. Cậu được nuôi dưỡng không chỉ bằng tấm lòng mẹ cha nghèo khó mà bằng tấm lòng của làng xóm nhân dân sức mạnh đoàn kết ấy đã đưa cầu vượt lên thành tráng sĩ cao lớn dùng mãnh. Xông thẳng vào quân thù, với sức mạnh phi thường. Cậu chiến thắng kẻ thù không chỉ bằng vũ khí sức mạnh thần kỳ mà bằng cả cây cỏ mộc mạc của quê hương .Thực hiện xong sứ mệnh của mình chàng giống không về nhìn mà bỏ lại áo giáp bay về trời .Đó là hình ảnh cao đẹp và bất tự gửi gắm ước mơ niềm tin của nhân dân về người anh hùng chống giặc ngoại xâm thể hiện sức mạnh y đánh giặc của nhân dân ta đó là sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân đồng thời hình tượng của nhân vật cũng thể hiện quan điểm của nhân dân về người anh hùng bày tỏ lòng biết ơn. Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Hinh tượng Thánh Gióng là một hình tượng đẹp mang ý nghĩa sâu sắc.

Thánh Gióng như một nhân vật truyền kì đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy, dẹp tan quân giặc. Hình ảnh Thánh Gióng vẫn luôn hiện hữu với tư thế cưỡi ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kỳ quật tan quân thù. Roi gãy vẫn mạnh mẽ nhổ tre đánh giặc. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng không hề ảnh hưởng hình ảnh của chàng trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng luôn cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng có đủ sức để đánh giặc không? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

3 tháng 3 2022

......., ngày..... tháng ... năm......

Bạn cậu chọn tên gì điền vào thân mến!

Sáng nay, nghe trên đài tớ biết cơn bão số 4 có đi qua quê cậu liền viết thư hỏi thăm. Cơn bão có làm cho quê cậu bị thiệt hại nặng nề lắm không? Có nhiều người gặp nạn không? Tình hình gia đình cậu thế nào? Các cậu có đến trường học được không hay phải nghỉ? Chắc cơn bão cũng làm cho gia đình cậu gặp khó khăn. Nhưng cậu đừng lo nhé. Bên cạnh cậu còn có bạn bè và người thân mà. Trường học tớ đang quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, bị bão đây. Dù không nhiều lắm nhưng nó sẽ góp phần giúp đồng bào mình tháo gỡ khó khăn. Tớ đã quyết định đập lợn đất đế ủng hộ nữa. Cậu yên tâm và vững vàng nhé.

Chúc quê hương và gia đình cậu mau chóng phục hồi nhé. Hy vọng sớm nhận được tin tốt lành từ cậu.

Bạn thân gì đó cậu viết vào

3 tháng 3 2022

Trong tất cả các ngày lễ, em thích nhất Tết. Tết là dịp để tất cả mọi người cùng nhau trong bầu không khí ấm áp. Trước kỳ nghỉ Tết, mọi người chuẩn bị nhiều thứ và trang trí nhà cửa. Em và bố trồng nhiều hoa ở trước nhà và mua nhiều thứ như quần áo, thực phẩm. Bên cạnh đó, hầu hết các con phố cũng được trang hoàng đẹp mắt với ánh đèn và hoa quả đầy màu sắc.

Những ngày tết, em dành nhiều thời gian hơn để thăm người thân, bạn bè. Đặc biệt, em và mọi người được trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới. Tết là cơ hội để trẻ em được nhận những bao lì xì đỏ thắm may mắn. Em yêu Tết và những khoảnh khắc gia đình đầm ấm!

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ...
Đọc tiếp

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]”

                                                                 (Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của em về cái hay của việc sử dụng từ ngữ trong đoạn trong đoạn văn đã được gạch chân

0